Giải quyết tranh chấp về hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng và hƣớng hoàn thiện (Trang 36 - 39)

7 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

1.3.6.Giải quyết tranh chấp về hoàn thuế giá trị gia tăng

Trước khi Luật quản lý thuế năm 2006 có hiệu lực, đối tượng nộp thuế khi xét thấy quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của cơng chức quản lý thuế trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì được gửi đơn khiếu nại đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế, nếu vẫn không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện đến tòa

67

TS.Nguyễn Đức Mai (chủ biên)(2010), tlđd, tr.303. 68 TS. Nguyễn Đức Mai (chủ biên)(2010), tlđd, tr.310.

án theo quy định pháp luật69. Theo quy định này thì đối tượng nộp thuế không được lựa chọn giải quyết tranh chấp hoặc là bằng con đường khiếu nại hoặc là khởi kiện, vì vậy quy định này không đảm bảo quyền tự do lựa chọn con đường giải quyết tranh chấp của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, Luật quản lý thuế có hiệu lực thì quy định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại, của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế được giải quyết theo Luật khiếu nại, tố cáo70. Theo quy định này, đối tượng nộp thuế có quyền lựa chọn khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc khởi kiện tại Tịa hành chính để u cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến hoàn thuế GTGT.

Thực tế, Tại Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, “đơn vị có số lượng người nộp thuế lớn nhất cả nước, bên cạnh những ưu thế về sự sôi động và số thu lớn cho ngân sách nhà nước, thì đây cũng là nơi phát sinh nhiều vụ án, tranh chấp dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính về thuế. Mặc dù vậy, do làm tốt công tác tham mưu, pháp chế, nên tỷ lệ án mà cơ quan thuế thắng kiện tại các phiên tòa chiếm đa số, tới 85%”71. Các vụ án tranh chấp dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế ngày càng đa dạng, phức tạp. Án phát sinh gồm bốn loại: án hình sự, án hành chính, án kinh tế, án dân sự. “Với đối tượng quản lý trên 110.000 doanh nghiệp, mỗi năm ban hành trên 70.000 quyết định xử phạt thông qua kết quả thanh, kiểm tra, cho nên số lượng án liên quan đến ngành thuế TP.Hồ Chí Minh chiếm số lượng lớn. Cụ thể, năm 2010, phát sinh trên 80 vụ án, trong đó án hành chính chiếm 85%, án hình sự 9%, án dân sự 3%, án kinh tế 3%”.72

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do hệ thống pháp luật thuế thường xuyên thay đổi, bổ sung, việc ban hành nhiều văn bản cịn bất cập, chưa thể hiện tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về thuế với các văn bản quy phạm pháp luật trong và ngồi ngành có liên quan. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp về quy mô, số lượng ngày càng cao và gấp nhiều lần so với tốc độ tăng biên chế công chức trong ngành thuế. Mặc khác, tính phức tạp ngày càng cao của các quan hệ kinh tế, đẫn đến các quy phạm pháp luật chưa điều chỉnh kịp, từ đó đã xảy ra tình trạng gian lận thuế ngày càng phức tạp, hành vi ngày càng tinh vi hơn. Do đó, Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để từng bước loại bỏ những bất cập, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật có liên quan đến thuế. Đồng thời, cần có sự quan tâm hơn nữa về việc đào tạo, nâng cao kỹ năng hoạt động

69 Điều 23 Luật thuế GTGT năm 1997 được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997. 70 Chương VIII Luật Quản lý thuế năm 2006.

71 Việt Tuấn(2011), “Giải quyết tranh chấp, tố tụng về thuế tai TP.Hồ Chí Minh: Tịa án bác bỏ 85% số vụ kiện”,

Tạp chí Thuế Nhà Nước, (18), tr.9.

thanh tra, kiểm tra của công chức thuế để hạn chế thấp nhất các trường hợp xử lý vi phạm người nộp thuế không đúng quy định pháp luật.73

Kết luận chƣơng 1: những vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật về hoàn

thuế GTGT là một vấn đề không mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu những quy định pháp luật tác giả đã làm rõ khái niệm hồn thuế GTGT, phân tích những vai trị pháp luật về hồn thuế GTGT, đối tượng và trường hợp được hồn thuế GTGT, trình tự, thủ tục và chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế. Đây là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật hoàn thuế GTGT tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2012 theo Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật thuế nói chung, pháp luật về hồn thuế GTGT nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định. Đây là mục tiêu chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới vì mơi trường pháp lý minh bạch, ổn định sẽ thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

73 Xem thêm: Việt Tuấn(2011), Tlđd, tr.13.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng và hƣớng hoàn thiện (Trang 36 - 39)