Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT HUYỆN

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Phân theo ngành kinh tế, doanh số thu nợ cũng gồm bốn loại nhƣ doanh số cho vay theo ngành kinh tế, đó là doanh số thu nợ ngành nông nghiệp- thủy sản, doanh số thu nợ ngành công nghiệp- xây dựng, doanh số thu nợ ngành thƣơng mại- dịch vụ và doanh số thu nợ ngành khác.

Bảng 7: DOANH SỐ THU NƠ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CÀNG LONG QUA 3 NĂM 2008- 2010.

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp- Thủy sản 169.985 166.523 163.732 -3.462 -2,04 -2.791 -1,68 Công nghiệp- Xây dựng 17.219 6.885 11.033 -10.334 -60,02 4.148 60,25 Thƣơng mại- Dịch vụ 81.119 113.665 112.272 32.546 40,12 -1.393 -1,23 Ngành khác 20.855 32.321 49.547 11.466 54,98 17.226 53,30 Tổng DSTN 289.178 319.394 336.584 30.216 10,45 17.190 5,38

(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Càng Long)

Doanh số thu nợ theo ngành nông nghiệp- thủy sản:

Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (khoảng 50%). Doanh số thu nợ nhóm ngành này giảm qua 3 năm, cụ thể: năm 2009 giảm 3.462 triệu đồng (giảm 2,04%) so với năm 2008; năm 2010 giảm 2.791 triệu đồng (giảm 1,68%) so với năm 2009. Nguyên nhân do, trong những năm này, tình hình thời tiết bất thƣờng, nắng nóng khơ hạn, nƣớc mặn xâm nhập gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản làm giảm sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm nơng nghiệp. Thêm vào đó, giá lúa biến động gây khó khăn trong việc tìm đầu ra làm ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ dân nên ảnh hƣởng đến tình hình thu nợ của Ngân hàng.

Doanh số thu nợ theo ngành công nghiệp- xây dựng:

Tăng trƣởng không ổn định khi tăng khi giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng. Năm 2009 giảm 60,02 % so với năm 2008 với số tiền 10.334 triệu đồng. Sang năm 2010 đã tăng lên 4.148 triệu đồng so với năm 2009 tốc độ tăng 60,25%. Doanh số cho vay ngành công nghiệp- xây dựng đa phần có thời hạn trung- dài hạn, năm 2009 các doanh nghiệp đang bắt đầu triển khai các dự án mới (dự án xây dựng nhà máy xây sát lúa gạo, chế biến nông sản…) các dự án chƣa đi vào hoạt động nên chƣa tạo nguồn nên doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm. Sang năm 2010, các dự án đầu tƣ bắt đầu đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các doanh nghiệp nên doanh số thu nợ ngành công nghiệp- xây dựng tăng.

Doanh số thu nợ theo ngành thƣơng mại- dịch vụ:

Luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế (năm 2008 là 28,05%, năm 2009 là 35,59%, năm 2010 là 33,36%). Năm 2008 đạt 81.119 triệu đồng, năm 2009 tăng 40,12% với số tiền 32.456 triệu đồng, năm 2010 giảm 1,23% với số tiền 1.393 triệu đồng. Nguyên nhân do, việc nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trƣởng tiệu thụ hàng hóa, các ngành dịch vụ phát triển nên khách hàng kinh doanh có hiệu quả đã tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của cuộc suy toái kinh tế ( lĩnh vực kho bãi ế ẩm, vận tải thi nhu cầu ít dần,..) vì vậy thu nhập của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này giảm nên khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, do đó, năm 2010 doanh số thu nợ của nhóm ngành này giảm.

Doanh số thu nợ theo ngành khác:

Đối với loại cho vay này, khách hàng chủ yếu vay nhằm mục đích tiêu dùng, phục vụ đời sống, không tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, do Ngân hàng cho vay chủ yếu là cán bộ cơng nhân viên, đối tƣợng này có nguồn thu nhập ổn định, khoản tiền vay đƣợc đảm bảo bằng tài khoản tiền lƣơng của họ, do đó, doanh số thu nợ của Ngân hàng đối với khoản tiền vay này tăng trƣởng ổn định qua các năm, cụ thể: năm 2009 tăng 54,98% so với năm 2008 với số tiền 11.466 triệu đồng, năm 2010 tăng 53,30% so với năm 2009 với số tiền là 17.266 triệu đồng.

4.2.3. Dƣ nợ

Dƣ nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chƣa đến thời hạn thanh toán hoặc đến thời hạn thanh toán mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dƣ nợ bao gồm nợ chƣa đến hạn, nợ quá hạn, nợ đƣợc gia hạn điều chỉnh và nợ khó địi. Dƣ nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện càng long tỉnh trà vinh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)