2.1. Phiên tòa sơ bộ theo pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga
2.1.1. Thành phần tham gia phiên tòa sơ bộ
Sau khi Liên Xơ tan rã, trong q trình hội nhập cùng với xu thế chung là đề cao quyền con người của Liên bang Nga thì khoa học TTHS Liên bang Nga có sự phát triển mạnh mẽ đánh dấu bằng sự ra đời của BLTTHS 2001. Tư tưởng chủ đạo của Bộ luật này là phân chia quyền lực, tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, suy đốn vơ tội, bình đẳng giữa bên buộc tội và bào chữa, bảo đảm quyền con người, Tòa án độc lập và là chủ thể giám sát đối với việc tuân thủ quyền con người trong giai đoạn điều tra,… Có thể nói, BLTTHS năm 2001 là BLTTHS thứ tư trong lịch sử của nước Nga Xơ viết và nước Nga hiện nay, có nhiều đặc điểm cho phép khẳng định mơ hình TTHS của Liên bang Nga hiện nay khác biệt về chất so với mơ hình TTHS Xơ viết, đó là mơ hình tố tụng hình sự cải biến từ nền tố tụng
hình sự thẩm vấn kết hợp, tiếp thu những nội dung cơ bản tiến bộ nhất của TTHS tranh tụng phù hợp với điều kiện thực tiễn nước Nga thời kỳ đổi mới28.
Phiên tòa sơ bộ được quy định tại Chương 33: Những điều kiện chung về xét xử (trong mục IV: Xét xử sơ thẩm) từ Điều 227 đến Điều 239. Tuy nhiên, trong lý luận TTHS của Xô Viết trước đây và Liên bang Nga hiện nay luôn coi hoạt động chuẩn bị xét xử – mắt xích trung gian giữa giai đoạn điều tra (khoa học TTHS Xô Viết và Liên bang Nga không thừa nhận truy tố của VKS là giai đoạn độc lập) và Phiên tòa sơ thẩm là giai đoạn độc lập với tên gọi là giai đoạn “предание суду” (chuyển vụ án sang Tòa).
Quy định về thủ tục xét xử sơ bộ là quy định mới của Bộ luật TTHS năm 2001 (quy định tại Chương 34 – mục IV) và được áp dụng cho cả phiên tịa có Bồi thẩm đồn cũng như phiên tịa xét xử chỉ với những Thẩm phán chuyên nghiệp. Theo đó, thành phần tham gia phiên tịa sơ bộ bao gồm: Thẩm phán chủ trì cùng với các bên tranh tụng (Khoản 1 Điều 234 BLTTHS Liên Bang Nga).
Việc nhận thức lại vai trò của Tòa án trong BLTTHS năm 2001 của Liên Bang Nga là “Tịa án khơng phải là một cơ quan buộc tội hình sự và sẽ khơng làm chức năng công tố hoặc gỡ tội trong một vụ án. Tòa án sẽ tạo ra các điều kiện cần thiết cho các bên thực hiện các nghĩa vụ tố tụng và các quyền được trao cho họ” (Khoản 3 Điều 15). Từ đó, trao cho Tịa án thẩm quyền tiến hành và chủ trì phiên tịa sơ bộ, là cơng cụ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng.
Các bên tranh tụng tham gia vào phiên tòa sơ bộ bao gồm: Công tố viên, bị can và người bào chữa. Phiên tòa sơ bộ thực chất là phiên tranh luận của bên buộc tội (Công tố viên) và bên gỡ tội (người bào chữa, bị can) về các chứng cứ được đưa ra nhằm thuyết phục Thẩm phán liệu có đủ chứng cứ để đưa vụ án ra xét xử hay không. Do đó, nếu tại phiên tịa sơ bộ khơng có sự tham gia của Công tố viên hoặc người bào chữa hoặc bị can thì khơng thể tiến hành các hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ bộ.
28
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Mơ hình tố tụng hình sự Liên Bang Nga,
Theo quy định tại Điều 51 BLTTHS Liên Bang Nga, các trường hợp luật sư phải tham gia tố tụng trong vụ án hình sự. Nếu bị can khơng có khả năng th luật sư thì một luật sư được chỉ định bởi Chính phủ thơng qua Điều tra viên hoặc Tịa án (Khoản 5 Điều 50 BLTTHS Liên Bang Nga). Trong đó, bao gồm trường hợp vụ án được xét xử bởi Bồi thẩm đoàn hoặc bị can nhận tội và được xét xử bằng một phiên tòa rút gọn (các trường hợp là căn cứ mở phiên tòa sơ bộ).
Ngồi các chủ thể trên, các bên tranh tụng có quyền đề nghị, yêu cầu bổ sung thêm người tham gia như nhân chứng hoặc chuyên gia (Khoản 7 Điều 234 BLTTHS Liên Bang Nga). Đề nghị, yêu cầu này được Tòa án xem xét và chấp nhận nếu thấy hợp lý, cần thiết. Quy định này cho phép bị can được đưa ra những bằng chứng mới, là một tiến bộ quan trọng trong việc bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự ở Liên Bang Nga.