CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH.
Trước hết cần khẳng định rằng, để đánh giá đúng năng lực của Ngân hàng không thể chỉ dùng một chỉ tiêu mà phải dùng một hệ thống các chỉ tiêu. Nội dung cụ thể của hệ thống các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi và mục đích đánh giá và xếp hạng của mục tiêu nghiên cứu. Phân tích tín dụng là một cơng việc phức tạp địi hỏi nhiều thơng tin chính xác. Ngồi những thơng tin từ các nguồn vốn huy động, vốn cho vay, tình hình thu nợ… các nhà phân tích cần phải sử dụng các chỉ tiêu sau đây để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Bảng 8: Các chỉ số tài chính của Ngân hàng.
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2004 2005 2006
1. TỔNG NGUỒN VỐN Tr. Đ 235.677 323.178 379.284
1. NGUỒN VỐN HUY DỘNG // 140.091 145.516 170.528
2. DOANH SỐ CHO VAY // 202.815 327.135 466.075
3. DOANH SỐ THU NỢ // 120.297 240.814 406.658 4. DOANH SỐ DƯ NỢ // 219.222 305.543 364.960 5. DƯ NỢ BÌNH QUÂN // 250.115 262.383 335.249 6. NỢ QUÁ HẠN // 526 816 2,352 7. TỔNG DƯ NỢ/ TỔNG VHĐ Lần 1.56 2.10 2.14 8.TỔNG THU NỢ/ TỔNG CHO VAY % 59,31 73,61 87,25 9. NỢ QUÁ HẠN/ TỔNG DƯ NỢ % 0,24% 0,27% 0,64% 10. VỊNG QUAY VỐN TD Vịng 0,48 0,92 1,21 11. HỆ SỐ THU NỢ % 59,31 73,61 87,25
(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)
3.4.1. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, nó giúp Ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn quá hay nhỏ quá điều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không đạt hiệu quả.
1,56 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động, đây là một con số có thể chấp nhận được đối với một chi nhánh cấp hai như MHB Sađéc, tuy nhiên ở năm 2005 chỉ số này tăng đáng kể, 1 đồng vốn huy động cho 2,1 đồng dư nợ, tức là Ngân hàng sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là nguồn vốn điều hòa. Và chỉ số này có chiều hướng tiếp tục xấu đi vào năm 2006 khi Ngân hàng có tỷ lệ 1 đồng vốn huy động cho 2,14 đồng vốn dư nợ.
Đây là một chỉ số quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Ngân hàng, do vốn điều hòa là nguồn vốn có chi phí cao hơn so với vốn huy động, do đó việc sử dụng nhiều nguồn vốn này sẻ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Để Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
huy động vốn hơn nửa trong các tần lớp kinh tế để cân đối với công tác cho vay ngày càng phát triển của Ngân hàng.
3.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Để đánh giá Ngân hàng thì chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Như ta đã phân tích ở phần trước thì tốc độ tăng của dư nợ năm 2005 so với năm 2004 là 39,37%, và tiếp tục tăng ở năm 2006 với tỷ lệ là 19,45%. Đó là kết quả của hàng loạt chính sách nhằm nâng cao dư nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với việc tăng dư nợ thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng đồng thời tăng lên, tăng 55,13% ở năm 2005 và 188,24% vào năm 2006. Đây là một tốc độ tăng đáng báo động cho bộ phận thu hồi, và xử lý nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên xét trên tổng thể thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng là một con số tương đối nhỏ, 0,24% ở năm 2004, đây là một con số lý tưởng. Tuy nhiên con số này có thay đổi theo chiều hướng xấu vào năm 2005, nợ quá hạn chiếm 0,27% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên sự biến đổi đó khơng đáng kể, vào năm 2006 do nợ quá hạn của Ngân hàng tăng mạnh nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng, từ 0,27% năm 2005 tăng lên 0.64% vào cuối năm 2006.
Tuy tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng qua từng năm nhưng nó vẫn nằm trong tỷ lệ cho phép của Ngân hàng nhà nước < 3%. Do đó đội ngũ cán bộ của Ngân hàng cần phấn đấu khắc phục và cải thiện tỷ lệ như những năm trước đây.
3.4.3. Chỉ số vịng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vịng nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn thì càng có lợi cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ln có chiều hướng tăng, năm 2004 là 0,48 vịng thì sang năm 2005 tiếp tục tăng lên đạt 0,92 vòng tăng 0,44 vòng so với năm 2004, và đến năm 2005 nó đã tăng lên và đạt 1,21 vòng. Ta thấy số vịng quay vốn tín dụng tăng điều qua các năm nhưng giá trị của vịng quay là khơng lớn, dưới 1 vòng trong 2 năm 2004 và 2005, tuy nhiên chỉ số này được cải thiện hơn vào năm 2006, đều này chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn và đưa ra nhiều biện pháp hiệu quả Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
để cải thiện tình hình thu nợ của Ngân hàng, điều đó dẫn đến nguồn vốn của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả hơn trong thời gian gần đây.
3.4.4. Hệ số thu nợ.
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng được cải thiện qua từng năm. Năm 2004 hệ số thu nợ của Ngân hàng chỉ là 59,31%, đây là chỉ số tương đối thấp so với tỷ lệ cho vay của ngân Ngân hàng, tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là nợ quá hạn của Ngân hàng tăng, do ta đã phân tích ở phần trước tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của năm 2004 chỉ là 0,24%, đây là một tỷ lệ tốt. Có thể nói tỷ lệ này thấp là do phần lớn món vay của Ngân hàng chưa đến hạn trả vào năm 2004.
Sang năm 2005 sau khi Ngân hàng áp dụng chính sách gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng đối với từng khoản cho vay của mình, Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương thường xuyên đôn đốc và nhắc nhở khách hàng trong việc trả nợ cho Ngân hàng… thì tình hình được cải thiện đáng kể, cụ thể như sau: năm 2005 hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng lên 73,61% và năm 2006 chỉ số này tiếp tục tăng cao đạt 87,25% , đây là con số tương đối cao so với cách đó hai năm.
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SAĐÉC