CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2004 2005 2006
1. TỔNG NGUỒN VỐN Tr. Đ 235.677 323.178 379.284
1. NGUỒN VỐN HUY DỘNG // 140.091 145.516 170.528
2. DOANH SỐ CHO VAY // 202.815 327.135 466.075
3. DOANH SỐ THU NỢ // 120.297 240.814 406.658 4. DOANH SỐ DƯ NỢ // 219.222 305.543 364.960 5. DƯ NỢ BÌNH QUÂN // 250.115 262.383 335.249 6. NỢ QUÁ HẠN // 526 816 2,352 7. TỔNG DƯ NỢ/ TỔNG VHĐ Lần 1.56 2.10 2.14 8.TỔNG THU NỢ/ TỔNG CHO VAY % 59,31 73,61 87,25 9. NỢ QUÁ HẠN/ TỔNG DƯ NỢ % 0,24% 0,27% 0,64% 10. VÒNG QUAY VỐN TD Vòng 0,48 0,92 1,21 11. HỆ SỐ THU NỢ % 59,31 73,61 87,25
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)
3.4.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nó giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá điều khơng tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả.
1,56 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động, đây là một con số có thể chấp nhận được đối với một chi nhánh cấp hai như MHB Sađéc, tuy nhiên ở năm 2005 chỉ số này tăng đáng kể, 1 đồng vốn huy động cho 2,1 đồng dư nợ, tức là Ngân hàng sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là nguồn vốn điều hòa. Và chỉ số này có chiều hướng tiếp tục xấu đi vào năm 2006 khi Ngân hàng có tỷ lệ 1 đồng vốn huy động cho 2,14 đồng vốn dư nợ.
Đây là một chỉ số quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng, do vốn điều hịa là nguồn vốn có chi phí cao hơn so với vốn huy động, do đó việc sử dụng nhiều nguồn vốn này sẻ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Để Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
huy động vốn hơn nửa trong các tần lớp kinh tế để cân đối với công tác cho vay ngày càng phát triển của Ngân hàng.
3.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Như ta đã phân tích ở phần trước thì tốc độ tăng của dư nợ năm 2005 so với năm 2004 là 39,37%, và tiếp tục tăng ở năm 2006 với tỷ lệ là 19,45%. Đó là kết quả của hàng loạt chính sách nhằm nâng cao dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng đồng thời tăng lên, tăng 55,13% ở năm 2005 và 188,24% vào năm 2006. Đây là một tốc độ tăng đáng báo động cho bộ phận thu hồi, và xử lý nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên xét trên tổng thể thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng là một con số tương đối nhỏ, 0,24% ở năm 2004, đây là một con số lý tưởng. Tuy nhiên con số này có thay đổi theo chiều hướng xấu vào năm 2005, nợ quá hạn chiếm 0,27% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên sự biến đổi đó khơng đáng kể, vào năm 2006 do nợ quá hạn của Ngân hàng tăng mạnh nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng, từ 0,27% năm 2005 tăng lên 0.64% vào cuối năm 2006.
Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng qua từng năm nhưng nó vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng nhà nước < 3%. Do đó đội ngũ cán bộ của Ngân hàng cần phấn đấu khắc phục và cải thiện tỷ lệ như những năm trước đây.
3.4.3. Chỉ số vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ln có chiều hướng tăng, năm 2004 là 0,48 vịng thì sang năm 2005 tiếp tục tăng lên đạt 0,92 vòng tăng 0,44 vịng so với năm 2004, và đến năm 2005 nó đã tăng lên và đạt 1,21 vòng. Ta thấy số vịng quay vốn tín dụng tăng điều qua các năm nhưng giá trị của vòng quay là khơng lớn, dưới 1 vịng trong 2 năm 2004 và 2005, tuy nhiên chỉ số này được cải thiện hơn vào năm 2006, đều này chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn và đưa ra nhiều biện pháp hiệu quả Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
để cải thiện tình hình thu nợ của Ngân hàng, điều đó dẫn đến nguồn vốn của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian gần đây.
