Căn cứ xác định sao chép

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1 Thực trạng bảo hộ quyền sao chép tác phẩm

2.1.1.2 Căn cứ xác định sao chép

Trong luật sở hữu trí tuệ Việt nam vẫn chƣa có quy định cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn căn cứ để xác định thế nào đƣợc coi là sao chép. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích xác định có sao chép trên thực tế hay khơng. Và để xác định xem có tồn tại hay khơng sao chép thì tiêu chuẩn này sẽ đƣợc vận dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, pháp luật chƣa quy định về tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tại. Do đó, việc xác định sao chép có tồn tài do Cục sở hữu trí tuệ thẩm định. Khi tác giả nghi ngờ quyền và lợi ích của mình bị xâm hại qua việc tác phẩm của mình bị sao chép. Tác giả tác phẩm sẽ nộp đơn lên Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ xem xét, giải quyết. Đồng thời, ngƣời nộp đơn trực tiếp yêu cầu hoặc Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu Viện khoa học cơng nghệ xác định có sao chép hay khơng. Quá trình này

đƣợc gọi là giám định sở hữu trí tuệ30.Quy trình giám định tổng qt gồm 04 công đoạn31:

Công đoạn 1: Tiếp nhận Đơn yêu cầu/trƣng cầu giám định (tiếp nhận Đơn) Công đoạn 2: Thụ lý Hồ sơ giám định (HSGĐ)

Công đoạn 3: Thực hiện các nội dung giám định Công đoạn 4: Xử lý kết quả giám định

Từ đó, Viện khoa học cơng nghệ trả kết quả giám định cho ngƣời yêu cầu thực hiện thủ tục giám định. Với kết quả này tác giả có thể khởi kiện tại tịa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự. Quá trình này tƣơng đối phức tạp và mất khá nhiều thời gian. Khi ra thông báo khẳng định về sao chép, tiêu chuẩn mà Viện khoa học công nghệ xác định sao chép tồn tại là tiêu chuẩn riêng và cũng đƣợc xem là đặc quyền của cơ quan này. Pháp luật không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn nào trên thực tế do đó, cơ quan này có tồn quyền áp dụng tiêu chuẩn riêng dựa trên quan điểm cá nhân của Viện khoa học cơng nghệ. Mặt khác, vì pháp luật khơng đặt ra tiêu chuẩn nhất định để xác định sao chép tồn tại, việc lo ngại tác phẩm của mình bị sao chép chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả mà không dựa trên căn cứ pháp lý nào. Vậy nên, thực tế cho thấy có rất nhiều tác giả bị xâm phạm về quyền sao chép nhƣng không yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trong khi pháp luật chƣa có những quy định về tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tại, thì thực tế hiện nay đã và đang có rất nhiều quy định về tiêu chuẩn xác định sao chép. Mà các tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng trong những năm gần đây và dần trở

30Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sđbs 2009; Chƣơng VI (Giám định sở hữu trí tuệ - các Điều từ 39 đến

53) Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/ NĐ-CP ngày 30.12.2010

31 Quy trình giám định sở hữu trí tuệ - http://www.vipri.gov.vn/trang-chu/35/Trinh-tu-tien-hanh-giam- dinh.aspx

thành “luật bất thành văn” đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong môi trƣờng giáo dục.Ví dụ nhƣ ở Trung tâm đại học Pháp, trực thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (cịn đƣợc gọi là Đại học PUF hay PUF-HCM), trong buổi hƣớng dẫn sinh viên hồn thành khóa luận tốt nghiệp, giảng viên ở trƣờng đã đƣa ra một tiêu chuẩn để xác định về sao chép. Bên cạnh những hƣớng dẫn về trích dẫn nguồn, cịn quy định “Khi trích dẫn những thơng tin vào bài viết, những trích dẫn giống nhau quá 30% đƣợc xem là sao chép”. Đây là một quy định mang tính chất định lƣợng mà những giảng viên ở trƣờng tự đặt ra và đã áp dụng trong hoạt động giảng dạy tại trƣờng. Ngoài ra, bên cạnh những quy định về tỷ lệ phần trăm, trong hệ thống thƣ viện ở Việt Nam, các thƣ viện thƣờng tự mình kiểm tra và dị xét các tài liệu để đảm bảo khơng có sự sao chép nào tồn tại. Trong quá trình kiểm tra này, những nhân viên thƣ viện thƣờng đặt ra những tiêu chuẩn về số lƣợng từ liên tiếp giống nhau, số lƣợng câu liên tiếp giống nhau. Đây cũng là một tiêu chuẩn mà các thƣ viện tự đặt ra cho mình để kiểm tra tài liệu trong thƣ viện của mình. Hai ví dụ trên cho thấy đã tồn tại những tiêu chuẩn để xác định sao chép tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này đƣợc đặt ra ở những cơ quan, tổ chức khác vì thế những tiêu chuẩn trên khơng thống nhất với nhau và chƣa đƣợc pháp điển hóa. Mặc dù pháp luật chƣa có quy định cụ thể nào về tiêu chuẩn để xác định sao chép tồn tại, nhƣng nhu cầu xây dựng một tiêu chuẩn để xác định sao chép tồn tại là rất cần thiết trên thực tế. Và thực tế hiện nay, các tiêu chuẩn xác định sao chép tồn tại ra đời ở mỗi tổ chức và khác nhau về quy định sẽ tạo ra những khác biệt lớn trong việc xác định sao chép tồn tại trên thực tế.

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)