Cơ chế phối hợp giữa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 32 - 34)

Các quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán nợ ghi nhận: “Trong hoạt động mua, bán nợ giữa Công ty Quản lý tài sản và tổ chức tín

dụng, tồn bộ các quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm khác cho khoản nợ xấu được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng

và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ”57

. Xét ở góc độ pháp

lý của hoạt động mua bán tài sản, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu tài sản sang cho bên mua. Bên mua thanh toán tiền và sẽ trở thành chủ sở hữu mới với toàn

53

Theo phần B, mục III, tiểu mục 2, điểm c Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 về Phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng” ghi nhận “Sử dụng nguồn tiền thu về từ cổ phần hóa để bổ

sung năng lực cho DATC để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động tham gia vào quá trình tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước và các tổ chức tín dụng”.

54 “Vay tiền nước ngoài cứu nợ xấu ngân hàng?”, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh /175850/ vay-tien- nuoc-ngoai-cuu-no-xau-ngan-hang.html, truy cập ngày 29/5/2016

55 “Xử lý ‘cục máu đơng’ nợ xấu: Chun gia hiến kế gì?”, http://vtc.vn/xu-ly-cuc-mau-dong-no-xau-chuyen- gia-hien-ke-gi.1.509371.htm, truy cập ngày 29/05/2016

56 “VEPR: Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN để lấy nguồn ứng vốn cho VAMC xử lý nợ xấu”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/vepr-day-manh-co-phan-hoa-dnnn-de-lay-nguon-ung-von-cho-vamc-xu- ly-no-xau-2014122010505095013.chn, truy cập ngày 29/05/2016

57

Điều 7 khoản 1 Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 Quy định về Việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam do thống đốc NHNN ban hành.

27

quyền thực hiện quyền năng của một chủ sở hữu: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong hoạt động mua bán nợ của VAMC, thì VAMC sẽ trở thành chủ nợ mới của khách hàng vay, có quyền tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu. Nhưng thực tiễn thì trong hoạt động mua bán nợ bằng TPĐB, VAMC sẽ “ủy quyền” lại cho TCTD để thực hiện một số quyền năng của mình trong quá trình xử lý nợ xấu như: Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu (bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay) và TCTD sẽ báo cáo cho VAMC theo định kỳ. Thực trạng này xuất phát từ các lý do chính sau:

Thứ nhất, do TCTD là chủ thể hợp tác với khách hàng vay “ngay từ lúc đầu” nên rất am hiểu tình hình hoạt động, khả năng tài chính của khách hàng vay; TCTD có tiềm lực tài chính, cơ cấu hồn thiện, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu chuyên môn trong nghiệp vụ xử lý tài sản, thu hồi nợ.

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng do VAMC mới thành lập, mơ hình tổ chức

chưa hồn thiện; cịn thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu pháp luật; kinh phí hoạt động còn hạn chế nên VAMC thường “đẩy ngược trách nhiệm” bằng cách ủy quyền ngược lại cho các TCTD để xử lý nợ xấu. Qua đó cho thấy, chưa có sự “tách bạch”58 giữa chủ thể mua nợ và chủ thể bán nợ. TCTD vẫn phải có trách nhiệm xử lý nợ mặc dù đã bán cho VAMC và vẫn là “chủ nợ về mặt thực tế”, cịn VAMC thì chỉ là “chủ nợ về mặt danh nghĩa”. Điều này dẫn đến sự phối hợp giữa VAMC với các TCTD vẫn còn lỏng lẻo, khơng chặt chẽ, chưa đồng bộ, thậm chí khơng cần VAMC xử lý nợ xấu đã bán. TCTD vẫn là chủ thể có trách nhiệm chính trong xử lý nợ xấu theo đúng tinh thần “tự cứu mình là chính”. Động lực thu hồi nợ của các TCTD rõ ràng và rất quyết tâm vì khi đáo hạn TPĐB, khoản nợ xấu có thể sẽ quay ngược lại chính các TCTD đã bán nợ.

Thứ ba, VAMC vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm như: Việc cơ cấu lại các khoản nợ được mua bằng TPĐB phải được sự thống nhất và đồng ý từ các TCTD (mặc dù luật trao cho VAMC toàn quyền thực hiện biện pháp này); hay việc phát mại tài sản phải được sự hợp tác của các TCTD vì nếu giá trị thu về quá thấp sẽ gây thiệt hại

58

Nguyễn Thị Thu Thu, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), “Hoạt động mua bán nợ của VAMC thời gian qua - thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18 tháng 9/2014, tr. 29

28

cho chính khách hàng vay và các TCTD… Mặc dù VAMC rất muốn tích cực và chủ động trong quá trình xử lý nợ xấu, chia sẻ gánh nặng với các TCTD để đáp ứng được kỳ vọng đề ra nhưng các lý do trên khiến VAMC khơng có nhiều thực quyền trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu và định đoạt tài sản bảo đảm, nên VAMC thưởng ủy quyền lại cho các TCTD để thay mình thực hiện các hoạt động trên. Để giải quyết vấn đề này, tác giả có một số kiến nghị như sau:

Một là, xây dựng mơ hình hoạt động của VAMC theo hướng hoàn thiện, chun nghiệp hóa trong q trình xử lý nợ xấu; chú trọng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ thẩm định và đấu giá tài sản để VAMC có đủ tiềm lực, sự vững mạnh để xử lý nợ xấu.

Hai là, để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, các nước Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các AMC tập trung để xử lý nợ. Các AMC này ngay từ đầu đã được xác định là chỉ hoạt động trong một khoản thời gian nhất định. Thời gian hoạt động của VAMC không được xác định trước nên sẽ khơng có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ xấu một cách nhanh chóng và quyết liệt với chi phí thấp nhất có thể. Chính vì vậy, NHNN cũng nên tạo sức ép bằng cách quy định một khoảng thời gian hoạt động cụ thể cho VAMC, qua đó sẽ tăng cường sự tích cực và chủ động hơn trong quá trình xử lý nợ xấu, chia sẻ trách nhiệm với các TCTD, bảo đảm quá trình xử lý nợ xấu được thúc đẩy toàn diện.

Ba là, hoàn thiện các quy định pháp luật để VAMC có tồn quyền tiến hành các biện pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là các vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm qua đó nâng cao vai trị, vị thế của VAMC. Để VAMC có thể trở thành một chủ nợ thực tế chứ không phải là một “chủ nợ trên giấy tờ” với những quyền năng không thể thực thi thuận lợi trên thực tế.

Bốn là, ghi nhận thỏa thuận “chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ” với các TCTD trong quá trình đàm phán mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Lúc này, việc xử lý nợ xấu không phải là gánh nặng “chủ chốt” ở chính các TCTD nữa, mà trách nhiệm là của hai bên vì cả VAMC và TCTD đều “cùng bị ràng buộc” về kết quả của quá trình xử lý nợ xấu. Do đó sẽ tăng cường được quá trình phối hợp – hợp tác giữa các bên cũng như tạo thêm động lực cho VAMC, TCTD xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 32 - 34)