định một cách chặt chẽ hơn trong vấn đề phối hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng để có sự kết hợp đồng bộ việc giám sát, thực thi pháp luật trong quá trình các chủ thể hành nghề quản lý CTNH. Tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan hiểu biết và nâng cao được ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm của mình trong quá trình hành nghề.
39
45
Nhà Nước cần có những chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp hành nghề trong lĩnh vực quản lý CTNH trong KCN từ đó khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý CTNH trong KCN.
Trách nhiệm của chủ tái sử dụng CTNH từ KCN
CTNH được thải ra từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong KCN với khối lượng tương đối lớn, không phải bao giờ cũng xử lý tiêu hủy hoặc thải bỏ. Có những loại CTNH vẫn có thể được tái chế để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất trở lại của doanh nghiệp trong KCN hay các chủ thể khác có nhu cầu. Đây là một hoạt động được khuyến khích nhằm tiết kiệm tài nguyên, tránh lãng phí nguyên liệu cũng như góp phần giảm thiểu sức ép đối với môi trường. Việc tái chế CTNH được một số chủ thể thực hiện và áp dụng quy định tại Điều 29 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
Chủ thể tái sử dụng CTNH từ KCN chỉ được phép tiếp nhận để tái sử dụng trực tiếp CTNH từ các chủ hành nghề quản lý CTNH có giấy phép phù hợp. Tuy nhiên, có chủ hành nghề quản lý CTNH trong KCN không được cấp phép hành nghề phù hợp vẫn chuyển giao CTNH cho một số chủ thể tái sử dụng trực tiếp. Mặc khác, chỉ được phép tái sử dụng trực tiếp CTNH theo đúng mục đích ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm, vật liệu, hóa chất là nguồn gốc phát sinh CTNH này, cấm sử dụng cho mục đích khác hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác mà không tái sử dụng trực tiếp nhưng nhiều chủ hành nghề vẫn tiến hành sơ chế CTNH sau đó sử dụng vào các mục đích khác, hay chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác. Ví dụ cuối năm 2011, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và môi trường Công an Quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng phát hiện một nhà máy tại KCN Hòa Khánh chuyển
giao cho cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn Vũ cư trú tại Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng 6000 lít dầu thải thuộc loại CTNH để tái sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, cơ sở này sau đó đã tiến hành sơ chế và bán lại cho các cơ sở khác để làm chất đốt40.Pháp luật nên có những quy định bổ sung về xử phạt hành chính với mức phạt cao hơn nữa đối với chủ tái sử dụng CTNH trong KCN nếu không tái sử dụng đúng mục đích ban đầu cũng như cố tình chuyển giao cho chủ thể khác trái phép41.
Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN (sau đây gọi là chủ đầu tư) được quy định tại Điều 9 Thông tư 08/2002/TT-
40http://citinews.net/xa-hoi/xu-phat-vu-mua-ban-chat-thai-nguy-hai-LWD4SAA/ (truy cập ngày 25/6/2014, Bài “Xử phạt vụ mua bán chất thải nguy hại” của tác giả Nguyễn Tú đăng trên Báo Thanh Niên ngày 24/01/2013).
41 Hiện nay pháp luật quy định mức xử phạt hành chính đối với một trong hai hành vi này từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 24 Nghị định 179/2013/NĐ-CP).
46
BTNMT, cụ thể về quản lý chất thải rắn trong đó có CTNH. Theo đó, chủ đầu tư phải triển khai thực hiện các nội dung theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư 08/2009/TT-BTNMT và các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.
Trong quá trình chủ đầu tư tiến hành xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN thì trách nhiệm bố trí, xây dựng địa điểm lưu giữ, trung chuyển chất thải rắn trong đó có CTNH là một trong những trách nhiệm hàng đầu của chủ đầu tư đối với công tác BVMT trong KCN42. Như vậy, pháp luật hiện hành quy định trước khi xây dựng toàn bộ kết cấu, hạ tầng kỹ thuật trong KCN thì chủ đầu tư đã phải có kế hoạch xây dựng các hạng mục cơng trình phục vụ cho việc bố trí xây dựng trạm lưu giữ, trung chuyển CTNH trong KCN. Đó là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành phê duyệt báo cáo ĐTM làm tiền đề phê duyệt dự án đầu tư.
Tuy nhiên, như thực tế đã phân tích trong q trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của cơ quan có thẩm quyền, hoạt động phê duyệt báo cáo ĐTM hiện nay cịn rất nhiều bất cập. Có những KCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và triển khai xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật nhưng hệ thống trạm lưu giữ, trung chuyển chất thải rắn nói chung và CTNH nói riêng vẫn khơng được triển khai xây dựng một cách nghiêm túc và đầy đủ. Sau khi đi vào hoạt động, số lượng KCN đã hồn thành cơng trình lưu giữ, trung chuyển CTNH là rất ít, đa phần các KCN khơng có trạm lưu giữ, trung chuyển mà thay vào đó, các đơn vị có chức năng thu gom CTNH sẽ trực tiếp thu gom tại các doanh nghiệp có phát sinh CTNH. Lý do của tình trạng này đa phần là do các KCN khơng muốn trích ra một phần diện tích đất trống để xây dựng hệ thống cũng như không muốn đầu tư chi phí, nhân lực cho việc phân loại, lưu giữ CTNH. Pháp luật cũng quy định nếu trong trường hợp tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN đều được yêu cầu có hợp đồng với cơ sở tiếp nhận, vận chuyển và xử lý CTNH thì khơng cần bố trí địa điểm tạm lưu giữ và trung chuyển chất thải rắn trong KCN43.
Theo quy định pháp luật về yêu cầu kỹ thuật đối với khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển CTNH cũng như thiết bị lưu chứa, bao bì chun dụng CTNH nói chung và trong KCN nói riêng thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể44
. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư KCN quy hoạch KCN khơng có địa điểm lưu giữ CTNH đúng nơi quy định, CTNH được chất thành đống trong kho chứa hoặc khi các kho chứa đã đầy thì CTNH được chất tại các khu vực trống trong khuôn viên KCN. Tại Nhà máy Phú Mỹ, Pomina 2, Pomina 3 (Khu công nghiệp Phú Mỹ I), bụi lò chất hàng đống, để ngổn ngang ngồi trời. Theo cơng suất thiết kế, lượng bụi lị phát sinh tại nhà máy này có