3.4.4. Hệ số thu nợ.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2004 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 59,31%, đây là chỉ số tương đối thấp so với tỷ lệ cho vay của ngân Ngân hàng, tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là nợ quá hạn của Ngân hàng tăng, do ta đã phân tích ở phần trước tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của năm 2004 chỉ là 0,24%, đây là một tỷ lệ tốt. Có thể nói tỷ lệ này thấp là do phần lớn món vay của Ngân hàng chưa đến hạn trả vào năm 2004.
Sang năm 2005 sau khi Ngân hàng áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho Ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 73,61% và năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng cao đạt 87,25% , đây là con số tương đối cao so với cách đó hai năm.
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC
4.1. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI.
ü MHB Sađéc nằm tại trung tâm thị xã Sađéc, là thị xã lớn, tập trung nhiều công ty và doanh nghiệp lớn của tỉnh, và đặc biệt là nằm gần khu cơng nghiệp Sađéc, hơn nửa đây cịn là nơi tập trung đơng dân cư, có nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến Ngân hàng có nhiều khách hàng đến giao dịch, có mối quan hệ rộng rãi đối với nhiều khách hàng, tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế.
ü MHB Sađéc là một trong những Ngân hàng đầu tiên hoạt động tại Thị Xã do đó Ngân hàng có lượng khách hàng truyền thống lớn và ổn định, sự hiều biết của khách hàng đối với Ngân hàng và ngược lại ngày càng rõ ràng, sự tính nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càng được nâng cao. Đó là yều tố thuận lợi của MHB Sađéc hơn so với các Ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, việc hiểu biết rõ ràng đối với khách hàng là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng, sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi trong công tác thẩm định và quyết định cho vay.
ü Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, cán bộ Ngân hàng thường xuyên được tập huấn, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ để phù hợp với tình hình mới của thị trường. Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức hợp lý, các phịng ban ln kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàn và đoàn kết nội bộ để hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Các nhân viên Ngân hàng luôn nhiệt tình và vui vẽ trong cơng việc do đó đã tạo sự thoải mái cho Ngân hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.
ü Ngân hàng có một địa bàn hoạt động rộng lớn, bao gồm ba huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và TX Sađéc. Đây là khu vực có đơng dân cư, tập trung nhiều ngành nghề truyền thống của tỉnh như: sản xuât nông nghiệp, nghề gốm, các ngành sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm và đặt biệt là ngành trồng hoa kiểng nổi tiếng của TX Sađéc do đó nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng là rất lớn.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG.
Bên cạnh những thuân lợi trên thì Ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn đã ảnh hửng đến hoạt động của Ngân hàng.
4.2.1. Các yếu tố khách quan.
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp, điều đó cũng khơng ngoại lệ đối với hoạt động Ngân hàng. Thật vậy, hiện nay trong nội ô TX Sađéc đã có đến sáu chi nhánh của các Ngân hàng lớn khác như:
ü Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
ü Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển.
ü Ngân hàng Phương Nam.
ü Ngân hàng cổ phần Sài Gòn.
ü Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín.
ü Ngân hàng Cơng Thương.
Đó là chưa kể đến các chi nhánh và phòng giao dịch của các Ngân hàng khác đặt tại địa bàn các huyện. Việc có nhiều Ngân hàng cùng hoạt động trên cùng địa bàn làm cho thị phần hoạt động của MHB Sađéc bị giảm đáng kể.
Tuy đã chuyển sang hướng đa doanh nhưng trong tiềm thức của khách hàng, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL là Ngân hàng cho vay để xây dựng và sửa chữa nhà. Ví dụ khi có nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và ni trồng …thì khách hàng thường đến Ngân hàng Nơng Nghiệp, còn đối với các khoản vay lớn thị họ thường đến với Ngân hàng Đầu Tư. Đều này có tác dụng hai mặt, một là làm cho các khách hàng truyền thống vẫn ưa chuộng Ngân hàng mình hơn, tuy nhiên hạn chế các khách hàng mới đến với Ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vì vậy những biến động của thị trường bất động sản, giá xăng dầu, giá các loại nông sản…tưởng chừng như khơng ảnh hưởng đến Ngân hàng nhưng thật ra nó có ảnh hưởng rất lớn.
Việc thị trường bất động sản “đóng băng” trong thời gian vừa qua đã gây ra khơng ít khó khăn và làm cho khơng ít các doanh nghiệp, công ty kinh doanh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hàng. Hơn thế tài sản thế chấp của khách hàng tại Ngân hàng đa phần là bất động sản, việc thị trường bị đóng băng làm cho các tài sản này khó bán khi sảy ra rủi ro dẫn đến việc phải thanh lý tải sản thế chấp.
Trong năm 2005, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến phức tạp như: tiền lương chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng theo quy định của nhà nước, ngành thuỷ sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn, các doanh nghiệp điêu đứng trước vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ, ngoài ra do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, một số mặt hàng trong nước đã tăng giá, gây ảnh hưởng đến nền sản xuất trong nước, một trong những mặt hàng gây ảnh hưởng nhiều nhất đó là xăng dầu. Việc chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá nhân bị hạn chế là điều khơng thể tránh khỏi do đó cơng tác thu nợ và lãi của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Cùng với các khó khăn đó thì do vị trí địa lý ở địa bàn hoạt động của MHB Sađéc, thuộc tỉnh Đồng Tháp, là một tỉnh có nền sản xuất chính là nơng nghiệp lại chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn lũ lụt hàng năm, và năm 2005 lũ lụt đã cuốn đi nhiều heta hoa màu và ruộng lúa , gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế tỉnh nhà. Cùng với diển biến phức tạp của thời tiết hàng năm thì dịch bệnh cũng đe dọa không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng cụ thể là hậu quả của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, bệnh vàng lùn ở lúa… đã đẩy nhiều khách hàng của Ngân hàng đến bờ vực phá sản khơng có khả năng trả nợ.
4.2.2. Các yếu tố chủ quan.
Là một chi nhánh cấp 2 nên lãi suất cho vay và huy động của MHB Sađéc hoàn toàn phụ thuộc vào chi nhánh cấp trên, do đó Ngân hàng không chủ động được lãi suất để cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn. Nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động như : quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh và các hình thức tiếp thị khác của Ngân hàng là rất hạn chế. Và chi nhánh cũng chưa có riêng bộ phận Marketing, bộ phận huy động vốn mà giao chỉ tiêu huy động vốn trực tiếp cho cán bộ tín dụng, đó là những nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay, Ngân hàng phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên.
Tuy có vị trí thuận lợi là nằm ngay tại trung tâm của TX nhưng Ngân hàng chưa có được trụ sở khang trang, trang thiết bị phục vụ công việc và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế gây nhiều bất tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Do chưa được trang bị đầy đủ các điều kiện và trang thiết bị nên ngoài các hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cịn hạn chế các loại hình dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cộng với việc thiếu hệ thống máy ATM là một thệt thòi lớn của MHB Sađéc so với các Ngân hàng khác trong công tác huy động tiền gủi thanh toán, và lượng khách hàng đến giao dịch.
Khi nhận thế chấp tài sản là bất động sản thì Ngân hàng thường áp dụng theo khung giá quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để xác định mức cho vay. Chính vì vậy, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng do Ngân hàng định thường không tương xứng với giá trị thực tế, nhất là quyền sử dụng đất. Bởi giá trị quyền sử dụng đất ở mà ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đưa ra là để áp dụng tính thuế chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Mặc dù Ngân hàng đã có quy định về phương thức xác định giá trị tài sản bảo đảm bảo theo khung giá thị trường nhưng việc cán bộ tín dụng áp dụng là rất hạn chế. Đều này làm cho người cần vốn đầu tư phát triển kinh tế khơng có đủ nhu cầu vốn để đầu tư mặc dù phương án kinh doanh của họ là khả thi. Điều đó vừa làm giảm doanh số cho vay của Ngân hàng, vừa có thể làm mất đi khách hàng tốt của Ngân hàng.
4.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN
HÀNG.
Nợ quá hạn và nợ khó địi ln tồn tại bất cứ một đơn vị cho vay, một tổ chức tín dụng nào. Vấn đề ở đây là làm sao nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến của nó để có các giản pháp, biện pháp cụ thể để nhằm ngăn ngừa xảy ra rủi ro tín dụng? Sau đây tôi đưa ra một số nguyên gây ra tình trạng nợ q hạn và nợ khó địi trong hoạt động tín dụng của MHB Sađéc.
ü Những nguyên nhân thuộc về khách hàng:
− Đối với các hộ nông dân:
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên,