CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN HƯỞNG DỤNG
2.6. Bất cập về việc hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng và kiến
kiến nghị hoàn thiện
Đối với vấn đề hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng mặc dù đã được quy định trong Điều 266 BLDS năm 2015, tuy nhiên quy định này chỉ dừng lại ở hành vi hoàn trả của bên hưởng dụng khi quyền hưởng dụng bị chấm dứt theo các căn cứ tại Điều 265 BLDS năm 2015 chứ vẫn chưa chi tiết hóa việc hồn trả cụ thể như thế nào với từng loại tài sản được hưởng dụng. Có thể do phần về đối tượng của quyền hưởng dụng không được quy định rõ dẫn đến hậu quả pháp lý của việc chấm dứt quyền trên các đối tượng đó cũng khơng được nêu ra trong luật. Trong khi đó các BLDS thời kỳ Pháp thuộc có nêu rằng khi hồn trả tài sản hưởng dụng thì khơng buộc hồn trả như ban đầu mà sau khi hưởng dụng cịn thế nào thì hồn trả thế ấy. Cụ thể, trường hợp nếu như tài sản hưởng dụng là súc vật thì bên hưởng dụng có thể bán súc vật đó nhưng khi hồn trả thì hồn trả như số lượng đã nhận ban đầu, bán đi bao nhiêu thì hồn trả lại bấy nhiêu, trường hợp nếu như đàn súc vật khơng cịn do tai biến hoặc bệnh tật mà khơng phải do lỗi của bên hưởng dụng thì bên hưởng dụng phải hồn lại da hoặc giá tiền da ấy cho người hư chủ, nếu trong đàn đó có những con mới sinh thì sẽ được lấy thế vào những con đã chết. Nếu đối tượng của quyền hưởng dụng là những tài sản như đất đai, nhà cửa, vải vóc, đồ gia dụng, đồ trang trí thì khi chấm dứt quyền hưởng dụng tài sản cịn lại thế nào thì
97
Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong BLDS tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(178), tr. 34.
hoàn trả thế ấy trừ trường hợp do lỗi của bên hưởng dụng dẫn đến làm mất hoặc hư hỏng tài sản hưởng dụng. Đối với cây cối nếu khi kết thúc quyền hưởng dụng mà cây chết đi hoặc gãy đổ thì bên hưởng dụng trồng lại cây khác thế vào cho chủ sở hữu hoặc phải hồn trả gỗ nếu như khơng muốn trồng lại.
Theo tác giả thì pháp luật dân sự liên quan đến quyền hưởng dụng cũng nên nêu rõ việc tài sản sau khi hưởng dụng như thế nào thì hoàn trả thế ấy bởi việc hoàn trả theo hiện trạng ban đầu là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, khi hồn trả mà tài sản có hư hao bởi những hao mịn khơng thuộc về tự nhiên hay do tập quán của việc sử dụng tài sản thì chủ thể hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu, cịn nếu có rủi ro làm hư hao tài sản trong quá trình hưởng dụng thì rủi ro và thuộc phạm vi của chủ thể hưởng dụng thì chủ thể này phải chịu trù trường hợp họ có thỏa thuận khác với chủ sở hữu (Khoản 2 Điều 162 BLDS năm 2015).
Song song đó việc quy định về vấn đề hoàn trả cũng chỉ hiểu đơn thuần theo kiểu có một chủ thể hưởng dụng và khi chấm dứt quyền thì họ phải hồn trả mà chưa lường được tình huống là quyền hưởng dụng được trao hơn một người và căn cứ nêu trên chỉ áp dụng cho một người thì hệ quả thế nào? chấm dứt toàn bộ hay chỉ chấm dứt với người liên quan? Trong trường hợp này có tác giả cho rằng nếu như có nhiều người cùng được hưởng dụng và căn cứ chấm dứt áp dụng với một hay một số người thì quyền hưởng dụng chỉ chấm dứt với những người này98
.
