KHÁI QUÁT VỀ MHB SAĐÉC

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (2004 – 2006) (Trang 29 - 34)

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của MHB Sađéc.

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Sađéc trực thuộc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Đồng Tháp được hình thành theo quyết định số 16/2001/QĐ-NHN-KH ngày 3 tháng 8 năm 2001 của Tổng giám đốc. Mục đích nhằm để phục vụ cho khu vực thị xã Sađéc và các huyện lân cận như: Châu Thành, Lai Vung và Lấp Vò.

MHB Sađéc là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế nội bộ, có con dấu, có bản cân đối kế tốn. trụ sở chính đặt tại số 9, trung tâm thương mại, phường 2, thị xã Sađéc Tỉnh Đồng Tháp. Vào ngày 16/12/2002 được sự chấp thuận của Giám Đốc Tỉnh đồng tháp công văn số 343/QĐTL-NHPTN, chi nhánh Sađéc mở thêm phịng giao dịch Lấp Vị đóng tại Thị Trấn Lấp Vò.

Những ngày đầu mới thành lập Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh do phải tiếp cân địa bàn mới. Để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc đã phải triển khai thực hiện nhiều phương án để chiếm lĩnh thị trường, do đó tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng từ năm 2001 đến nay luôn đạt hiệu quả cao, an toàn vốn, khách hàng và địa bàn ngày càng ổn định. Tính đến tháng 12 năm 2006 Ngân hàng phát triển nhà đã có khoản 5000 khách hàng quan hệ giao dịch tín dụng, dư nợ tăng tương đương 50 % so với lúc mới thành lập. Được Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Đồng Tháp xếp là một trong các đơn vị tiên tiến trong hệ thống cùng tỉnh.

3.1.2. Vai trị chức năng và tình hình tổ chức nhân sự. 3.1.2.1. Vai trò: 3.1.2.1. Vai trò:

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động trên địa bàn bốn huyên thị Tỉnh Đồng Tháp, là một tổ chức kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường và nội dung chủ yếu là đi vay để cho vay. Do đó nó trở thành trung tâm gặp gỡ, giao lưu Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vốn, đã góp phần vào sự điều hoà nguồn vốn phát triển kinh tế địa phương. Tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với nhà nước thông qua việc quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Vai trò thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc càng được nhấn mạnh khi Ngân hàng cho vay đầu tư phát triển kinh tế; cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở; cho vay hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.

Ngồi ra thơng qua hệ thống thanh toán qua Ngân hàng, Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc cũng góp phần mở rộng giao lưu kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong nước.

3.1.2.2. Chức năng:

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc được thực hiện những hoạt động sau:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam bằng nhiều hình thức như:

+ Tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ, ngoại tệ của mọi tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn trong các tầng lớp dân cư bằng VNĐ, ngoại tệ.

Cho vay ngắn hạn, chủ yếu vào mục đích làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế cá nhân cà hộ dân cư trong khu vực Sađéc và khu vực lân cận khi được giám đốc chi nhánh đồng tháp cho phép, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và sản xuất kinh koanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép và có hiệu quả.

Thực hiên dịch vụ cầm cố tài sản, kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, góp vốn liên doanh, liên kết trong phạm vi được giám đốc cho phép. Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL.

Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển theo phân cấp, uỷ quyền của Giám Đốc Chi nhánh Đồng Tháp.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Sađéc bao gồm trụ sở chính tại thị xã Sađéc và một phòng giao dịch tại Thị trấn Lấp Vị. Trụ sở chính có 3 phịng chức năng và một tổ cơng tác, phịng giao dịch có 2 tổ cơng tác.

ü Ban Giám Đốc Ngân hàng:

Ban lãnh đạo gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách tín dụng và 1 phụ trách kế tốn.

Ban Giám Đốc có quyền và nghĩa vụ:

- Xây dựng và ban hành quy chế làm việc trong cơ quan.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, thông tin và tiếp nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban trong cơ quan.

- Chỉ đạo hoạt động chung trong toàn chi nhánh. - Quyết định cuối cùng cho một khoản vay vốn. - Bố trí lao động, khen thưởng kỷ luật.

- Giám Đốc chịu trách nhiệm theo chế độ thủ trưởng.

- Phó Giám Đốc giúp việc cho thủ trưởng theo sự phân công.

ü Phòng nghiệp vụ kinh doanh:

- Trực tiếp giao dịch, quan hệ tín dụng với khách hàng. - Cho vay thu nợ, thống kê phân tích hoạt động tín dụng.

BAN GIÁM ĐỐC MHB SAĐÉC PHÒNG HCSN TỔ NGHIỆP VỤ KINH DOANH TỔ KẾ TỐN NGÂN QUỶ PHỊNG KTNQ PHÒNG NVKD TỔ KTNH PHÒNG GIAO DỊCH LẤP VÒ

- Hoạch định chiến lược kinh doanh.

