Giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 54)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1.1.4 Giải pháp pháp lý

- Hồn thiện cơng tác xây dựng luật

Ở Việt Nam, pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời muộn hơn các ngành luật khác. Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đƣợc xây dựng dựa trên sự tiếp thu kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới và triển khai áp dụng ở Việt Nam. Do đó khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Và để góp phần hồn thiện và thúc đẩy sử phát triển ngành luật sở hữu trí tuệhiện nay ở nƣớc ta, việc cần làm trƣớc hết là hồn thiện cơng tác xây dựng luật. Để thực hiện tốt giải pháp này, theo quan điểm cá nhân ngƣời nghiên cứu, có thể thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, pháp luật về quyền tác giả hiện nay chỉ đƣợc quy định trong một số

văn bản nhƣ: Phần thứ sáu Bộ luật dân sự 2005 về quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cƣờng quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả,

quyền liên quan, Nghị địnhsố 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt hành chính và Điều 170 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong khi đó, quyền sao chép đƣợc đề cập ở rất ít điều khoản trong những văn bản này. Do đó, giải pháp thực tế là phải tăng cƣờng công tác xây dựng pháp luật. Khi những tranh chấp về quyền sao chép không ngừng xảy ra và tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu đặt ra là phải có một số lƣợng văn bản nhất định quy định cụ thể và hƣớng dẫn thi hành vấn đề này. Do đó, những quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện nay cần đƣợc sửa đổi và

bổ sung thêm những điều khoản quy định cụ thể về quyền sao chép.Cụ thể khoản 10 Điều 4 định nghĩa về sao chép chỉ nên dừng lại ở quy định: “Sao chép là việc tạo ra

một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Việc ghi nhận định nghĩa sao chép nhƣ trên mang

tính chất bao qt cao nhằm khơng bỏ lọt hành vi vi phạm nào. Ngoài ra, trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có một điều khoản về để xác định hành vi sao chép. Điều khoản này có thể đƣợc quy định theo phƣơng pháp liệt kê nhƣ sau:

Điều …: Những hành vi sau đây được xác định là sao chép: a. Sử dụng tác phẩm khơng có trích dẫn nguồn

b. Sử dụng nội dung chính của tác phẩm bất kể việc sử dụng này có trích dẫn nguồn hay khơng

c. Photocopy, sao chụp lại tác phẩm

d. Tạo ra bản sao giống với tác phẩm bị sao chép từ 20% trở lên e. Hành vi khác theo quy định của pháp luật

Với quy định nhƣ trên, hành vi sao chép sẽ trở nên dễ xác định khi có cơ sở pháp lý cụ thể quy định. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra sau đó là cần xây dựng một Nghị định chi tiết giải thích và hƣớng dẫn cụ thể mọi vấn đề về sao chép. Song song với sự tồn tại của những nghị định hiện hành, cần có một nghị định mới, cụ thể để quy định về quyền sao chép. Từ đó, quyền sao chép sẽ đƣợc điều chỉnh toàn diện hơn khi đáp ứng đủ một số lƣợng căn cứ pháp lý cần có.

Thứ hai, bên cạnh việc bổ sung một số lƣợng văn bản pháp lý, cần thay đổi cách thức sắp xếp các điều luật liên quan đến vấn đề sao chép.

Thứ tự của các điều khoản theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm:

«Điều 18. Quyền tác giả Điều 19. Quyền nhân thân

Điều 20. Quyền tài sản ...

Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả”

Thứ tự của các điều khoản theo quan điểm của tác giả:

«Điều 18. Quyền tác giả Điều 19. Quyền nhân thân Điều 20. Quyền tài sản ...

Điều 25. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Điều 26. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Điều 27.Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Điều 28.Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao”

Điều khoản về thời hạn bảo hộ là một điều khoản thông tin nên đƣợc sắp xếp trên những điều khoản cịn lại. Thêm vào đó, điều khoản về Hành vi xâm phạm đến tác giả là điều khoản cấm. Ngoài ra, pháp luật nên đƣợc quy định theo trình tự: điều khoản thơng ting – điều khoản cấm – trƣờng hợp ngoại lệ. Vậy nên, đặt điều khoản

cấm trƣớc những điều khoản về ngoại lệ nhằm thực thi hiệu quả pháp luật hơn. Tóm lại, hồn thiện công tác xây dựng pháp luật là một trong những giải pháp cần thực hiện. Tuy nhiên, giải pháp này mang tính chất lâu dài và cần có một khoản thời gian nhất định để thực hiện và hoàn thành trên thực tế.

- Đưa ra được khái niệm thống nhất về sao chép

Khi vấn đề sao chép ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay, thì yêu cầu đặt ra là phải thống nhất quan điểm về sao chép. Quan điểm về sao chép không chỉ dừng lại ở việc biết đƣợc định nghĩa về sao chép mà còn phải có đƣợc những nhận thức đúng đắn về sao chép. Dù có nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau về sao chép, nhƣng những dấu hiệu, đặc điểm tiêu biểu về sao chép cần đƣợc thống nhất và thừa nhận.

