Trách nhiệm của Ban quản lý KCN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 45)

trường”, Tài nguyên và môi trường (Số 24), tr.36.

36http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=441&ID=7235&CateID=479http://canhsatmoitruong. gov.vn/default.aspx?tabid=441&ID=7235&CateID=479 (truy cập ngày 09/09/2014).

39

vật chất, trang bị thêm các thiết bị phục vụ công tác đo, kiểm, phân tích CTNH để CSMT hoạt động một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trách nhiệm của Ban quản lý KCN

Theo quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, KCX và KKT (sau đây gọi là Nghị định 29/2008/NĐ-CP) định nghĩa thì BQL là

cơ quan trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với KCN, KKT trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính cơng và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và SXKD cho nhà đầu tư trong KCN, KKT.

Khoản 2 Điều 36 Nghị định 29/2008/NĐ-CP cũng quy định BQL do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch cơng tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác); chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, Ngành quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh trong công tác quản lý KCN, KKT.

Trong hoạt động BVMT nói chung và quản lý CTNH trong KCN nói riêng trách nhiệm của BQL KCN được quy định một cách cụ thể tại Điều 37 Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư 08/2009/TT-BTNMT về quản lý, BVMT trong KKT, KCN, KCX, CCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thơng tư 48/2011/TT-BTNMT. Theo đó, BQL KCN theo sự hướng dẫn hoặc ủy quyền của Bộ TNMT và UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong một số hoạt động sau: Tham gia Hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng KKT, KCNC, KCN có phát sinh CTNH và báo cáo ĐTM của các doanh nghiệp làm dịch vụ quản lý CTNH trong KCN theo ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý CTNH; tiếp nhận và giải quyết tranh chấp trong hoạt động quản lý CTNH giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN; chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp này giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KKT, KCNC, KCN với bên ngồi.

Trách nhiệm của BQL KCN trong BVMT KCN nói chung và quản lý CTNH nói riêng quy định khá cụ thể tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2009/TT- BTNMT nhưng thực tế các quy định đó chưa được thực hiện đầy đủ. Pháp luật quy định cho phép BQL KCN được quyền cử người đại diện tham gia Hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN có phát sinh CTNH cũng như báo cáo ĐTM của doanh nghiệp dịch vụ quản lý CTNH trong KCN. Tuy nhiên, có địa phương việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM trên do Sở

40

TNMT trực tiếp tiến hành mà khơng có đại diện của BQL. Hay việc đại diện BQL KCN tham gia vào Hội đồng này chỉ mang tính hình thức mà chưa có tiếng nói trong q trình thẩm định và phê duyệt. Ví dụ, tại BQL KCN tỉnh Quảng Ngãi công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM do Sở TNMT chịu trách nhiệm toàn bộ và bản cam kết BVMT do các UBND cấp huyện xác nhận mà hồn tồn khơng có sự tham gia của BQL KCN37. Tình hình trên dẫn đến thực trạng là cơ quan này cấp giấy phép về môi trường trong khi cơ quan khác là đơn vị kiểm tra, như UBND cấp huyện cấp cam kết BVMT trong khi BQL KCN là đơn vị kiểm tra việc thực hiện cam kết, dẫn đến chồng chéo, quản lý môi trường kém hiệu quả.

Trong công tác phân cấp quản lý môi trường, cụ thể là quản lý CTNH cần rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đẩy mạnh việc giao quyền, trách nhiệm trực tiếp cho các BQL KCN. BQL cần được UBND các cấp và các Bộ, ngành có liên quan ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường trong KCN cũng như quản lý CTNH trong KCN. Bổ sung thanh tra BQL các KCN vào hệ thống thanh tra Nhà nước để BQL thực hiện tốt chức năng giám sát thi hành pháp luật về môi trường trong KCN trong đó có quản lý CTNH.

Luật BVMT 2014 quy định mới về BVMT trong KCN, KCX, KCNC. Theo đó, BQL KCN có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động về BVMT nói chung và quản lý CTNH nói riêng; báo cáo các hoạt động theo quy định của pháp luật. Đồng thời Luật này cũng quy định BQL KCN phải có bộ phận chuyên trách về BVMT. Quy định bắt buộc BQL KCN có bộ phận chuyên trách về BVMT sẽ giúp cơ quan này hoạt động có hiệu quả hơn, đảm bảo công tác BVMT trong phạm vi KCN do mình quản lý.

Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH trong KCN

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thơng tư 12/2011/TT-BTNMT thì chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH). Vậy chủ nguồn thải CTNH trong KCN chính là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi KCN có phát sinh CTNH.

Dưới góc độ pháp lý, vấn đề này được quy định trong Luật BVMT 2005, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP đã quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nói chung và CTNH trong KCN nói riêng nhưng vẫn cịn khá sơ sài. Vì thế, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 12/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết hơn về trách

37 Ban quản lý KCN tỉnh Quảng Ngãi (2011), Báo cáo tình hình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công

41

nhiệm của chủ nguồn thải CTNH so với các văn bản trước đó. Luật BVMT 2014 cũng quy định trách nhiệm chung của chủ thể này.

Thứ nhất, về trách nhiệm chung của chủ nguồn thải trong việc lập hồ sơ chủ nguồn thải và áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh CTNH và phịng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra. Khoản 1 Điều 25 Thông tư 12/TT-BTNMT quy

định chủ nguồn thải phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải khi bắt đầu hoạt động hoặc khi bắt đầu có CTNH phát sinh hằng năm cũng như tồn đọng. Tại khoản 3 Điều 25 của Thơng tư này cịn quy định trách nhiệm phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro của chủ nguồn thải, cụ thể là chủ nguồn thải phải áp dụng các biện pháp phịng ngừa và ứng phó sự cố, tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng CTNH cần phải đăng ký…

Trên thực tế, các chủ nguồn thải CTNH trong KCN đều là những cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài và ổn định nên hầu hết thời gian hoạt động của các chủ nguồn thải này đều trên một năm, khi đó các chủ nguồn thải CTNH trong KCN bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký chủ nguồn thải.

Pháp luật quy định trách nhiệm chung của chủ nguồn thải trong phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, ứng phó sự cố do CTNH trong KCN gây ra vẫn cịn tồn tại bất cập. Thơng tư 12/2011/TT-BTNMT quy định một cách chung chung mà chưa đưa ra những quy định cụ thể chủ nguồn thải phải tiến hành những cơng việc gì? tn thủ những quy định như thế nào? Quy trình kỹ thuật ra sao?. Vì thế, pháp luật cần quy định chi tiết hơn nữa để cơng tác phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro do CTNH trong CKN gây ra được thực hiện một cách hiệu quả.

Thứ hai, về trách nhiệm của chủ nguồn thải trong quá trình quản lý CTNH trong KCN. Trong hoạt động phân loại tại nguồn của chủ nguồn thải CTNH, theo quy định

của khoản 2 Điều 18, Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT, chất thải rắn của KKT, KCNC, KCN và CCN phải được thu gom 100% và được phân loại riêng thành chất thải không nguy hại, chất thải y tế và CTNH. Đồng thời, khoản 2 Điều 71 Luật BVMT 2005 cũng quy định tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTNH phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom CTNH. Như vậy, trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh của mình nếu làm phát sinh CTNH thì chủ nguồn thải phải có trách nhiệm phân loại chúng ngay. Đây là một yêu cầu quan trọng mà chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhằm góp phần hạn chế được mức độ ảnh hưởng của CTNH đến môi trường, nâng cao hiệu quả trong việc tái chế, tái sử dụng và xử lý ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, việc phân loại chất thải tại nguồn còn hạn chế, thường được thực hiện với chất thải ít nguy hại, có lợi ích kinh tế, những chất thải khác trong đó có CTNH được thu gom và đổ chung với rác thải sinh hoạt trong KCN. Pháp luật quy định việc phân loại CTNH có thể do chủ nguồn thải trực tiếp tiến hành hoặc có thể hợp đồng với

42

các công ty dịch vụ môi trường (doanh nghiệp tiếp nhận quản lý CTNH) để thực hiện. Theo tác giả, việc phân loại CTNH trong KCN tại nguồn nên do chính chủ nguồn thải làm, khi đó chủ nguồn thải có thể dễ dàng nhận biết được tính chất, thành phần để có cách phân loại kịp thời tránh những rủi ro cho môi trường.

Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ra đời đã quy định cụ thể trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy trình quản lý từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý CTNH trong KCN. Tuy nhiên, trên thực tế chủ nguồn thải chưa thực hiện đầy đủ các quy định này, hợp đồng chuyển giao CTNH giữa chủ nguồn thải, chủ hành nghề quản lý, chủ vận chuyển CTNH cũng không được tuân thủ một cách nghiêm túc. Các bên thường có xu hướng bắt tay với nhau để qua mặt các cơ quan chức năng nhằm giảm bớt chi phí cũng như thời gian cho hoạt động quản lý CTNH trong KCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để công tác phân loại CTNH tại nguồn trong KCN đạt được kết quả cao, các cơ sở SXKD trong KCN cần nhận thức được tác hại nguy hiểm của CTNH đối với môi trường và sức khỏe của con người cũng như tầm quan trọng của việc phân loại CTNH đối với cơng tác BVMT từ đó tự giác thực hiện tốt công tác phân loại. Cần quy định chi tiết hơn nữa về cách thức phân loại cũng như các biện pháp xử phạt vi phạm khi các chủ nguồn thải không tiến hành phân loại CTNH với các loại chất thải khác gây ô nhiễm môi trường và cản trở cho các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý.

Hiện nay, Luật BVMT 2014 có quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có CTNH hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố mơi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về BVMT. Như vậy, chủ nguồn thải CTNH trong KCN còn phải thành lập bộ phận chun mơn hoặc có cán bộ phụ trách về BVMT cho chính cơ sở của mình. Quy định này góp phần giúp cho chủ nguồn thải nhận thức và xử lý tốt nhất CTNH do mình thải ra.

Trách nhiệm của chủ hành nghề quản lý CTNH từ KCN

Theo quy định của pháp luật hiện hành chủ hành nghề quản lý CTNH là: “tổ

chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH”38. Vậy chủ hành nghề quản lý CTNH từ KCN chính là các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH phát sinh từ các cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Hiện nay, chủ thể thực hiện một phần hoặc tồn bộ cơng đoạn của quá trình quản lý CTNH đều được xem là chủ hành nghề quản lý CTNH, bao gồm cả những chủ hành nghề vận chuyển CTNH, hành nghề xử lý CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ TNMT về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề quản lý CTNH (Thông tư 12/2006/TT-BTNMT).

43

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP tại các Điều 25, 27, 32, được hướng dẫn cụ thể từ Điều 26 đến Điều 28 và Chương II Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định khá chi tiết trách nhiệm của chủ thể này.

Chủ hành nghề quản lý CTNH trong KCN hiện nay bao gồm ba loại chủ thể sau đây: chủ hành nghề quản lý CTNH có giấy phép để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH trong KCN theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, chủ vận chuyển có giấy phép để thực hiện dịch vụ vận chuyển CTNH trong KCN theo quy định tại Thơng tư 12/2006/TT-BTNMT và chủ xử lý có giấy phép để thực hiện dịch vụ xử lý CTNH trong KCN theo quy định tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT các chủ hành nghề quản lý CTNH chỉ được phép bắt đầu hoạt động khi đã được cấp giấy phép hành nghề. Giấy phép này chỉ được cơ quan Nhà nước cấp khi chủ hành nghề đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện hành nghề. Quy định này nhằm đảm bảo tốt nhất hiệu quả của quá trình hành nghề, đảm bảo được yếu tố an toàn lao động, an toàn môi trường. Đồng thời, chủ hành nghề quản lý CTNH trong KCN cũng phải tuân thủ những thủ tục, giấy tờ nhằm phục vụ công tác giám sát hành nghề và thanh tra Nhà nước (các chứng từ, báo cáo…).

Trách nhiệm của chủ hành nghề quản lý CTNH trong KCN ngoài việc phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khi đáp ứng đủ điều kiện thì cịn phát sinh dựa trên việc chuyển giao trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH trong KCN. Khoản 5 Điều 26 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT cho phép chủ hành nghề quản lý CTNH được phép ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với chủ nguồn thải trong KCN. Chủ thể quản lý CTNH chỉ được phép ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH trong KCN tại địa bàn hoạt động trong giấy phép; chỉ tiếp nhận vận chuyển, xử lý số lượng, loại CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, chứng từ và giấy phép quản lý CTNH. Các điều kiện hành nghề tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT gần như quy định đầy đủ những việc làm cần thiết và bắt buộc đối với chủ thể hành nghề quản lý CTNH nhằm hướng hoạt động này đạt đến hiệu quả cao nhất cũng như ngăn chặn, xử lý rủi ro đối với môi trường.

Về trách nhiệm của chủ vận chuyển được cấp phép thực hiện dịch vụ vận chuyển theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT. Chủ vận chuyển chỉ được sử dụng giấy phép quản lý CTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư trên đến hết ngày 31/12/2015 nếu không chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề quản lý CTNH theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT;

Chủ thể này đồng thời phải ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải CTNH trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 45)