Giang qua 3 năm từ 2007 – 2009:
Để biết được tình hình huy động vốn của Eximbank chi nhánh Cái Khế có hiệu quả hay khơng ta cần xem xét các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn.
Bảng 16 : CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2007 – 2009
CHỈ TIÊU ĐVT 2007 2008 2009
Vốn huy động Triệu đồng
152.824 165.685 235.975 Vốn điều chuyển Triệu đồng
90.142 168.820 200.010 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 249.389 337.858 440.546 Vốn có kỳ hạn Triệu đồng 148.609 160.813 229.601 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn % 61,28 49,04 53,56 Vốn điều chuyển / Tổng nguồn vốn %
36,15 49,97 45,40 Vốn có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn %
59,59 47,60 52,12
Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu để để thấy được những mặt mạnh cần tiếp tục phát huy và những hạn chế những khuyết điểm, đưa ra biện pháp khắc phục để Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
* Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Chi nhánh. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn cao thể hiện Chi nhánh tự chăm lo nguồn vốn để đủ sức hoạt động tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp cho thấy cơng tác huy động vốn không đủ sức cho vay, phải nhờ vào vốn điều chuyển từ Hội sở, như vậy thì Chi nhánh sẽ khơng thể chủ động trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên nếu Chi nhánh chăm lo công tác đầu vào tốt, huy động nguồn vốn cao, nhưng không chăm lo đầu ra gây ứ đọng vốn thì cũng gây hiệu quả nghiêm trọng, vì vậy phải cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để tận dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn khoảng 70 - 80% là tốt. Qua tính tốn chỉ tiêu vốn huy động / tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn huy động chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng và tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2007, chỉ tiêu này là 61,28%, đến năm 2008 là 49,04%, giảm 12,24% so với năm 2007 và đến năm 2009, tỷ lệ này là 53,56%, tăng 4,52% so với năm 2008. Tỷ lệ này giảm trong năm 2008 là do tình hình kinh tế trong năm này không ổn định nên Chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn, do đó tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn điều chuyển tăng cao hơn so với vốn huy động nên làm cho tỷ lệ này giảm sút. Nhưng sang năm 2009, tỷ lệ này tăng lên cho thấy Chi nhánh đã nỗ lực trong việc huy động vốn để nâng cao khả năng tự lập của mình trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này còn tương đối thấp, trong tương lai Chi nhánh cần cố gắng phát huy và đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động với của mình để ngày càng làm dồi dào hơn nguồn vốn kinh doanh của mình. Muốn vậy, Chi nhánh phải chủ động tạo lập nguồn vốn, phải xác định nhu cầu về vốn của toàn bộ nền kinh tế, từ đó có kế hoạch huy động vốn hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nền kinh tế và góp phần ngày càng dồi dào hố nguồn vốn huy động để kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.
* Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh vào Hội sở. Từ số liệu trên ta thấy vốn điều chuyển từ Hội sở chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2007, tỷ lệ này là 36,15%, đến năm 2008 là 49,97%, tăng 13,82% so với năm 2007, đến năm 2009 tỷ lệ này là 45,40%, giảm 4,57% so với năm 2008. Nguyên nhân là do Chi nhánh luôn đẩy mạnh và mở rộng kinh doanh trong quá trình hoạt động của mình đồng thời đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm mới để ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nên Chi nhánh cần vay vốn của Chi nhánh để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời này. Tuy chiếm vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn nhưng Chi nhánh không nên quá phụ thuộc vào đó vì như thế Chi nhánh sẽ gặp khó khăn về vốn nếu trường hợp Hội sở khơng điều chuyển về kịp, vì vậy việc tăng cường vốn tại chỗ được sự quan tâm rất lớn của Chi nhánh. Ta thấy tỷ lệ vốn điều chuyển / tổng nguồn vốn của Chi nhánh có biểu hiện giảm trong năm 2009. Điều này cho thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng có bước tăng trưởng và chứng tỏ một sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng trong công tác tự chủ nguồn vốn. Ngoại trừ năm 2008 do tình hình kinh tế khơng ổn định nên tỷ lệ này có tăng do Chi nhánh thiếu vốn.
* Vốn có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn:
Đây là chỉ tiêu phản ánh tính ổn định, vững chắc của ngân hàng trong kinh doanh. Bởi vì nguồn vốn kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định mà Chi nhánh có thể sử dụng bất cứ lúc nào một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì nguồn vốn huy động của Chi nhánh càng ổn định hơn. Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2007, chỉ tiêu này đạt 59,59%, đến năm 2008 là 47,60%, giảm 11,99% so với năm 2007, năm 2009 chỉ tiêu này tăng thêm 4,52%, đạt 52,12%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, vốn huy động của Chi nhánh giảm nên làm cho chỉ tiêu này giảm, và đến năm 2009, Chi nhánh đã cố gắng nỗ lực trong việc huy động vốn nên chỉ tiêu này đã tăng lên, do vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nuồn vốn huy động.