Hạn chế về khung pháp lý điều chỉnh vấn đề sao chép

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1 Thực trạng bảo hộ quyền sao chép tác phẩm

2.1.1 Hạn chế về khung pháp lý điều chỉnh vấn đề sao chép

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ chính thức đƣợc thơng qua và trở thành khung pháp lý thống nhất ở Việt Nam ghi nhận những chế định liên quan đến sở hữu trí tuệ và đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2009 nhằm hoàn thiện các chế định hiện có. Văn bản pháp luật này là văn bản chủ đạo trong việc điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh về sở hữu trí tuệ. Trên tinh thần đó, các quy định của pháp luật về quyền tác giả, cụ thể là quyền sao chép cũng đƣợc điều chỉnh qua văn bản này và một số văn bản hƣớng dẫn liên quan. Tuy nhiên, vì ra đời muộn hơn các ngành luật khác, ngành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn còn một số hạn chế khi đi vào thực tiễn áp dụng.

Ở Việt Nam hiện nay, quyền sao chép đƣợc điều chỉnh chủ yếu trong văn bản luật: Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009. Bên cạnh đó là các văn bản dƣới luật: Nghị định, Thơng tƣ, Cơng văn… nhằm cụ thể hóa pháp luật và hƣớng dẫn chi tiết các vấn đề trên. Những văn bản này có vai trị là luật nội dung nhằm ghi nhận những quy định cụ thể về quyền sao chép. Về luật tố tụng, vấn đề quyền sao chép - quyền tác giả nói riêng và vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung vẫn đƣợc vận dụng những quy định trong văn bản chung nhất là luật tố tụng dân sự. Ngồi ra, vì sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới và đặc thù, nên đòi hỏi những ngƣời tiến hành tố tụng ngoài kiến thức về pháp luật thông thƣờng và kinh nghiệm xét xử lâu dài cần phải có kiến thức chun mơn về lĩnh vực này. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng khi tiến hành xét xử các tranh chấp về sở hữu trí tuệ hiện nay. Khi giải quyết các vụ việc này, các thẩm phán cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc và phải có kiến thức chun mơn sâu, mới có thể đƣa ra phán quyết hợp lý và công bằng.

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn cịn thiếu những điều khoản chuyên biệt để điều chỉnh về sao chép, các quy định về sao chép hiện nay đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp liệt kê. Điểm c, khoản 1, Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản của tác giả. Sau đó, những điều khoản tiếp theo không đề cập nhiều về sao chép, ví dụ nhƣ Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24... Những điều khoản này quy định quyền tác giả đối với một số loại hình tác phẩm nhất định. Từ đó, sao chép khơng có riêng cho mình một quy định cụ thể nào, mà theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề về sao chép quy định chung chung cùng với các quy định về quyền tác giả. Nhận thấy các tranh chấp liên quan đến vấn đề sao chép rất nhiều và có xu hƣớng tăng đáng kểthiết nghĩ pháp luật nên có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh về vấn đề này.

Bên cạnh những hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng kể trên, còn tồn tại một vài hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật, cụ thể là trong việc xây dựng văn bản Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực đặc thù trong đời sống xã hội – ngành luật về tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ hiện đại làm cho những quan hệ xã hội về sở hữu trí tuệ càng khó điều chỉnh bằng pháp luật. Do đó, pháp luật khó dự báo đƣợc những quan hệ mới phát sinh, cần phải điều chỉnh. Và thực tế là trong vấn đề sao chép, khi các tranh chấp về sao chép phát sinh thì pháp luật chƣa dự trù đƣợc, từ đó chƣa có cơ chế điều chỉnh hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, hành vi sao chép đƣợc đánh giá là một hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền tác giả. Tuy nhiên, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ ở Điều 28 về các hành vi xâm phạm, hành vi sao chép đƣợc ghi nhận ở khoản 6 sau những hành vi chiếm đoạt, mạo danh tác giả, công bố, sửa chữa khơng có sự đồng ý của tác giả23. Phải chăng hành vi sao chép nên đƣợc ghi nhận hành vi này trƣớc các hành vi khác kém quan trọng hơn nhƣ sau:

“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

3. Mạo danh tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

5. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

6. ...”

Quy định theo trật tự này nhằm nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Mặt kháckhi liệt kê những hành vi vi phạm, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tự hạn chế phạm vi các hành vi vi phạm vì pháp luật khơng thể cụ thể hóa vào luật hết tất cả những hành vi vi phạm trên thực tế.

Nhìn chung, với những hạn chế nhất định trong công tác xây dựng luật và những hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ quy định về quyền sao chép, pháp luật đã vơ tình tạo ra những kẽ hở. Từ những kẽ hở này sẽ tạo ra những vi phạm pháp luật trên thực tế mà ở đó, pháp luật chƣa có cơ chế điều chỉnh hợp lý.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 31)