Bất cập về thủ tục để thực hiện quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG

2.2. Bất cập về thủ tục để thực hiện quyền hưởng dụng và kiến nghị hoàn thiện

hoàn thiện

Quyền hưởng dụng sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác (Điều 259 BLDS năm 2015) và tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định (Khoản 1 Điều 262 BLDS năm 2015). Như vậy, trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận gì khác hoặc trường hợp khơng có quy định gì khác của luật liên quan72

thì mối quan hệ hưởng dụng sẽ phát sinh vào thời điểm bên hưởng dụng tiếp nhận tài sản hưởng dụng. Thực ra, chỉ đến lần Dự thảo thứ 8 ngày 26.10.2015 thì mới ghi nhận lại hiệu lực của quyền hưởng dụng phát sinh ở thời điểm chuyển giao tài sản, cịn trong các bản Dự thảo trước đó (chẳng hạn như Dự thảo lần thứ 7 ngày 15.10.2015) lại quy định chủ thể hưởng dụng có nghĩa vụ: “Tiếp

72

Vì lý do các ngành luật liên quan như đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… đều ban hành trước BLDS năm 2015 nên chưa có quy định nào đề cập đến quyền hưởng dụng.

nhận tài sản theo hiện trạng và chỉ được hưởng dụng sau khi đã làm thủ tục kê khai, đăng ký, nếu pháp luật có quy định”. Như vậy, Dự thảo trên theo hướng quyền

hưởng dụng sẽ phát sinh hiệu lực khi chủ thể hưởng dụng thực hiện thủ tục kê khai, đăng ký trong trường hợp pháp luật có quy định về việc kê khai, đăng ký quyền hưởng dụng, cịn nếu khơng có quy định bắt buộc phải kê khai, đăng ký thì quyền hưởng dụng có thể phát sinh tại các thời điểm như xác lập thỏa thuận, thời điểm có hiệu lực của di chúc và thời điểm theo quy định của luật nếu là trường hợp hưởng dụng do luật định73. Về mặt pháp lý và thực tiễn thì theo tác giả cả quy định của Dự thảo lần thứ 7 và quy định của BLDS hiện hành đều chưa hợp lý mà nên có sự kết hợp các quy định này:

Thứ nhất, nếu như quyền hưởng dụng phát sinh vào thời điểm chủ thể hưởng

dụng kê khai, đăng ký trong trường hợp pháp luật có quy định theo hướng của Dự thảo sẽ dẫn đến trong một số trường hợp quyền hưởng dụng chỉ phát sinh hiệu lực khi đăng ký trong khi đó đăng ký để được hưởng dụng là khơng cần thiết bởi hiệu lực của hưởng dụng chỉ là cơ sở để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hưởng dụng, có nghĩa là hiệu lực của quyền hưởng dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sở hữu tài sản và chủ thể hưởng dụng chứ khơng ảnh hưởng gì đến bên thứ ba. Ngược lại, nếu theo hướng bỏ thủ tục kê khai như BLDS năm 2015 thì có thể ảnh hưởng đến hiện trạng tài sản trong q trình hưởng dụng và việc hồn trả tài sản hưởng dụng. Cụ thể, tác giả nhận thấy việc thực hiện thủ tục kê khai, mô tả là cần thiết đối với tất cả các trường hợp hưởng dụng, bởi việc kê khai, mô tả sẽ giúp xác định hiện trạng của tài sản khi hưởng dụng nhằm tránh các tranh chấp sau này. Tương tự như trường hợp vay, mượn tài sản trong khi hưởng dụng tài sản không thể tránh những hao mịn tự nhiên, nhưng thực tế vẫn có những trường hợp tài sản bị hư hao trong q trình hưởng dụng nhưng khơng phải do hao mòn tự nhiên mà do sự chủ quan của chủ thể hưởng dụng, đối với những hao mòn tự nhiên chắc chắn không thể buộc chủ thể hưởng dụng phải bồi thường cho những hư hao đó, nhưng ngược lại nếu sự hư hao phát sinh do lỗi của chủ thể hưởng dụng thì họ phải có những đền bù thích đáng cho chủ sở hữu và để xác định được chi phí bồi thường thì chúng ta phải xác định được hiện trạng ban đầu và hiện trạng khi bồi thường. Đồng thời, việc kê khai, mô tả hiện trạng tài sản cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề hoàn trả tài sản hưởng dụng khi xác định được tài sản hưởng dụng ban đầu là

73

tài sản gì, ra sao và khi hồn trả thì hiện trạng tài sản như thế nào, hư hao nào là hao mòn tự nhiên và hư hao là do chủ quan. Thực chất, việc phải kê khai tài sản hưởng dụng đã từng được ghi nhận tại Điều 593 BLDS Trung kỳ năm 193674

và tại Điều 434 BLDS Sài Gòn năm 197275. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, quy định về thủ tục kê khai, mô tả tài sản hưởng dụng nên ghi nhận theo hướng là quyền của chủ sở hữu tài sản chứ không phải là nghĩa vụ của bên hưởng dụng, bởi khi có kê khai sẽ giúp cho chủ sở hữu xác định được tình trạng của tài sản khi hoàn trả so với khi bắt đầu hưởng dụng. Vậy đây là lợi ích của chủ sở hữu nên chủ sở hữu có quyền thực hiện việc kê khai hoặc không nhưng nếu không kê khai hiện trạng tài sản hưởng dụng thì sau này có phát sinh tranh chấp về việc bên hưởng dụng gây hư hỏng tài sản hưởng dụng thì chủ sở hữu có nghĩa vụ phải chứng minh về những thiệt hại ấy.

Thứ hai, về vấn đề đăng ký đối với quyền hưởng dụng thì hiện nay BLDS

năm 2015 chỉ đề cập đến việc thực hiện đăng ký nếu luật có quy định tại Điều 262 nhưng cho đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ văn bản luật nào đề cập đến việc đăng ký quyền hưởng dụng. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện quy định trên bởi các chủ thể hưởng dụng sẽ không xác định được trường hợp nào phải đăng ký và trường hợp nào không cần phải đăng ký. Theo quan điểm của tác giả thì việc đăng ký quyền hưởng dụng nên được thực hiện đối với những tài sản có đăng ký xác lập quyền sở hữu vì việc đăng ký khơng chỉ nhằm ghi nhận quyền hưởng dụng đối với tài sản, mà cịn là cơng cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý về tài sản trong xã hội cũng như nắm được thông tin về sự biến động của tài sản đó, ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, khơng chính đáng76, một trật tự về tài sản hợp pháp với tính

74

Điều 593BLDS Trung kỳ năm 1936: “Tài sản thế nào thời người hưởng dụng thu nhận thế ấy, nhưng phải

lập một bản kê biên các động sản và một bản kê biên các bất động sản với người nghiệp chủ rồi nhiên hậu mới được hưởng dụng. Nếu người nghiệp chủ đi khỏi hay là không muốn lập các bản kê biên ấy thời người hưởng dụng thu lợi được làm đơn xin với quan Tòa sơ cấp sở tại chỗ tài sản cử một quan viên nào thay mặt người nghiệp chủ mà lập các bản kê ấy, các bản ấy khi lập xong phải do lý trưởng nhận thiệt và phải làm ra ba bản, một bản giao người hưởng dụng thu lợi, còn hai bản kia một bản nạp cho lục sự Tòa sơ cấp để bỏ vào hồ sơ, một bản giao cho người nghiệp chủ. Thuộc về bất động sản, phàm nơi nào đã có sổ bảo tồn điền trạch rồi, thì quyền hưởng dụng thu lợi phải chú vào sổ ấy, nếu người hưởng dụng thu lợi hay các chủ nợ người ấy không lo sớm đem chú vào sổ bảo tồn điền trạch thời quyền hưởng dụng thu lợi ấy không thể viện ra để tranh nại với người đệ tam được”.

75 Điều 434 BLDS Sài Gòn năm 1972: “Người dụng ích phải chịu, trong suốt thời gian dụng ích, các sắc

thuế và đảm phụ đánh vào hoa lợi. Đối với những sắc thuế đảm phụ bất thường đánh vào quyền sở hữu trong thời gian dụng ích, sở hữu chủ có nghĩa vụ đài thọ, nhưng người dụng ích phải tiền lợi; nếu người dụng ích xuất tiền trả thì có quyền địi hồn lại khi quyền dụng ích mãn kết”.

76

Hồ Quang Huy (2014) , “Thực trạng pháp luật về đăng ký tài sản và nhu cầu ban hành luật đăng ký tài sản tại Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, tr. 7.

minh định cao về tình trạng pháp lý của tài sản sẽ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững77

.

Đối với người dân, thông qua hệ thống đăng ký, quyền lợi của các bên trong quan hệ hưởng dụng được công khai minh bạch. Với việc không hạn chế tiếp cận các thông tin trong sổ đăng ký, cơng chúng có thể dễ dàng tìm hiểu và biết chính xác tất cả các thơng tin cơ bản về tài sản hưởng dụng, từ đó có đủ cơ sở để xem xét, quyết định việc tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế liên quan đến tài sản hưởng dụng. Ví dụ, ơng A muốn mua một căn nhà nhưng lại không hề hay biết căn nhà này đang là tài sản có quyền hưởng dụng của một chủ thể khác, vì vậy ơng đã đồng ý mua nhưng sau đó thì ơng lại bị giới hạn quyền sử dụng của mình trong thời hạn hưởng dụng của bên hưởng dụng. Điều này gây bất lợi rất lớn cho ông A. Vậy nếu như quyền hưởng dụng được đăng ký thì ơng A có thể kiểm tra thông tin về căn nhà và cân nhắc việc mua nó hay khơng khi có một quyền hưởng dụng trên đó, hoặc khi đồng ý mua thì ơng có thể thỏa thuận lại về giá trị căn nhà theo hướng có lợi cho mình. Như vậy việc đăng ký quyền hưởng dụng còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể, điều này đồng nghĩa với việc thời điểm đăng ký quyền hưởng dụng sẽ là thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý đối kháng với bên thứ ba78. Ngoài ra, việc đăng ký quyền hưởng dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử của Tòa án với các tranh chấp về quyền hưởng dụng. Đối với những tài sản không cần phải đăng ký quyền sở hữu thì khơng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tuy nhiên vẫn phải tôn trọng quyền dù không đăng ký. Về cơ quan thực hiện việc đăng ký thì tương tự như việc thực hiện thủ tục kê khai, nghĩa là khi tài sản đó được đăng ký xác lập quyền sở hữu ở cơ quan nào thì cơ quan đó sẽ là cơ quan đăng ký quyền hưởng dụng ln.

Tóm lại, tác giả nhận thấy quy định về thủ tục thực hiện quyền hưởng dụng hiện cịn chưa hồn thiện bởi tính chặt chẽ trong việc quản lý tài sản được hưởng dụng chưa cao và có thể làm phát sinh những tranh chấp cũng như khó khăn trong q trình giải quyết. Vì vậy theo đề xuất của tác giả đối với thủ tục thực hiện quyền hưởng dụng cần chia làm 02 nội dung:

77

Hồ Quang Huy (2014) , tlđd số 76, tr. 2.

78

Khi phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba sẽ tạo cho bên có quyền có quyền truy địi tài sản. Chẳng hạn, trong trường hợp chủ sở hữu tài sản hưởng dụng không giao tài sản cho bên hưởng dụng mà đem tài sản đi mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho người khác thì bên hưởng dụng sẽ có quyền u cầu bên thứ ba phải trao trả tài sản để bên hưởng dụng thực hiện quyền của mình, trong trường hợp này quyền của bên hưởng dụng được ưu tiên hơn.

Một là, về thủ tục kê khai, mô tả tài sản hưởng dụng trước khi hưởng dụng. Thủ tục này hiện nay không được quy định trong BLDS năm 2015 tạo sự khiếm khuyết trong quy định pháp luật, vì vậy nếu trong thời gian sắp tới cần có một văn bản hướng dẫn chi tiết về các quyền khác trong BLDS nói chung và quyền hưởng dụng nói riêng. Văn bản hướng dẫn này có thể tồn tại dưới dạng Nghị định của Chính phủ hoặc Nghị quyết của Quốc hội nhưng do một số quy định khác của quyền hưởng dụng chỉ được thực hiện khi có quy định của Luật nên có một số phần về quyền hưởng dụng không thể được giải thích trong Nghị định mà phải bằng một văn bản có giá trị pháp lý tương đương với Luật. Do đó, trong trường hợp này tác giả đề xuất quy định về thủ tục hưởng dụng cũng nên được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội để thống nhất các quy định về hưởng dụng dụng trong một văn bản. Đồng thời việc quy định về thủ tục kê khai tài sản hưởng dụng nên được quy định như sau:

“1. Kê khai, mơ tả tình trạng tài sản trước khi hưởng dụng là quyền của chủ

sở hữu tài sản. Việc kê khai phải lập thành văn bản và có xác nhận của cả hai bên – chủ sở hữu và bên hưởng dụng.

2. Trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không lập bản kê khai, mơ tả tài sản thì phải chứng minh về hiện trạng tài sản khi có tranh chấp”.

Như vậy, việc lập bản kê, mô tả tài sản là quyền của chủ sở hữu để quy định được thơng thống, chủ sở hữu được quyền tự do thực hiện quyền của mình hoặc có thể khơng thực hiện, chủ sở hữu sẽ khơng bị ràng buộc nếu ý chí khơng muốn thực hiện thủ tục trên. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu không thực hiện quyền kê khai, mô tả tài sản của mình thì khi phát sinh tranh chấp chủ sở hữu buộc phải dưa ra các bằng chứng cho thấy việc bên hưởng dụng sử dụng tài sản đã gây ra những hao mịn khơng thuộc về tự nhiên so với tài sản ở thời điểm bên hưởng dụng tiếp nhận. Lúc này bên hưởng dụng chỉ phải chứng minh ngược lại nêu chủ sở hữu chứng minh được yêu cầu của mình là hợp pháp.

Hai là, về thủ tục đăng ký quyền hưởng dụng. Tại Khoản 1 Điều 262 BLDS năm 2015 chỉ quy định: “Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu

luật có quy định”, nhưng do BLDS năm 2015 ban hành sau các văn bản chuyên

ngành khác dẫn đến hậu quả hiện nay khơng có quy định về đăng ký quyền hưởng dụng. Vì vậy, tác giả cho rằng những trường hợp cần phải đăng ký quyền hưởng dụng là những trường hợp hưởng dụng có đối tượng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, chẳng hạn như quyền sử dụng đất, nhà ở, rừng trồng, tàu bay, tàu biển. Như

vậy, trong thời gian sắp tới, Quốc hội cần lên phương án để sửa đổi, bổ sung cho các văn bản luật điều chỉnh về các loại tài sản này như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam… để tạo sự thống nhất giữa luật chung và luật riêng trong hệ thống pháp luật dân sự. Ngồi ra, có thể ghi nhận việc đăng ký quyền hưởng dụng dưới dạng là một quyền của bên hưởng dụng trong Nghị quyết hướng dẫn về quyền khác trong BLDS năm 2015 như sau:

“1. Bên hưởng dụng có quyền đăng ký hưởng dụng tại cơ quan Nhà nước có

thẩm quyền.

2. Quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ khi đăng ký”. Việc đăng ký hưởng dụng sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu lực của quyền

hưởng dụng mà chỉ là cơ sở làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Điều này là cần thiết trong việc quản lý tài sản của Nhà nước cũng như minh bạch về các nhóm quyền, tạo thuận lợi cho người thứ ba khi thực hiện giao dịch, đồng thời làm phát sinh quyền truy đòi tài sản của bên hưởng dụng.

2.3. Bất cập về cách thức thực hiện quyền khi có nhiều người cùng có quyền hưởng dụng trên một tài sản và kiến nghị hoàn thiện

Về chủ thể hưởng dụng BLDS năm 2015 chỉ quy định bên hưởng dụng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân tại Điều 259: “Quyền hưởng dụng đã được xác lập

có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Tuy nhiên trong quy định này lại không nêu lên số lượng chủ thể được

quyền hưởng dụng trên một tài sản, điều này dẫn đến việc khơng có một quy chế cụ

Một phần của tài liệu Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 55 - 62)