Tình hình huy động vốn của MHB Sađéc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (2004 – 2006) (Trang 38 - 40)

ĐVT: Trđ Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I. NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 140.091 145.516 170.528 5.425 3,87 25012 17,19 TG KHÔNG KỲ HẠN 79.962 71.369 76.958 -8.593 -10,75 5589 7,83 TG CÓ KỲ HẠN 60.129 74.147 93.570 14.018 23,31 19423 26,20

II. VỐN ĐIỀU HOÀ 95.586 177.662 208.756 82.076 85,87 31094 17,50

TỔNG NGUỒN VỐN 235.677 323.178 379.284 87.501 37,12 56.106 17,36 (Nguồn: Phịng tín dụng)

Tất cả các hình thức huy động vốn của Ngân hàng được gói gọn trong hai chỉ tiêu đó là tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.

Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, đó là dấu hiệu đáng mừng cho Ngân hàng trong việc ổn định nguồn vốn, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng. Tuy nhiên đó là xét trên tổng thể nguồn vốn. Nhưng đối với từng khoản mục thì ngược lại, vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, còn đối với nguồn vốn điều hoà liên tục tăng trong tổng nguồn vốn. Điều này cần quan tâm, bởi vốn huy động là vốn có chi phí trả lãi thấp hơn so với vốn điều hịa, do đó việc tỷ lệ vốn điều hoà chiếm tỷ lệ lớn hơn vốn huy động sẽ dẫn đến chi phí của Ngân hàng tăng cao, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Cụ thể như sau:

Khái quát nguồn vốn của MHB Sađéc qua 3 năm có sự biến động khơng ngừng, nguồn vốn khơng ngừng được tăng cao nhưng tốc độ tăng có sự biến đổi giữa các năm. Cụ thể như năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 235.677 triệu đồng, năm 2005 là 323.178 triệu đồng tăng 37,12 % so với 2004, và năm 2006 đạt 379.284 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 56.106 triệu đồng, khoản 17,36 %. Nguyên nhân tăng vọt vốn huy động vào năm 2005 và năm 2006 như ta đã nói đó là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động để lôi kéo, thu hút khách hàng về cho đơn vị như: mở nhiều dịch vụ mới thu tiền tại chỗ, tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh, khuyến khích dân chúng bằng các hình thức khuyến mãi ...

Để có thể thấy rõ sự biến động của vốn huy động ta xem xét cơ cấu của khoản mục này, từ đó mới có thể đưa ra kết luận chính xác hoặc những biện pháp khắc phục yếu điểm đưa ra nhiều hình thức huy động tốt hơn nữa.

Vốn huy động có chi phí thấp và cũng là nguồn vốn chủ yếu để các Ngân hàng hoạt động, được hình thành bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế, hoặc phát hành giấy tờ có giá... Để thấy rõ tỷ trọng của những khoản mục cấu thành nguồn vốn của Ngân hàng ta cần xem xét bảng số liệu sau đây.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh sa đéc (2004 – 2006) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)