Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 65)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1.1.5 Giải pháp khác

- Tăng cường nhận thức của công dân

Qua thực trạng về quyền sao chép hiện nay, ta nhận thấy rằng cơng dân có nhận thức chƣa tốt về quyền sao chép. Từ đó dẫn đến việc vi phạm về quyền sao chép trên thực tế. Nhận thức của công dân là một trong những yếu tố quyết định nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động thực thi pháp luật hiệu quả. Do đó, nâng cao nhận thức ngƣời dân là yêu cầu cần thiết.

Trƣớc hết, nhận thức cơng dân về sao chép có thể đƣợc xây dựng qua bằng các biện pháp giáo dục. Ngay thời điểm hiện tại, giáo dục cho học sinh, sinh viên ngay

56 Article 3, Statutes and guidelines of the “International Federation of Reproduction Rights Organisations” (IFRRO) - as amended by the AGM in Ljubljana, 2011

trong môi trƣờng học về những quy định về sao chép là cần thiết. Vì những chủ thể này là những đối tƣợng có nhu cầu sử dụng tài liệu hàng ngày và cũng là chủ thể có nguy cơ vi phạm pháp luật về quyền sao chép nhiều nhất. Cần chú trọng tuyên truyền và hƣớng dẫn cho ngƣời học về cách sử dụng tài liệu, đồng thời yêu cầu dẫn rõ nguồn khi trích dẫn tài liệu vào bài viết của mình. Ngồi ra, cần phải phổ biến rõ những quy định về sao chép cũng nhƣ những chế tài đặt ra. Bên cạnh đó, biện pháp giáo dục là biện pháp tác động tốt nhất vào tâm lý công dân. Trong môi trƣờng học đƣờng, công dân buộc phải tuân theo những nội quy nhất định cũng nhƣ việc tiếp nhận những tri thức cơ bản nhất và mang tính chất bắt buộc. Từ đó, cơng dân sẽ tự trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản nhất về quyền sao chép.

Bên cạnh việc trang bị những hiểu biết cơ bản cho công dân về sao chép trong môi trƣờng giáo dục, cần đẩy mạnh việc xây dựng nhận thức cá nhân của cơng dân. Vì thực tế cho thấy, kể cả những học sinh, sinh viên, là đối tƣợng đang sống và làm việc trong môi trƣờng giáo dục là những đối tƣợng có những suy nghĩ chƣa đúng đắn về hành vi sao chép của bản thân. Điều này chứng minh rằng chỉ áp dụng biện pháp giáo dục là chƣa đủ. Thêm vào đó, cần tích cực áp dụng những biện pháp khác hỗ trợ cho biện pháp giáo dục. Đó có thể là những biện pháp tuyên truyên bằng những hành động cụ thể: tạo ra những sân chơi pháp lý, những chƣơng trình truyền hình lồng ghép những kiến thức pháp lý. Đặc biệt, qua việc áp dụng kinh nghiệm các nƣớc, các trƣờng đại học, các cơ quan, tổ chức có thể tiến hành xây dựng và phát hành những cẩm nang cần hƣớng dẫn về sao chép. Có thể tham khảo một số cẩm nang hiện có ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ sau: Copyright Fair Use Brochure and the Libaries57, Fair Use Of Copyright Materials58, Plagiarism Handout 201259… Từ đó, các cơ quan tổ chức tiến hành xây dựng những cẩm nang riêng cho cơ quan, tổ chức mình nhằm phổ biến hiệu quả những kiếm thức pháp lý về quyền tác giả - quyền sao chép.

57 Produced by Library Learning Services, University Libraries. U.Ed. LIB 10-161

58University of Texas Libraries: http://copyright.lib.utexas.edu/copypol2.html

Ngoài ra, thƣờng xuyên cập nhật thông tin cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh nhận thức công dân về pháp luật. Hàng ngày, cơng dân có thể theo dõi những tin tức, sự kiện đƣợc ghi nhận qua những trang báo nhằm tích lũy thông tin và kiến thức về pháp luật. Với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin, báo điện tử là một kênh thơng tin nhanh chóng và khơng kém phần hiệu quả. Ngồi những trang báo điện tử của những tòa báo lớn, cơng dân cịn có thể tham khảo những trang thơng tin điện tử chính thức của những cơ quan, tổ chức có liên quan về quyền sao chép quyền tác giả. Những trang thông tin điện tử này rất đa dạng và mang đến những hiệu quả về việc cung cấp thơng tin nhanh chóng. Ở Việt Nam, về quyền sao chép, có thể tham khảo những trang thông tin điện tử sau : http://vietrro.org.vn/ (Trang thông tin điện tử của Hiệp hội quyền sao chép Việt nam), http://www.cov.gov.vn/ (Trang thông tin điện tử của Cục bản quyền tác giả), www.noip.gov.vn/ (Trang thông tin điện tử của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam)… Đây là những trang thơng tinh điện tử chính thống và đảm bảo về chất lƣợng thông tin. Khi truy cập những trang thông tin này, công dân sẽ đƣợc trang bị những kiến thức đúng đắn về pháp luật và thực trạng quyền sao chép – quyền tác giả hiện nay.

Tóm lại, tăng cƣờng nhận thức công dân về quyền sao chép là một trong những biện pháp cần đƣợc thực hiện ngay nhằm bảo hộ tối ƣu quyền sao chép – quyền tác giả trong môi trƣờng hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự phát triển vƣợt bậc của tiến bộ khoa học – công nghệ. Sự phát triển không ngừng này đã tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội mới phát sinh. Một trong số đó là những quan hệ xã hội về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quan hệ về quyền sao chép. Trƣớc năm 2005, khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chƣa ra đời, những quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sao chép nói riêng chƣa đƣợc ghi nhận cụ thể vào pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, từ ngày 26 tháng 10 năm 2004, là ngày Cơng ƣớc Berne có hiệu lực tại Việt Nam. Công ƣớc Berne ra đời đã tạo một khung pháp lý chung cho các quốc gia thành viên về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng nhƣ tạo nền móng đầu tiên cho ngành Luật sỡ hữu trí tuệ nói chung và các quy định về quyền tác giả nói riêng ở các quốc gia thành viên. Sau đó, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời trên cơ sở tiếp thu những giá trị vốn có từ Cơng ƣớc Berne. Mặc dù Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đa phần kế thừa những giá trị vốn có của Cơng ƣớc Berne và tiến hành q trình nội luật hóa thành những quy định trong pháp luật quốc gia, nhƣng trong cùng vấn đề về quyền sao chép tác phẩm, Cơng ƣớc Berne và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có những điểm tƣơng đồng và những nét khác nhau tiêu biểu. Khi đó, việc nghiên cứu so sánh kết hợp với phân tích và lý giải những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa những quy định pháp luật giữa Công ƣớc Berne và pháp luật Việt Nam sẽ góp phần làm rõ những quy định cụ thể của pháp luật xoay quanh các vấn đề về quyền sao chép, đồng thời nhận biết đƣợc những khó khăn nhất định khi áp dụng pháp luật về quyền sao chép tác phẩm trong q trình thực thi Cơng ƣớc Berne ở Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó tồn tại những khó khăn nhất định. Đặc biệt là về vấn đề quyền tác giả, trong quá trình phát triển của mình, Việt Nam khó tránh khỏi việc gây ra những vi phạm nhất định về quyền tác giả, cụ thể là quyền sao chép. Quyền sao chép ở Việt Nam hiện nay đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng khi ngành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vừa ra đời và còn khá non trẻ. Pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay khó tránh khỏi những hạn chế nhất

định. Bên cạnh, việc thực thi và áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ trở nên kém hiệu quả khi cơng dân chƣa có nhận thức tốt về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả - quyền sao chép nói riêng. Vậy nên, để góp phần bảo hộ hiệu quả quyền sao chép ở Việt Nam hiện nay, việc đặt ra những giải pháp cụ thể là hồn tồn cần thiết. Đó phải là những giải pháp cần thiết, cấp bách và là những giải pháp thực sự hữu hiệu bao gồm các giải pháp về mặt pháp lý: từ hồn thiện cơng tác xây dựng luật, thống nhất quan điểm về sao chép, hoàn thiện cơ chế xử lý vi phạm, đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế về sao chép và các giải biện pháp khác nhƣ tăng cƣờng nhận thức của công dân về sao chép. Vậy nên, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là thực thi tốt những biện pháp đặt ra nhằm góp phần bảo hộ toàn diện quyền sao chép ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật dân sự 1995 2. Bộ luật dân sự 2005 3. Bộ luật hình sự 1999 4. Cơng ƣớc Berne 1971 5. Công ƣớc Rome 1961

6. Công ƣớc Giơ-ne-vơ về bản ghi âm 1971

7. Hiệp định TRIPs về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại của WTO 1994

8. Luật khoa học và cơng nghệ 9. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005

10. Luật sđbs một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 11. Luật xuất bản năm 2004

12. Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Văn hố - Thơng tin về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

13. Quyết định 332/2004/QĐ-CTN ngày 7 tháng 6 năm 2004 về việc gia nhập Công ƣớc Berne

14. Thỏa ƣớc của WIPO về Quyền tác giả (WCT) 15. Thỏa ƣớc về Biểu diễn và Ghi âm (WPPT) 16. Thỏa ƣớc WIPO 1996

17. Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan

18. Nghị định số 76/1996/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết quyền tác giả trong Bộ luật dân sự

19. Nghị định số 142/HĐBT ban hành ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trƣởng

20. Nghị định 100/NĐ-CP/2006 ngày 21 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bảng kết quả khảo sát thống kêtháng 6 năm 2014, thực hiện bởi Trần Ngọc Thanh Thảo

2. Báo cáo thƣờng niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2012, Bộ khoa học và công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ

3. Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng, Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thơng tin thƣ viện, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 1(27) – 2011 (tr.16-23)

4. Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng, Xây dựng và thực thi các chính sách về quyền tác giả trong phục vụ thƣ viện ở Việt Nam, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 6(32) – 2011 (tr.26- 31)

5. Các quy định về quyền tác giả trong pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế, Nxb Bộ Tƣ Pháp, 2005

6. Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ, 2005

7. Hồng Bá Thịnh, Nguyễn Kim Thuý, Biến đổi dân số nông thôn Việt Nam, Tạp chí Dân số & phát triển, 2011, Số 12 (129)

8. Hoàng Tuyết Anh, Vấn đề bản quyền trong thƣ viện: Kỷ yếu hội nghị Thƣ viện Việt Nam hội nhập và phát triển, 2006, tr.62 – 69

9. Kamil Idris, Sở hữu trí tuệ: Một cơng cụ đắc lực để phát triển nền kinh tế, Nxb Bản đồ, 2005

10. Kiều Thanh, Chuyên đề về một số vấn đề về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự Việt Nam: số 6, Bộ Tƣ pháp, 2000

11. Nguyễn Bá Bình, Phạm Thanh Tùng, Cơng ƣớc Berne 1886 công cụ hữu hiệu để bảo hộ quyền tác giả, Nxb Tƣ pháp, 2006

12. Phan Triều Quý Tâm, Châu Huy Quang, Trần Văn Phát, Một số vấn đề về tranh chấp quyền tác giả ở Việt Nam, Đại học Luật TP.HCM, Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên, 1998

13. Lê Nguyễn Thùy Dung, Trần Hà Triệu Bình, Trần Việt Dũng, Một số vấn đề về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay, Đại học Luật TP.HCM, Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên, 1998

14. Nguyễn Cƣơng Lĩnh, Đảm bảo an tồn thơng tin trong các thƣ viện hiện đại, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam, 2009, Số 3(19),tr.31–37

15. Nguyễn Lâm Giang, Quyền sao chép trong Công ƣớc Berne và theo pháp luật Việt Nam, Đại học Luật Tp.HCM, Luận văn cử nhân

16. Nguyễn Minh Tuấn, Tập bài giảng sở hữu trí tuệ - Trƣờng đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2001

17. Nguyễn Mỹ Liên, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam, Đại học Luật Tp.HCM, Luận văn cử nhân, 2005

18. Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Bích Ngọc, Quyền photocopy tác phẩm trong môi trƣờng giá dục, Đại học Luật Tp.HCM, Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 (39), 2007

19. Sử dụng hợp lý là gì?, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Văn phịng Chƣơng trình Thơng tin Quốc tế, 2006, website:

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov.vn

20. Thƣợng Thuận, Thƣờng thức về quyền tác giả, Nxb Thanh Niên, 1998 21. Trần Cao Đệ, Đo độ tƣơng tự ngữ nghĩa tiềm ẩn để phát hiện việc sao

chép tài liệu, Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Đại học Cần Thơ 22. Trần Mạnh Tuấn, Bản quyền trong việc triển khai dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu trong các thƣ viện đại học: Kỷ yếu hội nghị Thƣ viện Việt Nam hội nhập và phát triển, 2006, tr.70 – 74

23. Tuấn Tâm, Luật quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kì, Nxb Chính trị quốc gia, 2000

24. Viễn Phố, Phân tích vấn đề bản quyền trong việc xây dựng các nguồn thông tin thực của thƣ viện số - Jiang Xiang Dong,Thông tin Khoa học Xã hội, 2006, Số 3

III. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

1. Christina Angelopoulos, Decision tree for France to answer the question whether a certain work or other subject matter vested with copyright or neighbouring rights has fallen into the public domain, Institute for Information Law, Amsterdam

2. Code de la propriété intellectuelle (Pháp)

3. Convention Establishing the World Intellectual Property Organization (Signed at Stockholm on July 14, 1967 and as amended on September 28, 1979)

4. Copyright Act 1911 (UK) 5. Copyright Act 1956 (UK) 6. Copyright Act of 1976 (US)

7. Copyright law of the United States

8. Copyright: Fair use, and the Libaries, PENNSTATES University, Libaries 9. Intellectual property law/Paul Marett. - London, Sweet & Maxwell,

1996. - xxx, 249 p. ; 22 cm

10. Jean-Franỗois Bretonniốre and Thomas Defaux, French copyright law: a complex coexistence of moral and patrimonial prerogatives, Baker & McKenzie

11. Library Learning Services, University Libraries. U.Ed. LIB 10-161 12. Merriam, Webster Online Dictionary

13. Ninh Thị Kim Thoa.- Victoria Universiry of Wellington , An analysis of the methods used by New Zealand University libraries to inform their user about copyright and licensing issues, 2006.

14. Patents, Designs, Copyright and Trade Marks (Emergency) Act 1939 (UK)

15. Plagiarism Handout 2012,

16. Statutes and guidelines of the “International Federation of Reproduction Rights Organisations” (IFRRO) - as amended by the AGM in Ljubljana, 2011

17. The Copyright (Repeal of the Copyright Act 1911) (Jersey) Order 2012 (UK)

18. The Copyright, Designs and Patents Act 1988 (Amendment) Regulations 2010 (UK)

19. The Copyright Act 1994: Guidelines for Librarians. LIANZA, 2005 20. The WIPO treaties: Reproduction right

21. University of Leeds Guide - Plagiarism penalties & procedures

22. University of Ottawa, Say who? Intergrity in Writing: Avoiding Plagiarism

23. University of Texas, copyright in the libraries

IV. WEBSITE 1. http://www.bono.no/about_us/ 2. http://www.cov.gov.vn/ 3. http://www.copyright.gov/ 4. http://depotcopyright.fr/ 5. http://www.eucopyright.com/fr 6. http://www.ifrro.org/ 7. http://nlv.gov.vn/ 8. https://gramo.no/gramo 9. http://www.kopinor.no/en/home 10. http://www.libraries.psu.edu/ 11. http://www.legislation.gov.uk/ 12. http://www.lianza.org.nz/sites/lianza.org.nz/files/LIANZA_Copyright_Gu idelines_March_2009.pdf.http://www.ifpi.org/ 13. http://www.most.gov.vn :

14. http://www.noip.gov.vn/ 15. http://norcode.no/programmes/ 16. http://www.norwaco.no/eng/ 17. http://www.sacd.fr/ 18. http://thanhtra.most.gov.vn/ 19. http://www.tono.no/ 20. http://vi.wikipedia.org/ 21. http://www.vietrro.vn 22. http://www.vibonline.com.vn/ 23. http://www.vipri.gov.vn/ 24. http://www.vipri.gov.vn/trang-chu/35/Trinh-tu-tien-hanh-giam-dinh.aspx

PHỤ LỤC

1. Phiếu khảo sát (mẫu)

2. Bảng kết quả khảo sát, thống kê

3. Phiếu khảo sát thống kê – đối tƣợng sinh viên

4. Phiếu khảo sát thống kê - đối tƣợng nhân viên văn phòng

5. Điều IX, Điều XIV Công ƣớc Berne 1971, Điều III Phụ lục của Công ƣớc

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 54 - 65)