Biện pháp khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 46 - 48)

2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu

2.3.4 Biện pháp khởi kiện hoặc ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho tổ chức tín

dụng bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tịa án

Trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD, có 2 trường hợp mà TCTD sẽ khởi kiện khách hàng vay ra Tòa án. Thứ nhất là khách hàng vay mặc dù lâm vào hồn cảnh khó khăn, nhưng vẫn cịn có khả năng trả nợ mà lại chây lỳ, không chịu hợp tác trong việc thanh toán nợ đến hạn. TCTD sau nhiều lần thương thảo bất thành đã tiến hành khởi kiện khách hàng vay ra Tòa án để yêu cầu khách hàng vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm (nếu không trả nợ đủ). Thứ hai là khách hàng đang đứng bên bờ phá sản, ngập trong nợ nần, hoạt động mang tính chất cầm chừng, khơng có khả năng thanh tốn khoản nợ đến hạn nhưng vẫn không chịu thống nhất, hợp tác với TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. TCTD đành phải tiến hành khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu.

Khi khoản nợ xấu được bán sang cho VAMC thực sự đã là “rất xấu”. Nhiều khách hàng vay đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, khơng cịn khả năng trả nợ, nhưng lại không chịu hợp tác trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Chính vì vậy, VAMC khi khởi kiện khách hàng vay ra Tòa án chủ yếu là để Tòa án ra phán quyết giúp VAMC có thể thuận lợi xử lý tài sản bảo đảm, giải quyết nợ xấu. Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 cho phép VAMC được kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tố tụng trong việc khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm tại Tòa án; kế thừa quyền và nghĩa vụ chủ nợ của TCTD bán nợ trong quá trình thi hành án và VAMC được phép ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án; ủy quyền hoặc chuyển giao quyền cho TCTD bán nợ thực hiện quyền và trách nhiệm của VAMC trong thi hành án. Quy định này khắc phục được những khó khăn trước đây khi các TCTD khởi kiện ra Tòa án trước khi bán nợ sang cho VAMC, thì VAMC sau khi trở thành chủ nợ mới phải tiến hành khởi kiện lại từ đầu. Lúc đó, VAMC phải làm lại các thủ tục tố tụng, thi hành án đối với các vụ việc đang xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian, tiến trình và tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC.

Tuy nhiên, mặc dù “gỡ bỏ” trên đã giúp cho VAMC có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu thông qua khởi kiện, nhưng VAMC vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do quá trình thi hành án kéo dài, nhiều bản án đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa được thi hành do nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là tập trung ở giai đoạn kê biên, thu

41

giữ tài sản bảo đảm, bên bảo đảm, bên nắm giữ tài sản cố tình khơng hợp tác, tẩu tán tài sản hoặc chấp hành viên không làm hết trách nhiệm trong giai đoạn này. Lý do mà tác giả cho là quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến tiến độ thi hành án là quy định tại Điều 58 về “Bảo quản tài sản thi hành án”76

và Điều 112 về “Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên”77 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014. Thực tiễn cho thấy, tài sản bảo đảm của khách hàng vay đối với các TCTD hiện nay chủ yếu là bất động sản, tàu biển, hệ thống máy móc… Trong đó, quy định giao tài sản thi hành án cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên thực tế vấn đề này thường ít xảy ra. Cịn quy định bảo quản tại kho của cơ quan Thi hành án dân sự thì dường như bất khả thi đối với bất động sản, tàu biển, hệ thống dây chuyền, máy móc. Nên thực tế sau khi cơ quan Thi hành án dân sự đã tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, kê biên tài sản bảo đảm thì thường giao lại cho chính khách hàng vay hoặc bên bảo đảm tiếp tục quản lý tài sản bảo đảm, đặc biệt là đối với bất động sản.

Quy định này vơ tình khiến cho q trình bán tài sản bảo đảm thơng qua các hình thức như bán đấu giá, bán không qua thủ tục đấu giá diễn ra rất khó khăn. Như khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua tài sản thực hiện việc xem xét, kiểm tra hiện trạng của tài sản thì bên quản lý tài sản bảo đảm thường không chịu hợp tác nhiệt tình, thậm chí gây khó khăn, cản trở làm nản lịng người có ý định mua tài sản. Từ đó làm hạn chế số người tham gia đấu giá, dẫn đến lý do nhiều phiên dấu giá tài sản liên tục thất bại do khơng có người tham gia đấu giá mặc dù đã hạ giá nhiều lần. Một nguyên nhân khác là chính họ cũng e ngại các “rủi ro” khi đã mua được tài sản thông qua con đường bán đấu giá với rất nhiều khâu, nhiều quy trình và thủ tục nhưng lại không nhận được tài sản do bên nắm giữ tài sản không chịu bàn giao tài sản, khiến cho người mua được tài sản khá vất vả, khó khăn trong “q trình trở thành chủ sở hữu hợp pháp của tài sản”78 hoặc chính họ có thể sẽ bị thiệt hại khi đã

76 Điều 58. Bảo quản tài sản thi hành án

1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;

b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

77 Điều 112. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên

1. Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó.

Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó.

78

Bùi Thị Thu Hiền (2015), “Nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự”, Tạp chí Dân

42

vay tiền ngân hàng để tham gia đấu giá nhưng vẫn chưa nhận được tài sản, trong khi tiền lãi thì tăng lên hằng ngày. Ngồi ra, một bất cập có thể nhận thấy từ quy định này là làm mất đi cơ hội bán được tài sản với giá cao do có ít người tham gia đấu giá làm cho tỷ lệ cạnh tranh bị hạn chế.

Theo tác giả, để giải quyết vấn đề này nên sửa đổi pháp luật theo hướng giao tài sản phải thi hành án cho cơ quan Thi hành án dân sự quản lý. Để đảm bảo quá trình thi hành án, phát mãi tài sản thơng qua bán đấu giá diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Qua đó, có thể đẩy mạnh được tiến trình xử lý nợ xấu của VAMC.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)