0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Các cơ quan liên quan phối hợp trong quản lý CTNH trong KCN

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 36 -39 )

36

cơ quan TN&MT có trách nhiệm quan trọng trong việc tiến hành cấp, thu hồi giấy phép hành nghề quản lý CTNH và quản lý sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các cơ sở, doanh nghiệp SXKD trong KCN đóng trên địa bàn mình quản lý. Quy định này giúp phân định thẩm quyền cho từng cấp cơ quan TN&MT trên cả nước, tránh sự chồng chéo trong quá trình các cơ quan thực hiện chức năng quản lý của mình.

Ngồi ra, cơ quan TN&MT nói chung cịn có chức năng quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo và các chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có giấy phép quản lý CTNH do mình cấp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp trong KCN cấu kết với các chủ hành nghề quản lý CTNH đăng ký hợp đồng giả. Theo đó, hàng quý doanh nghiệp trả cho đơn vị xử lý một số tiền nhất định mà không chuyển giao hoặc chuyển giao ít CTNH. Sau đó doanh nghiệp xuất trình chứng từ và hợp đồng chứng minh hợp lệ cho cơ quan TNMT và trốn tránh trách nhiệm29. Tình trạng trên gây khó khăn cho cơ quan quản lý vì vậy hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất của cơ quan TN&MT cần được đẩy mạnh. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với giấy phép hành nghề quản lý CTNH cũng như sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trong KCN đạt kết quả cao, cơ quan TN&MT cần được tăng cường cán bộ thanh tra. Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ với cơ quan CSMT, kết hợp yếu tố chuyên mơn với nghiệp vụ phịng chống tội phạm để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Các cơ quan liên quan phối hợp trong quản lý CTNH trong KCN

Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức rà soát, xây dựng và ban hành các Tiêu chuẩn Việt Nam cho việc phát thải ra môi trường; nghiên cứu, đề xuất ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và xử lý CTNH trong KCN; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý CTNH mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu tại Việt Nam30;… Như vậy, pháp luật quy định chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ trong xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý CTNH trong KCN. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu phối hợp trong công tác quản lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với Bộ Xây dựng đối với việc thẩm định công nghệ xử lý CTNH mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu. Quy định này giúp các cơ quan chức năng phối hợp với nhau góp phần tạo hiệu quả trong cơng tác quản lý CTNH trong KCN.

Bộ Xây dựng phối hợp thực hiện trong lựa chọn địa điểm, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp, xử lý CTNH, hướng dẫn quy hoạch các cơng trình xử lý CTNH, tái sử dụng mặt bằng cơ cở xử lý CTNH31;… Pháp luật với quy

29 http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabib=428&CateID (truy cập ngày 22/6/2014).

30 Nghị định 54/2003/NĐ-CP ban hành ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và công nghệ; Nghị định 59/ 2007/ NĐ-CP.

31 Nghị định 36/2003/NĐ-CP ban hành ngày 4/4/ 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng; Nghị định 59/2007/NĐ-CP.

37

định trên nhằm phân công Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan chuyên ngành quản lý một cách tốt nhất hạ tầng cơ sở cũng như quy hoạch sử dụng mặt bằng xử lý CTNH. Ngồi ra, cơng tác quản lý CTNH trong KCN cịn phải có sự phối hợp giữa các Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết các vấn đề về tài chính cho hoạt động quản lý, vấn đề nhập khẩu các trang thiết bị, vấn đề tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý CTNH, hay các vấn đề quy hoạch vùng, ngành,…

Cơ quan CSMT (Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường) được thành lập theo Quyết định 1899/2006/QĐ-BCA ngày 29/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Cơng an, có chức năng, nhiệm vụ thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong cả nước thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các VPPL về BVMT và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an32. Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL về BVMT nói chung cũng như phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và VPPL trong quản lý CTNH ở KCN nói riêng.

Trước khi thành lập cơ quan lực lượng CSMT, các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp chưa ý thức được đầy đủ về công tác BVMT, VPPL về BVMT tại các KCN vẫn còn phổ biến. Từ khi thành lập lực lượng CSMT, các doanh nghiệp và các công ty đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN đã ý thức đầy đủ hơn trong quản lý CTNH, BVMT. Các doanh nghiệp bên ngoài KCN đã ý thức sự cần thiết phải di dời cơ sở sản xuất vào KCN tập trung để đủ điều kiện làm tốt công tác BVMT33

.

Quyết định 449/QĐ-BCA ngày 04/02/2010 của Bộ Công an thay thế Quyết định 1899/2006/QĐ-BCA đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường một cách chi tiết hơn. Cụ thể là: kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trực tiếp tiến hành các mặt công tác điều tra chống tội phạm và VPPL về môi trường; tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, xử lý VPHC theo Luật xử lý VPHC và các qui định của pháp luật về BVMT; phối hợp thẩm định báo cáo đánh giá ĐTM đối với các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh; thực hiện công tác kiểm định tiêu chuẩn môi trường…34

.

Với việc mở rộng quyền hạn pháp lý như trên, cơ quan CSMT có trách nhiệm phịng, chống các VPPL về mơi trường nói chung và về quản lý CTNH trong KCN nói

32

http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=441&ID=935&CateID=479 (truy cập ngày 15/05/2014).

33 Nguyễn Văn Thanh (2012), “Lực lượng công an trong quản lý, bảo vệ môi trường Khu công nghiệp”, Tài nguyên và môi trường (Số 13), tr.41- 42.

34 http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=441&ID=3029&CateID=479 (truy cập ngày 16/05/2014).

38

riêng đã phát hiện, điều tra, xử lý trên 14000 vụ VPPL về mơi trường, trong đó có trên 250 vụ xử lý theo trình tự tố tụng hình sự, số còn lại được xử lý theo thủ tục hành chính, phạt và truy thu trốn phí mơi trường trên 270 tỷ đồng, kiến nghị di dời và buộc đình chỉ hoạt động hàng trăm cơ sở kinh doanh có mức độ vi phạm từ rất nghiêm trọng trở lên35. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của lực lượng CSMT vẫn gặp phải nhiều hạn chế do vi phạm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp. Tình trạng các doanh nghiệp trong KCN không tiến hành xử lý CTNH, hoặc thuê công ty môi trường làm dịch vụ thu gom, xử lý mà lén lút cho đổ CTNH trực tiếp ra mơi trường bên ngồi hay đem chôn CTNH không đúng quy chuẩn kỹ thuật và nơi quy định vẫn cịn phổ biến. Có thể kể đến các trường hợp như công ty Pankon Vina (KCN Mỹ Phước, Bình Dương) th xe ơtơ tải chở 12 tấn bùn thải có chứa hàm lượng CTNH cao, bốc mùi hôi thối đổ trộm vào hầm gần khu vực dân cư, công ty Cổ phần dịch vụ Sonadezi (KCN Long Thành, Đồng Nai) lưu giữ 5.316 tấn CTNH trong nhiều năm vi phạm quy định về quản lý, xử lý và lưu trữ CTNH là một số ví dụ điển hình36.

Cơng tác xử phạt vi phạm quản lý CTNH trong các KCN của lực lượng CSMT hiện nay còn bất cập. Chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân cịn chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Hiện nay, lực lượng CSMT được trao quyền trực tiếp tiến hành các công tác điều tra chống tội phạm và vi phạm pháp luật về quản lý CTNH trong KCN, tiến hành một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Tuy nhiên, việc điều tra các vi phạm về quản lý CTNH gặp nhiều vướng mắc. Trong quá trình điều tra, việc thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ chuyên trách am hiểu kỹ thuật về mơi trường khiến cho việc xác định chính xác hành vi và mức độ vi phạm quản lý CTNH chưa kịp thời và chính xác.

Từ những bất cập trên cho thấy lực lượng CSMT cần đổi mới nội dung công tác, chủ động nắm tình hình, đánh giá về khả năng, hoạt động của từng hành vi vi phạm về quản lý CTNH trong KCN như hành vi xả thải trái phép và mức độ nguy hại do hành vi đó gây ra, phân biệt đâu là CTNH, không là CTNH do doanh nghiệp phát tán ra mơi trường từ đó có chế tài xử lý phù hợp.

Ngoài ra, phải nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách, trang bị phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tội phạm và xử lý vi phạm trong quản lý CTNH của KCN. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho lực lượng CSMT sử dụng các trang thiết bị, có thực hành tại phịng thí nghiệm và trên thực tế, đầu tư cơ sở


Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG KHU CÔNG NGHIỆP (LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC) (Trang 36 -39 )

×