98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở là một chế định được ghi nhận lần đầu tiên trong pháp luật dân sự thời kỳ hiện đại, do đó các quy định về quyền hưởng dụng khơng tránh khỏi những thiếu sót cũng như tồn tại những quy định mang tính chất chung chung, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho q trình áp dụng trong khi Bộ luật dân sự đã có hiệu lực. Vì những khúc mắc đó nên ở Chương 2 tác giả đi sâu vào phân tích những bất cập từ các quy định về quyền hưởng dụng và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện những bất cập trên. Cụ thể, tác giả lựa chọn một vài vấn đề vướng mắc như vấn đề về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, thủ tục thực hiện quyền, đối tượng của quyền hưởng dụng, trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng do không thực hiện quyền trong một thời hạn luật định và vấn đề hoàn trả tài sản hưởng dụng khi chấm dứt quyền. Đối với căn cứ xác lập quyền bao gồm ba căn cứ là thỏa thuận, di chúc và luật định, trong đó căn cứ luật định thì hiện nay chưa rõ trường hợp hưởng dụng nào là do luật định vì vậy tác giả đã nêu ra một số trường hợp được quy định rải rác trong các văn bản luật mà tác giả cho rằng những quy định này mang bản chất của quyền hưởng dụng như trường hợp hạn chế phân chia di sản, quyền lưu cư của vợ chồng khi ly hôn, trường hợp về di sản chưa chia, trường hợp di sản thờ cúng. Đối với vấn đề về thủ tục thực hiện quyền hưởng dụng thì tác giả đề xuất nên ghi nhận quyền kê khai, mô tả tài sản hưởng dụng của chủ sở hữu để thuận lợi trong việc xác định những hư hao khơng phải do tự nhiên trong q trình hưởng dụng, đồng thời đối với việc đăng ký quyền hưởng dụng nên quy định rõ áp dụng đối với tài sản nào chẳng hạn như những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Đối tượng của quyền hưởng dụng thì tác giả đề xuất khơng nên xem tất cả các loại tài sản đều là tài sản có thể hưởng dụng mà nên loại trừ những tài sản không phù hợp như tài sản tiêu hao hay một số nhóm quyền tài sản. Việc hồn trả tài sản cũng nên ghi nhận rõ khi hồn trả thì hồn trả thế nào, theo tác giả nên hoàn trả theo hiện trạng sau khi đã hưởng dụng, tài sản cịn ngun vẹn thì hồn trả ngun vẹn, cịn một phần thì hồn trả một phần, khơng cịn vì lý do khách quan thì khơng cần hồn trả, nếu vì lý do chủ quan thì chủ thể hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu theo giá trị của tài sản ở thời điểm phải hoàn trả.
KẾT LUẬN
Quyền hưởng dụng là một quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong Bộ luật dân sự thời kỳ hiện đại. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm cũng như nghiên cứu đầu tư làm rõ các quy định của nhóm quyền này. Mặc dù, trước đó quyền này đã từng tồn tại trong các Bộ luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc, nhưng do tuổi thọ của những Bộ luật này không kéo dài dẫn đến nhận thức về quyền này còn chưa được sâu sắc. Đồng thời, trong mỗi bối cảnh xã hội khác nhau thì quy định pháp luật cũng khác nhau để phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của từng thời kỳ. Do đó, tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu đề tài này là phù hợp với nhu cầu của thực tiễn.
Theo quan điểm của tác giả, việc ghi nhận quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 là điều cấp thiết và phù hợp bởi nhu cầu của xã hội về nhóm quyền này là có thực, do đó nếu khơng đặt ra các quy định điều chỉnh về quyền hưởng dụng sẽ tạo ra lỗ hỏng pháp lý so với thực tiễn xã hội. Dù vậy, các quy định về quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự hiện nay vẫn còn nhiều khúc mắc, chưa được cụ thể và minh thị, cịn gây nhiều khó khăn và cần được khắc phục. Trong đó, những bất cập này khơng chỉ đến từ Bộ luật dân sự mà cịn do q trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa phù hợp, những văn bản chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở…lại được ban hành trước Bộ luật dân sự dẫn đến việc thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tập trung phân tích nội hàm của quyền hưởng dụng trên cơ sở xác định vị trí của quyền hưởng dụng trong hệ thống pháp luật dân sự, đồng thời có sự so sánh giữa khái niệm quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 với các khái niệm quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự của chế độ cũ và Bộ luật dân sự Pháp. Từ đó, tác giả đã đề xuất một khái niệm mới cho quyền hưởng dụng để đảm bảo sự tách bạch giữa quyền này và những quyền khác: “Quyền hưởng dụng là quyền mà chủ thể có quyền được thực hiện trực tiếp
trên tài sản nhằm khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”.
Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày các đặc điểm của quyền sử hưởng dụng trên cơ sở xem xét bản chất của quyền này. Trong đó, có thể thấy quyền hưởng dụng có những đặc điểm như: là quyền trên tài sản của người khác, là quyền được thực hiện trực tiếp trên tài sản, là quyền hạn chế, là quyền được khai thác công dụng
và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản và được xác lập theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định pháp luật.
Bên cạnh việc phân tích, làm rõ các quy định về căn cứ xác lập quyền, chủ thể quyền và nội dung quyền, căn cứ chấm dứt quyền cũng như hệ quả pháp lý của việc chấm dứt quyền hưởng dụng, tác giả cũng đã đưa ra những vướng mắc, bất cập của luật đối với quyền hưởng dụng như: bất cập trong việc quy định căn cứ xác lập quyền hưởng dụng, bất cập trong quy định về thủ tục để thực hiện quyền hưởng dụng, thiếu sót của luật khi khơng đề cập đến trường hợp nhiều người cùng hưởng dụng, bất cập trong việc chưa làm rõ đối tượng của quyền hưởng dụng cũng như việc hoàn trả tài sản hưởng dụng và việc Bộ luật dân sự năm 2015 chưa quy định thời gian nhất định làm chấm dứt quyền hưởng dụng do không thực hiện quyền.
