Một số tồn tại khách quan của hành vi vi phạm về Quyền sao

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM

2.1 Thực trạng bảo hộ quyền sao chép tác phẩm

2.1.2 Một số tồn tại khách quan của hành vi vi phạm về Quyền sao

2.1.2.1 Nhận thức của công dân về sao chép

Thực tế cho thấy, pháp luật chỉ thật sự đƣợc áp dụng một cách hiệu quả và triệt để khi và chỉ khi công dân nhận thức tốt về pháp luật. Pháp luật là công cụ để Nhà nƣớc quản lý công dân, nhƣng đồng thời pháp luật cũng là công cụ để công dân căn cứ vào đó để bảo vệ quyền và lợi ích cho chính mình. Vậy nên, pháp luật phải thực sự rõ ràng để đảm bảo nhu cầu thông tin của công dân và công dân phải xây dựng tốt nhận thức của mình về pháp luật. Vi phạm quyền sao chépđang là một vấn đề rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, khi nói về sao chép, ngƣời dân trong xã hội hiện nay chỉ biết đến sao chép qua một vài tranh chấp xảy ra qua thông tin ghi nhận từ báo chí. Ví dụ nhƣ những tranh chấp về bản quyền gần đây: Vụ Microsoft, Lạc Việt kiện Gold Long John khi hai doanh nghiệp này có những phần mềm bị Cty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam (Long John Dong Nai) xâm phạm, gồm hệ điều hành Windows XP, Windows Server và từ điển Lạc Việt36, vụ bản quyền sách của Google37 hay vụ kiện quyền tác giả tác phẩm “Sợi xích”38

.Từ những thơng tin từ báo chí ngƣời dân mới có đƣợc thơng tin về những tranh chấp sở hữu trí tuệ nổi bật, chứ ngƣời dân chƣa có đƣợc cái nhìn tổng quát về sao chép cũng nhƣng chƣa biết đƣợc các quy định của pháp luật về sao chép.

Trong khi đó, xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Năm 2010, nƣớc ta có 61 983 ngàn ngƣời trên tổng 89 029 ngàn ngƣời chiếm 69,6% trên tổng dân số làm nơng nghiệp39, và ƣớc tính đến 2015, nƣớc ta có 62 173 ngàn ngƣời trên tổng số 93 647 ngàn ngƣời chiếm 66,4% trên tổng dân 36 http://vietrro.org.vn/vi-sao-microsoft-lac-viet-kien-gold-long-john.html 37 http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/580470/Google-thoat-vu-kien-ban-quyen-sach-keo-dai-9- nam.html 38 http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/vu-kien-quyen-tac-gia-soi-xich-kien-apple-la-sai-doi-tuong- n20130719010258497.htm

số làm nông nghiệp40. Theo tỷ lệ dân số hiện nay, ngƣời dân chủ yếu sống ở nông thôn và sống bằng nghề làm nông. Mặc dù xã hội Việt Nam hiện tại đang phát triển và tiếp cận với những công nghệ hiện đại, nhƣng nhận thức của ngƣời dân ở nông thôn chƣa cao. Ở nông thôn, ngƣời dân tự do sử dụng sách, tài liệu có đƣợc khi photocopy các tác phẩm văn học và lƣu truyền rộng rãi trong cộng đồng. Thêm vào đó, sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sao chép – quyền tác giả nói riêng là những phạm trù mới ra đời trong những năm gần đây. Vậy nên, đa phần ngƣời dân chƣa nhận thức tốt về vấn đề này.Từ đó, dẫn đến những vi phạm pháp luật về quyền sao chép mà chính những ngƣời vi phạm vẫn chƣa nhận thức rõ đƣợc hành vi của mình là vi phạm pháp luật và xâm hại đến quyền và lợi ích của tác giả sáng tạo ra tác phẩm.

Ngồi ra, khơng chỉ những đại bộ phận dân cƣ ở nơng thơn có nhận thức chƣa tốt về pháp luật về quyền sao chép – quyền tác giả mà còn bộ phận ngƣời tri thức – những ngƣời tiếp xúc hàng ngày với pháp luật và cả bộ phận lớn sinh viên hiện nay. Qua kết quả thống kê từ một khảo sát đƣợc thực hiện với hai nhóm đối tƣợng: 1. Nhóm đối tƣợng nhân viên văn phịng, 2. Nhóm đối tƣợng sinh viên, cho thấy bộ phận dân cƣ này vẫn có nhận thức chƣa tốt về pháp luật, nhất là quyền sao chép – quyền tác giả.

Ở nhóm 1, khảo sát đƣợc thực hiện trong một phịng làm việc của một cơng ty xăng dầu ở Việt Nam. Khi đƣợc hỏi, những nhân viên đều khẳng định mình có nhu cầu sử dụng và tìm kiếm tài liệu thƣờng xuyên, kể cả những tài liệu về pháp luật. Tuy nhiên, khi đƣợc hỏi về hình thức tài liệu sử dụng, có đến 26,09%41 trên tổng số nhân viên sử dụng tài liệu “photocopy vì mục đích rẻ”. Thêm vào đó, 56,52%42 tổng số nhân viên chọn hình thức photocopy cả quyển tài liệu và 43,48%43 lựa chọn hình

40Dân số nông thôn Việt Nam, 1950-2050, Biến đổi dân số nông thôn Việt Nam

41Xem Phụ lục số 2

42Xem Phụ lục số 2

thức chỉ photocopy những trang cần sử dụng. Và 43,48%44 tổng số nhân viên đƣợc khảo sát nhận định rằng photocopy tài liệu là “việc rất bình thƣờng”. Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy đƣợc ngay cả bộ phận trí thức vẫn nhận thức chƣa đúng đắn về vấn đề sao chép. Trong bộ phận nhân viên khảo sát, có cả những nhân viên nhân sự và nhân viên kinh doanh, nhƣng kết quả khảo sát lại không phản ánh nhận thức tốt về pháp luật. Ngay cả những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên với tri thức hiện đại vẫn chƣa nhận thức tốt về hành vi sao chép là hành vi vi phạm pháp luật. Thế nên, thực trạng vi phạm sao chép tăng cao là một kết quả dĩ nhiên mà ai cũng có thể lƣờng trƣớc đƣợc.

Ở nhóm 2, khảo sát đƣợc thực hiện trong mơi trƣờng giáo dục và đƣợc thực hiện với đối tƣợng là các sinh viên đại học. Đối tƣợng này là những đối tƣợng tiếp xúc hàng ngày với những thông tin pháp luật và cũng là đối tƣợng đang trong quá trình bồi dƣỡng kiến thức cho tƣơng lai về sau. 47,50%45 tổng số sinh viên khẳng định mình có nhu cầu sử dụng tài liệu hàng ngày. Thế nhƣng, có đến 42,50%46

tổng số sinh viên thừa nhận mình sử dụng hình thức “photocopy vì mục đích rẻ”. Và 82,50%47 tổng số sinh viên chọn “chỉ photocopy những trang cần sử dụng” và 52,50%48 tổng số sinh viên xác định photocopy tài liệu là “việc rất bình thƣờng”. Với nhóm đối tƣợng này, kết quả khảo sát thể hiện nhận thức của đại bộ phận đa số sinh viên hiện nay. Trong mơi trƣờng đại học, vì lý do tài chính, đa số các bạn sinh viên lựa chọn việc photocopy sách, tài liệu thay vì mua sách, tài liệu học tập. Khi thực hiện việc photocopy các bạn sinh viên chỉ quan tấm đến việc tiết kiệm chi phí học tập mà không quan tâm đến việc hành vi photocopy là một hành vi vi phạm pháp luật và xâm hại đến quyền tác giả. Với số liệu thống kê từ khảo sát, đa phần sinh viên nhận thức hành vi photocopy của mình là hành vi rất bình thƣờng. Vậy 44 Xem Phụ lục số 2 45Xem Phụ lục số 2 46Xem Phụ lục số 2 47Xem Phụ lục số 2 48Xem Phụ lục số 2

nên, hành vi photocopy tài liệu hiện nay tăng mạnh về số lƣợng. Mặc dù, trong giảng đƣờng đại học đã đặt ra những quy định về việc không đƣợc phép photocopy tài liệu, nhƣng những quy định này vẫn khơng chấm dứt đƣợc tình trạng photocopy nhƣ hiện nay.

Qua những kết quả khảo sát đã thực hiện,một bộ phận ngƣời dân đã và đang có nhận thức khơng tốt về pháp luật về quyền tác giả - quyền sao chép. Một phần, đa số ngƣời dân không biết và không nhận thức đƣợc hành vi vi phạm của bản thân mình, phần khác, ngay cả những đối tƣợng nhận thức đƣợc hành vi của mình là vi phạm pháp luật về quyền tác giả, họ vẫn thực hiện hành vi vi phạm để đảm bảo một mục đích cá nhân nào đó. Từ đó, hành vi photocopy tài liệu – hành vi xâm hại quyền tác giả tồn tại và ngày càng có xu hƣớng tăng.

2.1.2.2 Sự gia tăng của hành vi vi phạm

Trong báo cáo tổng hợp về tình trạng vi phạm Quyền tác giả năm 2005 của Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế giới (IIPA-International Intellectual Property Alliance), Việt Nam đƣợc xếp hạng là một trong những quốc gia có tỉ lệ vi phạm Quyền tác giả cao, đứng thứ hai thế giới. Theo số liệu năm 2007 của Cục bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam rất cao (88%). Trong năm 2009, thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại và 2885 bản sách. Trong năm 2013, thanh tra chuyên ngành Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã tiếp nhận 60 đơn thƣ khiếu nại có liên quan đến tranh chấp quyền tác giả đối với 142 đầu sách của 25 nhà xuất bản49.

Những số liệu trên chỉ phản ánh phần nào thực trạng vi phạm pháp luật về quyền tác giả hiện nay. Trong những năm trở lại đây, tình hình vi phạm pháp luật về quyền tác giả nói chung và quyền sao chép nói riêng tăng cao và có xu hƣớng tăng trong những năm sắp tới. Đây là những thực trạng định hình và thống kê đƣợc trên thực tế. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những vi phạm mà các cơ quan chức năng chƣa

49 Báo cáo của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 36/2008/CT-

phát hiện đƣợc và chƣa đƣợc xử lý trên thực tế. Từ đó phản ánh nguy cơ đáng lo ngại về sự gia tăng không ngừng những vi phạm pháp luật về quyền tác giả.

Bên cạnh những vi phạm pháp luật về quyền sao chép trong môi trƣờng truyền thống, cịn xuất hiện những hành vi vi phạm trong mơi trƣờng kỹ thuât số. Internet ra đời mang lại rất nhiều lợi ích cho tác giả, chủ sở hữu quyền cũng nhƣ ngƣời sử dụng. Nhƣng, môi trƣờng internet cũng lại tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp luật tinh vi và khó ngăn ngừa hơn. Nói về vi phạm quyền sao chép trên internet, không thể khơng đề cập đến “sách điện tử” hay cịn đƣợc gọi là “ebook”. Trong xã hội hiện nay, ebook là một xu hƣớng mới mà giới trẻ rất quan tâm. Trên những trang mạng điện tử, chúng ta dễ dàng tìm và truy cập đƣợc những ebook đƣợc chia sẻ miễn phí. Đặc biệt là những ebook về văn học, nghệ thuật. Trong môi trƣờng internet ở Việt Nam hiện nay, số lƣợng những trang mạng cung cấp ebook đƣợc đăng ký với các cơ quan chức năng và yêu cầu ngƣời sử dụng trả phí sử dụng là rất ít. Mà thay vào đó là hàng loạt những trang mạng điện tử chia sẻ ebook một cách tự do. Với những trang mạng này, ngƣời truy cập có thể dễ dàng truy cập, đọc, lƣu trữ ebook về máy tính cá nhân, chia sẻ lại ebook đã có mà khơng cần đăng ký hay trả phí sử dụng. Những hành vi trên đây của ngƣời sử dụng đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền. Ebook – sách điện tử là những ứng dụng đƣợc tạo nên từ việc sao chụp lại các tác phẩm thực tế trong môi trƣờng truyền thống. Và những ebook vi phạm là những ebook đƣợc sao chụp một cách tự do, tràn lan và khơng có sự đồng ý từ tác giả tác phẩm. Hành vi sao chụp lại là hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền sao chép – quyền tác giả và những hành vi này ngày càng tinh vi, khó ngăn chặn và kiểm sốt trên thực tế.

Nhìn chung, những hành vi vi phạm quyền sao chép trong môi trƣờng truyền thống hay trong mơi trƣờng kỹ thuật số đều có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây. Khi những hành vi vi phạm không ngừng tăng lên về số lƣợng sẽ tạo ra rất nhiều thách thức cho ngành luật sở hữu trí tuệ ở nƣớc ta hiện nay.

2.2 Một số giải pháp nhằm bảo hộ hiệu quả quyền sao chép tác phẩm trong giai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay

2.1.1.4 Giải pháp pháp lý

- Hồn thiện cơng tác xây dựng luật

Ở Việt Nam, pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời muộn hơn các ngành luật khác. Bên cạnh đó, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 đƣợc xây dựng dựa trên sự tiếp thu kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới và triển khai áp dụng ở Việt Nam. Do đó khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Và để góp phần hồn thiện và thúc đẩy sử phát triển ngành luật sở hữu trí tuệhiện nay ở nƣớc ta, việc cần làm trƣớc hết là hồn thiện cơng tác xây dựng luật. Để thực hiện tốt giải pháp này, theo quan điểm cá nhân ngƣời nghiên cứu, có thể thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, pháp luật về quyền tác giả hiện nay chỉ đƣợc quy định trong một số

văn bản nhƣ: Phần thứ sáu Bộ luật dân sự 2005 về quyền sở hữu trí tuệ và quyền chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan, Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg về việc tăng cƣờng quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả,

quyền liên quan, Nghị địnhsố 47/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt hành chính và Điều 170 Bộ luật hình sự năm 1999. Trong khi đó, quyền sao chép đƣợc đề cập ở rất ít điều khoản trong những văn bản này. Do đó, giải pháp thực tế là phải tăng cƣờng công tác xây dựng pháp luật. Khi những tranh chấp về quyền sao chép không ngừng xảy ra và tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu đặt ra là phải có một số lƣợng văn bản nhất định quy định cụ thể và hƣớng dẫn thi hành vấn đề này. Do đó, những quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện nay cần đƣợc sửa đổi và

bổ sung thêm những điều khoản quy định cụ thể về quyền sao chép.Cụ thể khoản 10 Điều 4 định nghĩa về sao chép chỉ nên dừng lại ở quy định: “Sao chép là việc tạo ra

một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Việc ghi nhận định nghĩa sao chép nhƣ trên mang

tính chất bao qt cao nhằm khơng bỏ lọt hành vi vi phạm nào. Ngoài ra, trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có một điều khoản về để xác định hành vi sao chép. Điều khoản này có thể đƣợc quy định theo phƣơng pháp liệt kê nhƣ sau:

Điều …: Những hành vi sau đây được xác định là sao chép: a. Sử dụng tác phẩm khơng có trích dẫn nguồn

b. Sử dụng nội dung chính của tác phẩm bất kể việc sử dụng này có trích dẫn nguồn hay khơng

c. Photocopy, sao chụp lại tác phẩm

d. Tạo ra bản sao giống với tác phẩm bị sao chép từ 20% trở lên e. Hành vi khác theo quy định của pháp luật

Với quy định nhƣ trên, hành vi sao chép sẽ trở nên dễ xác định khi có cơ sở pháp lý cụ thể quy định. Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra sau đó là cần xây dựng một Nghị định chi tiết giải thích và hƣớng dẫn cụ thể mọi vấn đề về sao chép. Song song với sự tồn tại của những nghị định hiện hành, cần có một nghị định mới, cụ thể để quy định về quyền sao chép. Từ đó, quyền sao chép sẽ đƣợc điều chỉnh toàn diện hơn khi đáp ứng đủ một số lƣợng căn cứ pháp lý cần có.

Thứ hai, bên cạnh việc bổ sung một số lƣợng văn bản pháp lý, cần thay đổi cách thức sắp xếp các điều luật liên quan đến vấn đề sao chép.

Thứ tự của các điều khoản theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm:

«Điều 18. Quyền tác giả

Một phần của tài liệu Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 39)