CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1. GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
Qua thực tế về phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại MHB Sađéc trong ba năm qua nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiễn nhiên vì bất cứ một khoản vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên tại MHB Sađéc tỷ lệ nợ quá hạn này là 0,64% (2006). Đây là kết quả của việc MHB Sađéc đã thực hiện tốt cơng tác cho vay. Chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật, thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ và hiểu biết xã hội.
Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở Ngân hàng, do đó làm thế nào đẻ có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả nhất ?
Như đã trình bài ở phần một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì chúng ta điều thấy rằng một khoản tín dụng kém là một trong những nguyên nhân chính để gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, để hạn chế được rủi ro tín dụng của Ngân hàng thì sau đây tơi xin đưa ra một số giải pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng như sau:
Ø Thực hiện khâu phân loại, đánh giá khách hàng và khoản vay.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, việc đánh giá, phân loại khách hàng là hết sức cần thiết. trên cơ sở đánh giá, phân loại khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng cụ thể áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Do hoạt động kinh doanh của khách hàng ln biến động vì vậy việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng phải thường xuyên để có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ cụ thề, tránh cứng nhắc, chủ quan.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần thường xuyên đánh giá từng khoản vay, khả năng thu hồi của khoản vay, từ đó đánh giá mức độ rủi ro và biện pháp thích hợp bảo đảm thu hồi vốn, an tồn trong hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cũng thường xun rà sốt, quản lý danh mục tín dụng của mình để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu về giới hạn, cơ cấu tín dụng được Ngân hàng cấp trên giao, trên cơ sở đó vân dụng phù hợp với thực tế địa bàn, từng khoản thời gian.
Ø Thắt chặt và thực hiện đúng quy trình tín dụng.
Trong thực hiện quy trình tín dụng cần tuân thủ đúng quy trình xét duyệt cho vay. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Trước khi cho vay, cán bộ tín dụng cần kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như; hồ sơ pháp lý, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn, tính hiệu quả của dự án hay lĩnh vực đầu tư.
Việc kiểm tra trong khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xun kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, việc kiểm tra có thể định kỳ hay đột xuất để đảm bảo tính khách quan. Việc kiểm tra này giúp cán bộ tín dụng đánh giá được chí nh xác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc sử dụng vốn của khách hàng.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn lần đầu hay khách hàng là cá nhân vay vốn lớn điều phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh có hiệu quả để tránh rủi ro.
Ø Nâng cao chất lượng thẩm định.
Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ, tính hiệu quả của dự án, phương án đó, để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng đi thẩm định. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, tập huấn về thẩm định dự án để cập nhật thông tin thị trường, cách thức thẩm định một dự án đầu tư.
Khi thẩm định dự án ở các lĩnh vực khác nhau, cán bộ công tác thẩm định cần tham khảo và tìm hiểm các thơng tin, dự án cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác về dự án, phương án xin vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng thực sự có được dự án khả thi và có đủ nguồn vốn tham gia như cam kết… sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt đơng tín dụng.
Ø Mở rộng cho vay có đảm bảo tài sản.
Đây là giải pháp rất cần thiết và xuất phát từ thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, vì để đảm bảo an tồn khi cho vay thì cần có tài sản bảo đảm tiền vay. Thực tế cho thấy, diễn biến kinh tế thường phức tạp, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Một trong những biện pháp để bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có đảm bảo , đây là nguồn thứ cấp để thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần đảm bảo tính khách quan, tài sản bảo đảm phải có khả năng chuyển nhượng và đủ điều kiện pháp lý. Ngoài ra Ngân hàng cũng cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nếu có biến động lớn cần xem xét định lại giá trị tài sản.
Khơng chỉ có vậy, việc thường xun thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá sẽ giúp Ngân hàng có cơ sở định giá trị tài sản đảm bảo một cách chính xác hơn.
Ø Phân tán rủi ro.
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro và đạt được mục tiêu lợi nhuận là “không để
nhiều trứng vào một giỏ”. Trong kinh doanh, Ngân hàng phân tán rủi ro theo cách sau:
− Đa dạng các hình thức cho vay; trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ, cho vay th mua…ngồi ra Ngân hàng cịn có thể áp dụng các hình thức cho vay trả góp, cho vay dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng dựa trên bảng lương của người hưởng lương… việc đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ làm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
− Đa dạng hóa khách hàng: để phân tán rủi ro và đạt mục tiêu lợi nhuận, Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều đối tượng khách hàng thay vì tập trung chủ yếu vào một loại khách hàng.
Ø Yếu tố con người trong hoạt động tín dụng.
Cần phải nhận thức rằng cho vay thương mại là một nghệ thuật hơn là một ngành khoa học và tự Ngân hàng phải thu hút, thuê, giữ lại những cán bộ vừa có kỹ năng vừa có năng lực . Do đó, nên có chính sách tuyển dụng cán bộ một cách Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
công bằng và hợp lý để có thể thu hút được những người thực sự giỏi về làm việc cho Ngân hàng. Ngoài ra cần có các chính sách về đãi ngộ hấp dẫn, thưởng phạt nghiêm minh để giữ chân nhân tài.