Để giải quyết cho những bất cập này tác giả cũng đã để ra những giải pháp bằng cách kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết để giải thích chi tiết các nội dung trên. Cụ thể, đối với việc chưa làm rõ các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng, bao gồm căn cứ do luật định và do ý chí chủ sở hữu, tác giả đã nêu lên các trường hợp được quy định trong các văn bản pháp luật hiện nay có mang bản chất của quyền hưởng dụng như trường hợp hạn chế phân chia di sản, quyền lưu cư của vợ chồng, trường hợp di sản chưa chia và di sản thờ cúng. Từ đó, kiến nghị việc quy định rõ những trường hợp này là quyền hưởng dụng do luật định. Đối với quyền hưởng dụng được xác lập do ý chí của chủ sở hữu, tác giả cho rằng cần thay đổi khái niệm về quyền hưởng dụng để thấy rõ bản chất của quyền này, tránh sự nhầm lẫn với những quyền khác không phải là quyền hưởng dụng. Tiếp theo, đối với thủ hưởng để thực hiện quyền hưởng dụng, tác giả đề xuất ghi nhận thêm thủ tục kê khai, mô tả hiện trạng tài sản ở thời điểm hưởng dụng dưới dạng quyền của chủ sở hữu tài sản, việc kê khai sẽ giúp tránh những tranh chấp sau này, do đó nếu khơng thực hiện quyền này thì chủ sở hữu có nghĩa vụ chứng minh khi tranh chấp xảy ra. Bên cạnh thủ tục kê khai, tác giả cho rằng thực hiện việc đăng ký đối với những loại tài sản có giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ đảm bảo tốt cho công tác quản lý của Nhà nước và làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Trường hợp có nhiều người cùng hưởng dụng trên một tài sản thì nên xem xét đến cái chết của một người hoặc sự chấm dứt hoạt động của một pháp nhân không thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những cá nhân, pháp nhân còn lại. Về đối tượng của quyền hưởng dụng, tác giả cho rằng trong các loại vật, tiền, giấy tờ giá và quyền tài sản thì tiền là đối tượng khơng thể hưởng dụng được vì nó mang
bản chất của tài sản tiêu hao. Cuối cùng, đối với vấn đề hoàn trả tài sản thì cần quy định rõ cách thức hoàn trả đối với từng loại tài sản. Chẳng hạn, đối với vật thì chỉ cần hồn trả theo hiện trạng khi hoàn trả bởi quá trình sử dụng, khai thác sẽ có những hao mòn tự nhiên là điều không tránh khỏi, cịn đối với giấy tờ có giá và quyền tài sản thì sẽ hồn trả sau khi nhận được lợi ích phát sinh từ các đối tuộng này trong thời hạn hưởng dụng.
Tóm lại, để việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về quyền hưởng dụng đạt kết quả tốt, tác giả cần phải biết kế thừa và phát huy những thành quả đã có, những điểm tiến bộ, từ những quy định trong các Bộ luật dân sự trước đây. Đồng thời biết tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là những nước xây dựng thành công rất sớm bộ phận pháp luật này như cộng hoà Pháp, Québec, Thái Lan.... Trước hết, cần phải rà soát và hệ thống hố lại tồn bộ các quy phạm, tìm ra các điểm bất cập để tiến hành hoàn thiện các quy phạm này. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về quyền hưởng dụng phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Mặt khác, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về các điều khoản chưa rõ ràng, cụ thể để tránh những cách hiểu không đồng bộ, tạo sự thống nhất trong cách giải quyết tranh chấp. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của cơ quan xây dựng pháp luật, quy định về quyền hưởng dụng ở Việt Nam sẽ ngày càng hồn thiện, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, xã hội đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013.
2. BLDS năm 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005. 3. BLDS năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. 4. Luật đất đai 2013 (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013. 5. Luật nhà ở 2014 (Luật số 65/2014/QH13) ngày 25/11/2014.
6. Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Luật số 29/2004/QH11) ngày 03/12/2004.
7. Quyết định số 01 /QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo BLDS (sửa đổi), Chuyên đề 3. Những nội dung cơ bản của Phần thứ hai "Quyền sở hữu và các vật quyền khác" - dự thảo BLDS (sửa đổi).
Văn bản của chế độ cũ, của nước ngoài
8. BLDS Trung kỳ năm 1936 (Luật số 4931) ngày 21/10/1936
9. BLDS Sài Gòn năm 1972 (Luật số 028 TT/SLU) ngày 20/12/1972
10. Sắc lệnh ngày 21 tháng 7 năm 1925 đã được ban hành ở Nam phần do nghị định Toàn quyền ngày 07 tháng 01 năm 1927.
11. Sắc lệnh 03 ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa.
B. Danh mục các tài liệu tham khảo
Tài liệu Tiếng Việt
12. Bản dịch BLDS và thương mại Thái Lan các quyển I – VI (1995), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Bản dịch BLDS Pháp (2005), Nxb. Tư pháp.
14. Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong BLDS tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 17(178), tr. 28 - 34.
15. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), “Bình luận khoa học những điểm mới của
16. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Nhật Thanh (2015), “Bàn thêm về quy định liên quan đến tài sản trong Dự thảo sửa đổi BLDS năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập