.Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH lộc thịnh (Trang 26 - 27)

Nhà tâm lý học Vroom (1964) cho rằng con người sẽ được thúc đẩy trong việc thực hiện những công việc để đạt tới mục tiêu nếu họtin vào giá trị của mục tiêu đó, và họ có thểthấy được rằng những công việc họ làm sẽgiúp họ đạt được mục tiêu. Lý thuyết kỳ vọng của Vroom khẳng định rằng động cơ thúc đẩy con người làm việc sẽ được xác định bởi giá trị mà họ đặt vào kết quảcố gắng của họ, được nhân thêm bởi niềm tin mà họ có. Nói cách khác, Vroom cho rằng động cơ thúc đẩy là sản phẩm của giá trị mong đợi mà con người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy sẽ hoàn thành được những mục tiêu đó. Thuyết kỳ vọng của Vroom được xây dựng theo cơng thức:

• Hấp lực (phần thưởng) = sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó (Phần thưởng cho tơi

là gì?)

• Mong đợi (thực hiện cơng việc) = niềm tin của nhân viên rằng nếu nỗ lực làm việc

thì nhiệm vụ sẽ được hồn thành (Tơi phải làm việc khó khăn, vất vả như thế nào để

đạt mục tiêu?)

• Phương tiện (niềm tin) = niềm tin của nhân viên rằng họ sẽ nhận được đền đáp khi

hồn thành nhiệm vụ (Liệu người ta có biết đến và đánh giá những nỗ lực của tôi?)

- Vroom cho rằng người lao động được động viên khi nhận thức của họvềcảba khái niệm này là tích cực. Khi một con người thờ ơ với việc đạt được mục tiêu thì mức

đam mê coi như bằng không và mức đam mê sẽ có dấu âm khi con người phản đối việc đạt tới mục tiêu đó. Kết quả của cả hai trường hợp đều khơng có động cơ thúc

đẩy. Tương tự, một người có thể khơng có động cơ thúc đẩy nào để đạt tới mục tiêu

nếu hy vọng là sốkhông hoặc âm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH lộc thịnh (Trang 26 - 27)