Trên tinh thần đó, để thống nhất đƣợc quan điểm về sao chép, giải pháp tối ƣu là tăng cƣờng quản lý tập thể. Nói một cách khái quát, quản lý tập thể về quyền sao chép là việc quản lý qua những tổ chức đƣợc thành lập liên quan đến quyền sao chép. Đặc biệt, ở Việt Nam, bên cạnh sự quản lý của Nhà nƣớc, quyền sao chép còn đƣợc quản lý thông qua Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam, còn đƣợc gọi tắt là ViETRRO. Hiệp hội này thành lập theo quyết định của Bộ Nội vụ Việt Nam, ngày 29 tháng 3 năm 2010, là tổ chức tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, cơng khai, khơng vụ lợi, khơng vì mục đích lợi nhuận, tựtrang trải kinh phí, chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là tổ chức đại diện cho ngƣời nắm giữ quyền, là cầu nối giữa ngƣời nắm giữ quyền và ngƣời sử dụng tác phẩm, vừa phục vụ lợi ích của ngƣời nắm giữquyền, ngƣời sử dụng, vừa phục vụ lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh thực thi chức năng, nhiệm vụ đặt ra, hiệp hội còn thƣờng xuyên tổ chứ các hội thảo về quyền tác giả, quyền sao chép. Kết quả của hội thảo ngồi mục đích đƣa ra và trao đổi những thông tin, sự việc về quyền sao chép, quyền tác giả mà con nhằm mục đích thống nhất các quan điểm về tác giả. Khi tham gia các hội thảo, những nhà nghiên cứu khác nhau có quyền trình bày quan điểm cá nhân của mình về những vấn đền liên quan về sao chép. Tuy nhiên, khi tổng kết hội

thảo, cá nhân đảm nhiệm vị trí chủ tọa buổi hội thảo sẽ thực hiện nhiệm vụ thống nhất lại những ý kiến của những ngƣời tham gia và thống nhất, đƣa ra quan điểm chung. Từ đó, quan điểm về sao chép sẽ đƣợc thống nhất. Gần đây nhất, ngày 26/3, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam đã phối hợp với Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng tổ chức Hội thảo: “Quyền sao chép và vai trò quản lý tập thể”, 30/5/2014 tại Khách sạn GrandPlaza Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả Việt Nam phối hợp với Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc, Cục Bản quyền tác giả Hàn Quốc tổ chức hội thảo "Bản

quyền tác giả Việt Nam – Hàn Quốc năm 2014".

Với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức, hiệp hội, quan điểm về sao chép dần đƣợc thống nhất thành quan điểm chung đối với tất cả các chủ thể nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Dựa trên quan điểm này, các vấn đề cụ thể về sao chép sẽ đƣợc luật hóa thành quan điểm chính thống. Do đó, cần mở rộng và khuyến khích sự phát triển của những tổ chức, hiệp hội nhƣ trên để góp phần thiết lập đƣợc quan điểm chung, thống nhất về sao chép.

Nhìn chung, thống nhất quan điểm về sao chép là giải pháp đƣợc đặt ra và ƣu tiên thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Khi các quan điểm về sao chép chƣa đƣợc thống nhất sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho quá trình thực thi pháp luật trên thực tế. Vậy nên, cần không ngừng tạo điều kiện cho các hiệp hội về quyền sao chép, tiêu biểu là Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam hoạt động nhằm phổ biến tốt nhất pháp luật.

- Xây dựng tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tại

Hiện nay, quy định pháp luật về quyền sao chép hiện hành chƣa đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn cụ thể nào để xác định sao chép tồn tại. Tuy nhiên, trong môi trƣờng giáo dục đã và đang tồn tại những tiêu chuẩn để xác định sao chép tồn tại. Mà những tiêu chuẩn này tồn tại riêng biệt và chƣa đƣợc thống nhất thành một tiêu chuẩn chung nào theo quy định của pháp luật. Do đó, thực tế cho thấy dùng phƣơng pháp và áp dụng tiêu chuẩn nào để xác định sao chép tồn tại còn là những vấn đề chƣa đƣợc

giải đáp trên thực tế. Vậy nên, việc đặt ra tiêu chuẩn để xác định sao chép tồn tại là vô cùng cần thiết.

Để xác định một văn bản bị sao chép cần xác định về cả mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên, yếu tố hình thức khơng mang tính chất quyết định. Đối với những tác phẩm văn học, khi nội dung văn bản đƣợc xác định là sao chép, thì dù hình thức văn bản ấy bị thay đổi cũng không thay đổi kết quả: văn bản đã bị sao chép trên thực tế. Tuy nhiên, đối với những tác phẩm nghệ thuật, tiêu chuẩn về sao chép cần đƣợc đặt ra về cả hai mặt: nội dung và hình thức. Và để xác định tiêu chuẩn này đỏi hỏi đáp ứng những kiến thức nhất định về chuyên ngành.

Tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tài có thể đƣợc đặt ra dựa trên phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm. Đây là phƣơng pháp đƣợc môt số trƣờng đại học trong nƣớc sử dụng để kiểm tra, rà soát bài làm của sinh viên nhằm đảm bảo tránh hành vi sao chép tác phẩm, vi phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, phƣơng pháp này chƣa đƣợc cụ thể hóa thành luật và chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trong xã hội. Do đó, giải pháp cần thiết có thể thực hiện hiện này là đặt ra một tiêu chuẩn xác định – tỷ lệ phần trăm xác định để nhằm xác định sao chép. Tỷ lệ phần trăm này có thể là một con số phần trăm cụ thể : 20%, 30%, hoặc là một khoảng từ 20% - 30%. Tỷ lệ phần trăm càng nhỏ càng góp phần ngăn chặn hiệu quả hành vi sao chép. Tỷ lệ này đƣợc ấn định dựa trên sự giống nhau giữa bản sao chép và tác phẩm bị sao chép. Từ đó đƣa ra kết luận sao chép có tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp này cần đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể cho tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả. Từ đó, việc xác định sao chép tồn tại mới đƣợc thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh phƣơng pháp ấn định tỷ lệ phần trăm, cịn có thể áp dụng phƣơng pháp định lƣợng. Phƣơng pháp đƣợc thực hiện bằng cách ấn định số lƣợng từ và câu nhất định nhằm xác định sao chép. Khi phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm tạo ra nhiều khó khăn trong việc xây dựng tỷ lệ phần trăm cụ thể cho tác phẩm đƣợc bảo hộ và từ đó so sánh với bản sao chép, thì phƣơng pháp định lƣợng này tƣơng đối hữu hiệu hơn. Xét ví dụ cụ thể, ấn định một tiêu chuẩn: 8 từ liên tiếp giống nhau đƣợc xác định là sao chép. Với tiêu chuẩn này, việc xác định sao chép sẽ đƣợc thực hiện dễ

dàng hơn trên thực tế. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có thể đƣợc thực hiện một cách thủ cơng theo phƣơng pháp thơng thƣờng: ngƣời có quyền xác định sao chép tồn tại tự mình rà sốt và so sánh hai văn bản với nhau hoặc theo phƣơng pháp hiện đại hơn: thiết lập những phầm mềm máy tính có chức năng rà soát những văn bản. Phƣơng pháp truyền thống sẽ đòi hỏi một thời gian rà sốt nhất định nhƣng thay vào đó sẽ đảm bảo rà sốt một cách chính xác. Ngƣợc lại, phƣơng pháp áp dụng phần mềm rà soát sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian nhƣng lại khơng đảm bảo tính chính xác cao. Nhƣng nhìn chung, hai biện pháp đều có thể thực hiện và triển khai trên thực tế.

Ngồi ra, hành vi sao chép có thể đƣợc thực hiện rất tinh vi với sự hỗ trợ của những cơng cụ hiện đại nên càng khó xác định. Theo quan điểm cá nhân, sao chép khơng chỉ đƣợc xác định một cách hình thức qua việc định lƣợng số từ, số câu hay theo một tỷ lệ nhất định mà phải căn cứ vào nội dung tác phẩm. Khi xem xét một tác phẩm, cần xác định những nội dung chính, ý tƣởng, hay những đặc trƣng tiêu biểu của tác phẩm ấy. Sau đó so sánh đối chiếu với tác phẩm bị sao chép. Nếu tác phẩm chỉ bị sao chép những nội dung chính cũng phải đƣợc xác định là sao chép chứ không nhất thiết phải đặt ra những tỷ lệ giống nhau nhất định về cả hình thức và nội dung. Khi xem xét theo phƣơng pháp này, quyền sao chép sẽ đƣợc bảo hộ một cách hiệu quả hơn trên thực tế.

Tóm lại, để xác định sao chép tồn tại, tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tại là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Và chỉ khi xây dựng đƣợc tiêu chuẩn này, việc xác định sao chép tồn tại sẽ trở nên dễ dàng và có cơ sở áp dụng trên thực tế.

- Hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, biện pháp về việc hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm cũng là một biện pháp quan trọng trong việc bảo hộ quyền sao chép – quyền tác giả. Nếu nhƣ các biện pháp khác có vai trị thơng tin, giáo dục và cung cấp cho công dân những kiến thức pháp lý nhằm trang bị kiến thức pháp lý vững vàng cho công dân, từ đó góp phần thực thi và áp dụng hiệu quả quy định pháp lý về quyền sao chép. Ngƣợc lại, biện pháp hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm là biện pháp mang

tính chất răn đe và phịng ngừa nhằm tránh trừng trị cũng nhƣ tránh những hành vi vi phạm thực tế xảy ra.

Nhƣ đã phân tích thực trạng quyền sao chép về cơ chế xử lý vi phạm, những vi phạm về quyền sao chép - quyền tác giả nói riêng và về sở hữu trí tuệ nói chung hiện nay có thể bị xử lý hành chính hay hình sự. Khi một hành vi vi phạm về quyền sao chép đƣợc thực hiện trên thực tế và tƣơng thích với quy định trong những văn bản này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và đƣợc xử lý theo thủ tục tố tụng. Tuy

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 44 - 54)