Xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 62)

53

nghìn đồng. Chánh thanh tra Sở được phạt đến 50 triệu đồng, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường được phạt đến 1 tỷ đồng. Mức phạt mới này thay thế mức phạt cũ được quy định tại Nghị định số 117/2009/NĐ-CP, trao thẩm quyền xử phạt hành chính cho các chủ thể có quyền đã cao hơn rất nhiều so với quy định cũ. Tuy nhiên, thiết nghĩ nếu là doanh nghiệp trong KCN sản xuất với quy mơ lớn có gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng trong hoạt động quản lý CTNH thì kể cả bị phạt tối đa đến 2 tỷ đồng (gấp đôi mức phạt đối với cá nhân) cũng vẫn ít so với lợi nhuận thu được từ việc không xử lý CTNH đúng quy định. Để công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT đạt hiệu quả, trước mắt, các quy định pháp luật về BVMT cần được bổ sung, sửa đổi hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm khắc phục những bất cập đang tồn tại, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT. Đồng thời, cần ổn định tổ chức thanh tra chuyên ngành theo hướng lâu dài, tạo tâm lý an tâm công tác, đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra tại hiện trường, hỗ trợ phát hiện nhanh vi phạm và nâng cao nghiệp vụ thanh tra theo hướng chuyên sâu.

Xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN

Theo quy định của pháp luật hiện nay, chế tài đối với các vi phạm trong lĩnh vực BVMT nói chung và trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN nói riêng đó là chế tài hành chính và chế tài hình sự. Cụ thể, Điều 127 Luật BVMT 2005 quy định: “người

VPPL về BVMT thì tùy tính chất và mức độ xử phạt VPHC hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Luật BVMT 2014 tại khoản 1 Điều 169 lại quy định: “tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ơ nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”. Ngồi ra, Điều 39 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP cũng đề cập đến

hai hình thức xử phạt này.

Thứ nhất, về chế tài hành chính, Ngày 14/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị

định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT, thay thế Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ. So với Nghị định số 117/2009/NĐ-CP, Nghị định này có nhiều điểm mới quy định cụ thể, chi tiết hơn và mức xử phạt cao hơn đối với các hành vi VPPL về BVMT của cá nhân và tổ chức.

Tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP, mức phạt tiền cao nhất tối đa là 500 triệu đồng, chưa tương xứng với hành vi vi phạm, không phân biệt cá nhân hay tổ chức VPHC. Mức phạt như vậy là không đảm bảo công bằng, không đủ sức răn đe đối với tổ chức và cá nhân. Trong khi đó Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cao hơn, đã có sự phân biệt xử lý vi phạm đối với tổ chức – cá nhân với mức phạt tiền tối đa là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức. Như vậy, mức phạt tối đa theo

54

quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP cao gấp 4 lần so với mức phạt tối đa quy định tại Nghị định 117/NĐ-CP.

Bên cạnh việc nâng cao mức phạt, một điểm mới hết sức quan trọng trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP đó là việc định nghĩa hành vi xả thải. Trước đây, xả thải vào môi trường được hiểu một cách ngầm định là xả ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở SXKD, như khi xả CTNH trong KCN ra ngồi tường rào của KCN. Cịn trường hợp đơn vị xả thải ở trong khu đất của đơn vị vẫn được coi là chưa vi phạm. Tuy nhiên ở Nghị định 179/2013/NĐ-CP, xả thải không chỉ là “xả ra ngồi” mà cịn là “xả thải vào môi trường đất, nước dưới đất nước mặt bên trong và ngoài cơ sở….” (khoản 1 Điều 3). Như vậy có nghĩa là việc đổ CTNH trong KCN trực tiếp ra mơi trường mà khơng có biện pháp cách ly với đất dù bên trong hay bên ngồi diện tích đất thuộc quản lý của cơ sở SXKD đều được coi là xả thải vào mơi trường và có thể bị xử lý vi phạm.

Trong Nghị định 117/2009/NĐ-CP, việc xử lý vi phạm trong việc quản lý CTNH trong KCN được quy định một cách định tính, thiếu sự định lượng, là một trong những điểm bất cập. Theo nghị định này, các hành vi như để lẫn chất thải thông thường vào CTNH (và ngược lại), để lẫn chất thải thông thường với nhau hoặc đơn giản là thiết bị chứa CTNH khơng có đầy đủ dấu hiệu cảnh báo theo TCVN 6707-2009 đều có thể bị phạt mức 100-150 triệu đồng. Nếu theo đúng quy định này, việc 01 chiếc bóng neon cháy (hoặc nhiều hơn thế) để lẫn trong thùng rác sinh hoạt, đơn vị cũng có thể bị phạt tới 150 triệu đồng. Cũng nội dung này Nghị định 179/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể từng hành vi với mức phạt tương ứng, hơn nữa các quy định xử phạt có sự định tính khá rõ ràng. Ví dụ như hành vi thải bỏ CTNH dạng đơn chiếc vào chất thải thông thường bị phạt từ 5-10 triệu đồng; bị phạt 40-70 triệu đồng nếu để lẫn 02 đến dưới 05 CTNH dạng đơn chiếc hoặc từ 10-50% khối lượng…

Việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường về cơ bản tương tự như nội dung Nghị định 117/2009/NĐ-CP nhưng đã được quy định rất cụ thể, ví dụ như: phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, trong đó có quy hoạch xây dựng trạm lưu trữ tạm thời, trung chuyển CTNH trong KCN.

