Cơ chế xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1 Thực trạng bảo hộ quyền sao chép tác phẩm

2.1.1.3 Cơ chế xử lý vi phạm

Hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sao chép – quyền tác giả nói riêng có thể bị xử lý qua hai biện pháp: xử lý hình sự và xử lý hành chính. Ngồi ra, tác giả bị xâm hại cịn có thể u cầu ngƣời vi phạm bồi thƣờng cho họ một khoản tiền nhằm bù đắp cho thiệt hại phát sinh.

Theo Điều 170a Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, hành vi sao chép tác phẩm có thể bị xử lý hình sự. Hành vi này đƣợc quy định nhƣ sau: “Người

nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mơ thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình32

Theo quy định tại điều này, một hành vi sao chép sẽ đƣợc xử lý hình sự khi quyền tác giả, quyền liên quan đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thƣơng mại. Yếu tố “quy mô thƣơng mại” đƣợc đề cập ở đây là một yếu tố quyết định để phân biệt với xử lý hành chính hành vi vi phạm. Khi hành vi vi phạm sao chép gắn liền với yếu tố “quy mơ thƣơng mại”, có nghĩa là hành vi vi phạm ấy không chỉ gây thiệt cho chính cá nhân tác giả sáng tạo ra tác phẩm mà còn đe dọa gây ra những thiệt hại lớn hơn về kinh tế cũng nhƣ về xã hội. Vậy nên, hành vi này phải đƣợc xử lý hình sự. Ngồi ra, hình phạt đƣợc đề cập ở đây là hình phạt tiền và hình phạt cải tạo khơng giam giữ và tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm, ngƣời vi phạm cịn có thể phải chịu những hình phạt bổ sung kèm theo theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 170 Bộ luật hình sự 1999.

Bên cạnh việc xử lý hình sự, hành vi vi phạm quyền sao chép có thể bị xử lý hành chính. Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan ra đời và hƣớng dẫn chi tiết vấn đề này. Theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, hành vi vi phạm quyền sao chép có thể bị xử lý với hình phạt là phạt tiền33. Ngoài ra, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm ngƣời vi

32 Điểm a, khoản 1, Điều 170a Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

33 Khoản 1, Điều 23, Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

phạm cịn có thể gánh chịu hình phạt bổ sung tịch thu hàng hóa vi phạm34 hay các biện pháp khắc phục hậu quả khác nhƣ buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm dƣới hình thức điện tử trên mạng Internet, trong các thiết bị điện tử tin học và thiết bị khác35

. Theo quy định của Nghị định này, hình phạt phạt tiền đƣợc áp dụng một cách triệt để khi có hành vi vi phạm về sao chép. Vì suy cho cùng, khi quyền sao chép bị xâm hại, quyền tài sản của tác giả bị xâm hại trƣớc hết, sau đó là quyền nhân thân bị xâm hại. Mà ở đây lợi ích của chính tác giả sáng tạo tác phẩm hay chủ sở hữu quyền bị xâm hại trực tiếp. Vậy nên, hình phạt phạt tiền là phù hợp trong trƣờng hợp này.

Nhìn chung, dù đƣợc xử lý bằng biện pháp hình sự hay hành chính, biện pháp xử lý vi phạm cũng nhằm hƣớng đến mục tiêu xử lý vi phạm trên thực tế. Ngoài ra, bên cạnh hai biện pháp trên, tác giả bị có yêu cầu ngƣời vi phạm bồi thƣờng thiệt hại khi chứng minh đƣợc thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, khi một vi phạm về sao chép tồn tại, nó khơng chỉ ảnh hƣởng đến quyền tài sản mà còn ảnh hƣởng đến quyền nhân thân của tác giả. Quyền tài sản là quyền có thể dễ dàng định lƣợng bằng tiền. Nhƣng ngƣợc lại, quyền nhân nhân khó có thể định lƣợng bằng tiền và khoản tiền bổi thƣờng không tƣơng ứng với thiệt hại thực tế đặt ra cho tác giả sáng tạo tác phẩm. Đó có thể là những thiệt hại về danh dự, về tên tuổi và về sự ảnh hƣởng của cá nhân so với cộng đồng. Những thiệt hại này đôi khi là vô giá và không thể định lƣợng bằng bất kỳ khoản tiền tƣơng ứng nào. Tuy nhiên, việc quy đổi thiệt hại thành một khoản tiền cụ thể là biện pháp tạm thời trong giai đoạn chƣa xác định đƣợc biện pháp khác tối ƣu hơn.

34 Khoản 12, Điều 23, Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả,

quyền liên quan

35 Điểm b, khoản 13, Điều 23, Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 36 - 39)