7 .Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
2.2. Những vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật
2.2.3. Vướng mắc khi áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trước đây, theo quy định của Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT tại điểm 1 mục IV thì chỉ những cá nhân sau đây mới có thẩm quyền hồn thuế GTGT: Cục trưởng cục thuế xem xét, ra quyết định hoàn thuế cho các đối tượng được hoàn thuế GTGT; Bộ trưởng Bộ Tài Chính hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế theo ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ra quyết định hồn thuế GTGT cho các đối tượng và trường hợp đặc biệt khác. Tuy nhiên, khi Luật Quản lý thuế năm 2006 có hiệu lực thi hành thì hiệu lực của Thông tư 120/2003/TT-BTC đã bị phủ định. Do đó, khơng có văn bản nào quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết hồn thuế GTGT, mà chỉ có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế nói chung tại khoản 5 Điều 8 Luật Quản lý thuế năm 2006: “Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hồn thuế theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật về thuế”.
Hiện nay, theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 52 Thơng tư 28/2011/TT-BTC thì riêng trường hợp hoàn thuế GTGT do Chi cục Thuế giải quyết và Cục Thuế sẽ căn cứ vào các quyết định hoàn thuế của Chi cục thuế lập lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước cho người nộp thuế. Như vậy, Thông tư 28/2011/TT-BTC không xác định thẩm quyền giải quyết hoàn thuế cụ thể như trong Thơng tư 120/2003/TT-BTC. Do đó, căn cứ vào quy định này thì chỉ có Cục thuế mới có thẩm quyền giải quyết hoàn thuế GTGT, Chi cục thuế chỉ giải quyết sơ bộ. Về phương diện pháp lý, quy định này khơng khác gì so với trước đây, các Chi cục thuế khơng có thẩm quyền lập lệnh hồn trả khoản thu ngân sách nhà nước mà chỉ ra quyết định hồn thuế. Mặc dù về ngơn từ có sự thay đổi, nhưng nội hàm giống nhau, do đó, sự thay đổi trong Thông tư 28/2011/TT-BTC không thể hiện sự tiến bộ.
Mặt khác, tại Điều 8 Luật Quản lý thuế năm 2006 và khoản 3 Điều 52 Thông tư 28/2011/TT-BTC quy định trách nhiệm giải quyết hồ sơ hoàn thuế, theo tác giả, việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế là nghĩa vụ của cơ quan quản lý thuế, không phải là trách
nhiệm. Trong quan hệ pháp luật thuế, trách nhiệm pháp lý bao gồm: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự. Về lý luận, trách nhiệm pháp lý phát sinh khi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Cơ quan quản lý thuế phải thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế, do đây là nghĩa vụ luật định. Nếu như pháp luật ghi nhận hoàn thuế là trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, thì đã gián tiếp thừa nhận hành vi thu thuế là hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan thuế. Cách hiểu này là không hợp lý, trái với mục tiêu điều tiết của Nhà nước trong các sắc thuế, do đó, cần phải sửa đổi.
Vì vậy, theo quan điểm của tác giả thì việc xác định cụ thể thẩm quyền hoàn thuế GTGT là hết sức cần thiết. Nếu hiểu theo Thơng tư 28/2011/TT-BTC thì chỉ có Cục thuế mới có thẩm quyền hồn thuế GTGT. Do đó, để hạn chế tình trạng quá tải cho Cục thuế thì cần phải có sự phân định thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý thuế với nhau, cụ thể là giữa Cục thuế với các Chi Cục thuế.