2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu
2.3.3 Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Đây được xem là biện pháp “truyền thống” để xử lý nợ xấu. Về mặt nguyên tắc, khi khoản nợ đến hạn mà khách hàng vay khơng có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ mà không được cơ cấu lại khoản nợ hoặc khơng có nguồn trả nợ khác thì VAMC hoặc TCTD (trong trường hợp được VAMC ủy quyền) sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế công tác xử lý tài sản bảo đảm cịn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do các bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật hoặc thực tiễn thực thi pháp luật trái với tinh thần của các văn bản hướng dẫn. Nên quá trình thu hồi nợ của VAMC và các TCTD tốn rất nhiều thời gian, thậm chí là khơng thể xử lý được tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Các khó khăn, vướng mắc cụ thể trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ đó là:
Thứ nhất, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý nợ
Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 thì VAMC (hoặc TCTD) sau khi thông báo cho khách hàng vay về việc giao tài sản bảo đảm để tiến hành xử lý thu hồi nợ, nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm khơng giao tài sản thì VAMC có quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Nhưng thực tế, việc khách hàng vay, bên bảo đảm cố tình khơng hợp tác, chây ỳ nhằm kéo dài thời gian, gây khó khăn, thậm chí cản trở q trình thu giữ tài sản là điều thường xuyên xảy ra như: cố tình đóng cửa khơng cho tiếp cận tài sản bảo đảm; không chịu di chuyển tài sản, máy móc, nhân viên ra khỏi nơi làm việc; khơng xác định được tài sản hiện đang ở đâu đối với động sản như ơtơ, tàu biển… thì mọi cố gắng tiếp theo của VAMC hay TCTD đều “trở nên vô nghĩa”69. Việc thu giữ tài sản bảo đảm của VAMC (hoặc TCTD) xuất phát từ một thỏa thuận trong lĩnh vực dân sự – thương mại nên việc thu giữ tài sản chỉ được tiến hành hợp pháp khi có sự
68 Đào Thị Hồ Hương (2013), “Bàn về hướng xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Ngân hàng, Số 4 tháng 2/2013, tr. 32
69
Nguyễn Tiến Đông (2015), “Một số giải pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 17 tháng 9/2015, tr. 13
37
hợp tác của hai bên, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo đảm không chịu giao tài sản thì VAMC hoặc TCTD sẽ khơng có quyền cưỡng chế, tịch thu hay kê biên tài sản.
Bên cạnh đó, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 cho phép nếu q trình thu giữ tài sản bảo đảm khơng hiệu quả (bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi cơng cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác) thì VAMC hoặc TCTD có thể nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an để hỗ trợ cho việc thu giữ tài sản bằng cách áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để “giữ gìn an ninh, trật tự”, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Do pháp luật chưa quy định cụ thể các biện pháp được áp dụng, trách nhiệm nếu không hỗ trợ cho người xử lý tài sản nên thực tế các cơ quan trên thường khơng nhiệt tình thực hiện. Nguyên nhân là vì hoạt động thu giữ tài sản xuất phát từ một giao dịch dân sự – thương mại, nên các cơ quan trên xem đây không phải là trách nhiệm của mình vì tinh thần Nhà nước khơng muốn “hành chính hóa” các quan hệ dân sự – kinh tế, thậm chí “né tránh”70
do lo sợ các trách nhiệm pháp lý về sau. Hoặc vì các lý do khác như chính quyền địa phương thường có ý kiến chỉ đạo “giải quyết theo hướng có lợi cho khách hàng vay tại địa phương”71, nhất là các DNNN thuộc địa phương, làm cho quá trình xử lý tài sản bảo khơng thể “cởi trói” được. Bên nhận bảo đảm thực chất mong muốn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các cơ quan trên trong việc thu giữ tài sản bảo đảm. Nhưng pháp luật chỉ ghi nhận Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Cơng an có trách nhiệm hỗ trợ “giữ gìn an ninh, trật tự” mà khơng có bất kỳ biện pháp hay chế tài nào áp dụng đối với bên giữ tài sản bảo đảm nếu chủ thể này không hợp tác.
