Thời hạn hưởng dụng

Một phần của tài liệu Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG

1.5. Thời hạn hưởng dụng, chấm dứt quyền hưởng dụng

1.5.1. Thời hạn hưởng dụng

Theo Khoản 1 Điều 260 BLDS năm 2015: “Thời hạn của quyền hưởng dụng

do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân”. Như vậy, có thể thấy quy định về thời hạn hưởng dụng có sự tách bạch về

khoảng thời gian tồn tại quyền hưởng dụng của cá nhân và pháp nhân.

a) Đối với cá nhân

Thời hạn hưởng dụng có thể được xác lập do sự thỏa thuận giữa các bên (ví dụ, A tặng cho B quyền khai thác và thu lợi đối với vườn cây ăn quả của mình trong thời gian là 30 năm) hoặc do quy định của pháp luật xác định đối với một trường hợp cụ thể nào đó thì quyền hưởng dụng đó sẽ được thực hiện trong thời hạn bao lâu, về điều này thì BLDS năm 2015 và các luật liên quan chưa có sự minh thị. Tuy nhiên dù là do sự thỏa thuận của các bên hay do quy định của luật thì quyền này cũng sẽ chấm dứt khi người hưởng dụng đầu tiên chết. Do đó dẫn đến sẽ có trường hợp quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt trước khi hết hạn hưởng dụng. Chẳng hạn, cũng trong ví dụ trên A với B thỏa thuận thời hạn hưởng dụng là 30 năm nhưng đến năm thứ 20 thì B qua đời như vậy quyền hưởng dụng lúc này sẽ chấm dứt. Đồng thời, mặc dù pháp luật không giới hạn thời gian hưởng dụng theo thỏa thuận là bao nhiêu nhưng trên cơ sở quy định này các bên trong quan hệ hưởng dụng phải nhận thức được mình khơng thể thỏa thuận một thời gian quá lâu so với khả năng tồn tại của một cá nhân. Ngồi ra, thời hạn hưởng dụng cịn phát sinh vấn đề đó là trong trường hợp có nhiều người cùng được hưởng dụng63

và nếu như những người cùng hưởng dụng này được phân chia phần quyền hưởng dụng của mình một cách rõ ràng thì người nào qua đời sẽ làm kết thúc phần quyền hưởng dụng của người đó, ngược lại

63

nếu như quyền hưởng dụng không được phân chia hay cịn gọi là trong tình trạng vị phân thì khi một người hưởng dụng chết sẽ không đủ cơ sở để làm triệt tiêu quyền hưởng dụng của tất cả những người khác và lúc này quyền hưởng dụng chỉ chấm dứt, đối với tất cả mọi người, bởi cái chết của người có quyền cuối cùng64. Khác với pháp luật Việt Nam, luật của Québec lại quy định thời hạn hưởng dụng đối với cá nhân trong trường hợp các bên có thỏa thuận thời hạn thì khơng được q 100 năm. Cụ thể tại Điều 1123 BLDS Québec: “Thời hạn của quyền hưởng dụng không thể

quá 100 năm, ngay cả khi chứng thư thành lập nó có một thời hạn dài hơn hoặc tạo thành một quyền hưởng dụng thừa kế được. Quyền hưởng dụng được thoả thuận khơng thời hạn, thì coi như được thoả thuận trọn đời”. Chung quy về thời hạn là

một con số định lượng mà tùy vào từng quốc gia quy định thế nào bởi việc giới hạn thời gian hưởng quyền bằng một con số không làm ảnh hưởng đến bản chất của quyền hưởng dụng.

Ngồi ra, bên hưởng dụng cịn được phép cho thuê quyền hưởng dụng của mình nhưng thời hạn cho th thì khơng được vượt q thời hạn được phép hưởng dụng (Khoản 2 Điều 260 BLDS năm 2015). Cũng theo quy định tại Điều 260 BLDS năm 2015 chúng ta thấy xuất hiện cụm từ “người hưởng dụng đầu tiên” trong khi quyền hưởng dụng không được để lại thừa kế hay sang nhượng cho người khác. Để lý giải cách thức quy định này thì tác giả cho rằng do ảnh hưởng của quy định trên trong các bản dự thảo BLDS trước đó là cho phép chuyển nhượng quyền hưởng dụng (từ dự thảo BLDS lần thứ 2 cho đến dự thảo lần 8) nên có sự phân chia là người hưởng dụng đầu tiên và những người sau đó được chuyển nhượng khơng phải là người hưởng dụng đầu tiên.

b) Đối với pháp nhân

Tiếp theo, bàn đến vấn đề thời hạn của quyền hưởng dụng khi bên hưởng dụng là pháp nhân thì quyền này chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt sự tồn tại nhưng không quá 30 năm (Khoản 1 Điều 260 BLDS năm 2015). Như vậy khác với cá nhân, thời hạn hưởng dụng của pháp nhân có thể xác định rõ thời hạn tối đa là 30 năm. Đồng thời, việc chấm dứt tồn tại của pháp nhân có thể do sự hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể và phá sản pháp nhân (Điều 96

64

Trong đó, cần làm rõ một vấn đề ở đây là quyền hưởng dụng lúc này sẽ chấm dứt bởi cái chết của người cuối cùng có quyền, mà người cuối cùng ở đây là người phát sinh quyền hưởng dụng cùng lúc với tất cả những người hưởng dụng đã chết trước đó, như vậy người này là người cuối cùng chết trong số những người hưởng dụng cùng nhau chứ không phải là người được hưởng dụng cuối cùng, bởi quyền hưởng dụng không được chuyển giao cho chủ thể khác nên chỉ có thể có một hoặc nhiều người cùng hưởng dụng tại một thời điểm.

BLDS năm 2015) và pháp nhân được xem là chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù khi pháp nhân rơi vào các trường hợp chấm dứt tồn tại như hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thì quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ có thể được kế thừa bởi pháp nhân mới nhưng đối với quyền hưởng dụng là quyền không thể chuyển dịch cho chủ thể khác cho nên quyền hưởng dụng lúc này sẽ hoàn toàn chấm dứt. Tương tự về thời hạn hưởng dụng của pháp nhân trong BLDS năm 2015, các nước trên thế giới cũng quy định khoảng thời gian hưởng dụng tối đa của pháp nhân là 30 năm. Chẳng hạn tại 1123 BLDS Québec quy định: “Nếu người hưởng dụng là một pháp nhân, thời hạn này là ba

mươi năm” hoặc Điều 619 BLDS Pháp: “Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức nếu khơng trao cho cá nhân thì chỉ kéo dài tối đa 30 năm”.

Một phần của tài liệu Quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự việt nam (Trang 38 - 40)