Như đã phân tích trong phần thực trạng về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với quản lý CTNH trong KCN thì hiện nay thẩm quyền xử phạt cũng được điều chỉnh tăng lên so với Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ví dụ như thẩm quyền xử lý vi phạm của Chánh thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường là được phạt đến 50 triệu đồng so với mức 30 triệu trước đây. Đây là một điểm mới rất quan trọng trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP nhằm tránh sự chồng chéo về thẩm quyền xử phạt giữa các cơ quan liên quan. Theo nội dung này lực lượng công an các cấp, CSMT khơng có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về thủ tục hành chính và hoạt động quản lý Nhà nước thuộc

55

trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT…(điểm n, khoản 1 Điều 54) mà phải chuyển về cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường xử lý.

Ngồi ra, Nghị định 179/2013/NĐ-CP cịn quy định một điểm mới nữa là đơn vị có vi phạm về xả thải vượt tiêu chuẩn bị buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định đo đạc phân tích mẫu mơi trường; quy định buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, nếu doanh nghiệp trong KCN có hành vi vi phạm trong việc xả CTNH ra mơi trường trái phép thì khi bị phát hiện xử lý bắt buộc phải trả kinh phí cho việc giám định, phân tích mẫu mơi trường, số lợi nhuận có được từ việc không xử lý đúng kỹ thuật CTNH từ KCN cũng bị buộc nộp lại cho cơ quan Nhà nước. Quy định này đánh mạnh vào cơng cụ tài chính, hướng doanh nghiệp trong KCN có ý định VPPL trong xả CTNH ra môi trường cân nhắc trong việc thực hiện hành vi vi phạm.

Thứ hai, về chế tài hình sự, trong Bộ luật Hình sự (BLHS) nước ta hiện nay quy

định các điều khoản liên quan đến hoạt động quản lý CTNH trong KCN là từ Điều 182 đến Điều 185, trong đó cụ thể Điều 182a quy định tội phạm về quản lý CTNH. Theo đó, khung hình phạt cao nhất được quy định tại tội này là 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề… từ 1 năm đến 5 năm. Tuy nhiên, một thực tế đặt ra là chủ thể có các hành vi vi phạm kể trên thường là các doanh nghiệp có liên quan trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN. Trong khi đó, Luật Hình sự Việt Nam hiện nay khơng thừa nhận năng lực chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Đây chính là “lỗ

hổng” lớn nhất vì các cơ quan tố tụng khơng thể khởi tố hình sự và định tội các doanh

nghiệp hay người đứng đầu doanh nghiệp khi họ là đại diện cơ sở có hành vi vi phạm theo BLHS đã quy định. Khi có các hành vi vi phạm các doanh nghiệp quản lý CTNH trong KCN cũng chỉ mới bị xử lý hành chính hoặc nặng hơn là yêu cầu đóng cửa doanh nghiệp, chấm dứt sản xuất theo u cầu của Luật BVMT 2005. Vì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự nên thực tế là các doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm, nhiều cơ sở sẵn sàng chấp nhận nộp tiền phạt nhiều lần để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Mặc khác, hiện nay ngay từ khái niệm “tội phạm môi trường” vẫn chưa được luật hóa mà mới chỉ được định nghĩa trong một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật. Các khái niệm về “tội phạm môi trường” mặc dù đã nêu được bản chất cơ bản của loại hình tội phạm này, song vẫn chưa thể hiện được đặc trưng và phân biệt của nó với các hành vi VPHC trong lĩnh vực mơi trường. Đây có thể coi là một rào cản lớn trong việc xác định chính xác tội phạm mơi trường để truy tố trước pháp luật52

.

52http://www.thiennhien.net/2009/02/25/xu-ly-toi-pham-moi-truong-o-viet-nam-nhung-lo-hong-luat-phap/ (truy cập ngày 06/6/2014).

56

Đối với các quy định từ Điều 182 đến Điều 185 của BLHS đã đề cập ở trên, thực tế vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn xác định yếu tố “gây hậu quả nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để làm căn cứ định lượng hậu quả, yếu tố quyết

định trong thủ tục khởi tố hình sự. Và như vậy, tội phạm trong quản lý CTNH trong KCN (Điều 182a) vẫn chưa được hướng dẫn bằng bất kỳ văn bản nào và cũng chưa bị khởi tố trên thực tế.

Các quy định về chế tài hành chính cũng như chế tài hình sự đối với các hành vi VPPL trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN cần điều chỉnh mức phạt tiền cho tương xứng với mức độ nguy hiểm và thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

Riêng với chế tài hành chính, cần quy định rõ ràng hơn nữa chế độ cơng khai thơng tin về tình hình ơ nhiễm và VPPL của các doanh nghiệp trong KCN để các cơ quan này tiến hành thực hiện khi có u cầu từ phía truyền thơng, báo chí. Thời hiệu xử phạt VPHC đối với vi phạm trong quản lý CTNH trong KCN hiện nay là 2 năm kể từ khi hành vi VPHC được thực hiện, quy định này gây ra lúng túng cho các nhà quản lý khi tiến hành xử phạt. Bởi lẽ, hầu hết các VPPL trong lĩnh vực mơi trường nói chung và quản lý CTNH trong KCN nói riêng diễn ra lén lút trong khoảng thời gian có thể là rất dài trước khi bị phát hiện và xử lý. Cần bổ sung thêm quy định về hồi tố mơi trường. Theo đó, việc xử lý các vấn đề VPPL mơi trường trong đó có vi phạm về hoạt động quản lý CTNH trong KCN sẽ được nhận diện sau khi các hành động xâm hại đã kết thúc nhưng hậu quả để lại cho môi trường vẫn đang hiện hữu53…

Về chế tài hình sự, Nhà nước ta cần phải sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản BLHS, trong đó phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm xử lý về mặt hình sự các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Việc hình thành khái niệm “tội phạm môi trường” một cách hợp lý, khoa học sẽ là khởi điểm cần thiết để giải quyết về bản chất tất cả các vấn đề trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực BVMT. Bởi nếu khơng có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, việc xây dựng được các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phịng ngừa sẽ cịn nhiều khó khăn. Cần có hướng dẫn ngay đối với các dấu hiệu “gây hậu

quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, đồng thời quy định đối

với một số loại tội phạm chỉ cần thực hiện hành vi phạm tội có cấu thành hình thức là đã truy cứu trách nhiệm hình sự, hậu quả (nếu có) chỉ là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, kết hợp với điều tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm cũng được cho là một biện pháp mạnh để giảm thiểu các VPPL về BVMT nói chung và quản lý CTNH trong KCN nói riêng.

53http://www.tinmoitruong.vn/phap-ly/gop-y-du-thao-so-4-sua-doi-luat-bao-ve-moi-truong 2005_48_25964_1.html (truy cập ngày 10/6/2014).

57

Hiện nay, theo quy định mới nhất tại khoản 3 Điều 171 Luật BVMT 2014 thì thời hiệu khởi kiện về mơi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của các tổ chức, cá nhân khác. Với quy định mới này, thời hiệu khởi kiện về mơi trường nói chung và khởi kiện đối với hành vi VPPL trong quản lý CTNH trong KCN sẽ tính từ khi phát hiện thiệt hại chứ không phải từ khi hành vi vi phạm được thực hiện như trước đó.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong phạm vi Chương 2 này, tác giả đi vào phân tích các quy định của pháp luật về quản lý CTNH trong KCN, tập trung vào 03 vấn đề lớn là: (i) Trách nhiệm quản lý CTNH trong KCN; (ii) Các giai đoạn của quá trình quản lý CTNH trong KCN; (iii) Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN.

Từ việc phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó trên thực tế ta thấy rằng hiện nay trong hoạt động quản lý CTNH trong KCN hệ thống quy phạm pháp luật được ban hành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Việc thực thi pháp luật cũng tồn tại nhiều bất cập chưa thể giải quyết, cần sửa đổi, bổ sung như quy định về thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM; các quy định về tái chế, chôn lấp CTNH, quy định về mức xử phạt VPHC, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân;… Ngồi ra, tác giả cũng nêu lên các tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật quản lý CTNH trong KCN, và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như quy định về cơ chế thực thi pháp luật về quản lý CTNH trong KCN.

Thông qua Chương 2 này, tác giả đã đưa ra các kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về quản lý CTNH trong KCN với mong muốn có giá trị tham khảo một phần nào đó trong cơng tác quản lý CTNH trong KCN nói riêng, BVMT Việt Nam nói chu

58

KẾT LUẬN

Vấn đề giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường nói riêng cũng như BVMT nói chung đang là vấn đề cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, các KCN được đầu tư xây dựng, mở rộng về quy mô lẫn số lượng. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, KCN cũng chính là nguồn phát thải, gây ơ nhiễm mơi trường ở mức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề CTNH.

Trong suốt tiến trình lịch sử hình thành các KCN, Nhà nước đã chú trọng xây

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)