ü Phòng tổ chức hành chánh:

- Tổ chức thực hiện công tác phục vụ, bảo vệ, tham mưu cho lãnh đạo trong phân công bố trí cán bộ trong tồn chi nhánh, đảm bảo các điều kiện vật chất, chăm lo đời sống cán bộ cơng nhân viên trong đơn vị.

ü Phịng kế toán ngân quỹ:

- Tổ chức hạch toán, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.

- Lập báo cáo hàng tháng, hàng q và báo cáo quyết tốn hàng năm. - Kết hợp các phòng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm.

- Thực hiện tốt vai trò quản lý, giám sát tài sản của Ngân hàng.

- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, chi, vận chuyển tiền.

- Quản lý kho và bảo quản tài sản trong kho theo quy định.

ü Tổ kiểm toán nội bộ:

- Xây dựng chương trình, quy mơ, mục tiêu kiểm tra cụ thể theo kế hoạch kiểm toán hàng năm.

- Triển khai kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các mặt hoạt động của Ngân hàng.

- Báo cáo kết quả kiểm tra và các kiến nghị cho thủ trưởng.

- Rà soát các quy định về kiểm soát nội bộ và an toàn trong mọi hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc để kiến nghị bổ sung cho hồn thiện hoặc sửa đổi những sơ hở, thiếu sót, bất hợp lý.

- Trong phạm vi, chức năng quyền hạn quy định, xem xét, giải quyết hoặc trình giám đốc các đơn khiếu nại, khiếu tố.

Cơ cấu nhân sự:

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc là Ngân hàng có đội ngủ nhân viên trẻ trung và năng động. Tính đến 01/4/2007 Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc có 48 người trong đó nữ 19 người, nam là 29 người.

- Xếp theo vị trí chun mơn nghiệp vụ:

+ Tín dụng: 17/48 người, tỷ lệ 35% CBVC.

+ Kế toán ngân quỹ: 16/48 người, chiếm tỷ lệ 33% CBVC.

+ Chuyên môn nghiệp vụ khác: 15/48 người, chiếm tỷ lệ 32% CBVC - Xếp theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Đại học: 28 người, tỷ lệ 58%

+ Cao đẳng, trung học: 12 người, tỷ lệ 25%

+ Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương: 8 người, tỷ lệ 17% - Xếp theo vị trí cơng tác:

+ Quản lý, lãnh đạo: 9 người (bao gồm ban giám đốc, trưởng phó phịng, tổ trưởng).

+ Chun mơn nghiệp vụ: 39 người.

Ngân hàng sấp xếp lao động theo hệ thống gọn nhẹ, hợp lý. Ban lãnh đạo bố trí sắp xếp mọi người điều có việc làm và tạo điều kiện cho người lao động phát huy tối đa năng lực sở trường của mình.

Điều đáng chú ý nhất ở chi nhánh là sự đoàn kết cao giữa lãnh đạo và công nhân viên. Cơ chế điều hành có sự bàn bạc trong tập thể, điều hành theo cơ chế thủ trưởng.

Các tổ chức đồn thể duy trì hoạt động thường xuyên, nội dung hoạt động phong phú thu hút mọi người tham gia cơng đồn, đồn thanh niên tạo nên cơ sở vững mạnh làm nên sức mạnh tập thể.

3.1.4. Các hoạt động của Ngân hàng kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng.

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh SaĐéc có chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác của Ngân hàng chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Trong mấy năm gần đây hoạt động của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan cũng là nhờ vào một số hoạt động chính như huy động vốn, thu hút tiền gửi của nhân dân đáp ứng kịp thời vấn đề vốn cho các doanh nghiệp, hộ cá thể … Ngoài ra Ngân hàng còn tổ chức một số hoạt động như chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền cũng đã mang lại lợi nhuận đáng kể.

Ngồi ra, Ngân hàng cũng khơng ngừng đổi mới phong cách giao tiếp, mở Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đem lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất tạo được uy tín trên thị trường nên ngày càng mở rộng được thị phần đầu tư trên địa bàn hoạt động.

3.1.5. Định hướng phát triển của MHB Sađéc.

Để hoạt động của Ngân hàng được an tồn và có hiệu quả hơn thì MHB Sađéc đã đề ra các kế hoạch cho năm 2007 như sau:

Tiếp tục Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển trên địa bàn hoạt động.

Chủ động thực hiện các biện pháp huy động vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nửa để tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn.

Tăng tổng tài sản, tăng huy động vốn, tăng khách hàng, tăng thu dịch vụ, giảm nợ quá hạn của Ngân hàng.

Và đặt biệt MHB Sađéc phải tiếp tục đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh hơn nửa khi nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đã mở cửa hội nhập, khi các Ngân hàng nước ngoài sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam vào năm 2007.

Qua đó MHB Sađéc đã đưa ra một số chỉ tiêu cần đạt được như sau:

Tăng tổng tài sản 20

Tăng huy động vốn 20

Tăng thu dịch vụ 10

Tăng tín dụng 16

Chênh kệch thu chi 15

Nợ qúa hạn/ tổng dư nợ <1

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (2004 – 2006) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)