Theo giới phân tích, “nút cổ chai” trong việc xử lý tài sản bảo đảm trong quy định của pháp luật hiện hành là khơng có quy định về vai trò của cơ quan hành pháp nhằm thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm72. Hệ thống pháp luật hiện hành với khuynh hướng bảo vệ người đi vay sẽ làm cho VAMC và TCTD gặp rất nhiều khó khăn trong q trình xử lý nợ xấu. Nếu khơng thu giữ được tài sản bảo đảm, VAMC (hoặc TCTD) chỉ có thể khởi kiện ra Toà án và yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm sau khi bản án đã có hiệu lực. Đây là “giải pháp cuối cùng” mà VAMC lẫn TCTD khơng mấy “mặn mà” với biện pháp này vì nhiều
70
Nguyễn Văn Phương (2013), “Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, Số 13 tháng 7/2013, tr. 19
71 Nguyễn Thanh Mai (2015), Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh, tr. 75
72
“Thơng tư 16/2014/TTLT: Chưa gỡ “nút” thanh lý tài sản”, http://www.sbvamc.vn/tin-tuc/thong-tu-16- 2014-ttlt--chua-go--nut--thanh-ly-tai-san/37382/038.html, truy cập ngày 08/06/2016
38
vụ việc rất đơn giản nhưng quá trình tố tụng lại tốn nhiều thời gian, chi phí, thủ tục rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, làm cho giá trị tài sản bị giảm sút dẫn đến số tiền thu hồi thấp (đặc biệt là bất động sản) hoặc do hiệu quả hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự chưa cao. Theo chủ tịch VAMC – ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, quá trình phát mại tài sản qua đấu giá mất nhiều thời gian, trong khi đó khách hàng khơng đồng ý bàn giao tài sản; bên bảo đảm khơng hợp tác trong q trình thỏa thuận giá khởi điểm, hoặc thuê tổ chức định giá, dẫn đến VAMC và TCTD không thể xử lý để thu hồi nợ73.
Thứ hai, phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 thì tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, nếu khơng có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định tại Nghị định này. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên có thể là phương thức bán tài sản bảo đảm không thông qua phương thức bán đấu giá, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận và tất cả các phương thức này được điều chỉnh bởi Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP- BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014. Riêng phương thức bán đấu giá tài sản của VAMC được điều chỉnh riêng bởi Thông tư 18/2014/TT-BTP ngày 08/09/2014.
Với quy định mới từ các văn bản trên đã gỡ bỏ được các rắc rối khi các khách hàng vay không chịu hợp tác trong vấn đề xác định giá bán tài sản bảo đảm; không chịu chỉ định cơ quan tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản; bất hợp tác trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, các quy định trên vẫn không đảm bảo hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC diễn ra thuận lợi vì khách hàng vay khơng chịu bàn giao tài sản và VAMC khơng có chức năng cưỡng chế, thu giữ tài sản bảo đảm sau khi quá trình xử lý tài sản bảo đảm kết thúc.
Theo như ý kiến của nguyên Thống đốc NHNN – ông Cao Sỹ Kiêm thì nếu khơng xử lý được tài sản bảo đảm thì nợ xấu mua về cũng chỉ có thể để “thờ”74 mà không thể xử lý triệt để. Chừng nào không gỡ bỏ các vướng mắc trong quá trình xử
73 Nguyễn Hồng Long (2016), “Tìm lời giải cho bài tốn nợ xấu của Ngân hàng”, Tạp chí Kinh tế và Dự
báo, Số 08 tháng 04/2016, tr. 28
74 “Không xử lý được tài sản đảm bảo, nợ xấu mua về chỉ để "thờ"”, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan- hang/khong-xu-ly-duoc-tai-san-dam-bao-no-xau-mua-ve-chi-de-tho-20160330142919691.chn, truy cập ngày 09/06/2016
39
lý tài sản bảo đảm, tiến độ xử lý nợ xấu của VAMC cịn bị “đình trệ”. VAMC cũng khó có thể bán các khoản nợ này cho nhà đầu tư do tài sản bảo đảm không thu giữ được, thị trường mua bán nợ do đó khó phát triển sơi động. Để giải quyết vấn đề này, tác giả có một vài kiến nghị như sau:
Một là, trong Quyết định 843/QĐ-TTg về Phê quyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của
hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” thì VAMC được xây dựng với định hướng trở thành tổ chức có vai trị trung tâm, là cơng cụ đặc biệt trong hoạt động xử lý nợ xấu của các TCTD. Với nhiệm vụ nặng nề như trên, Việt Nam cần xây dựng một “đạo luật riêng” về xử lý nợ xấu, không chỉ dừng ở mức độ Nghị định như hiện nay. Vì Nghị định dưới Luật nên sẽ khơng thể áp dụng khi có mâu thuẫn với các văn bản Luật khác. Đạo luật nên trao cho VAMC các “quyền năng pháp lý đặc biệt” để có thể cắt giảm, rút gọn các thủ tục pháp lý, qua đó có thể đẩy mạnh q trình xử lý nợ xấu như quyền tịch biên tài sản bảo đảm khơng cần thơng qua Tịa án. Quyền năng này từng được Malaysia trao cho Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA). Nếu khách hàng vay không chịu hợp tác, thống nhất trong việc xử lý nợ hoặc không đưa ra được các phương án khả thi để trả nợ thì DANAHARTA được phép áp dụng biện pháp mạnh là tịch biên tài sản để xử lý75. Đây là một trong những đặc quyền, giúp DANAHARTA chỉ trong vòng 7 năm (1998 – 2005) đã hồn thành cơng cuộc xử lý nợ xấu và là mơ hình AMC thành cơng nhất trong các AMC ở Châu Á. Nếu kinh nghiệm này được thực thi ở Việt Nam, sẽ giúp cho VAMC vừa có thể mềm mỏng, vừa có thể mạnh mẽ, dứt khốt trong q trình xử lý nợ xấu. Một khi tài sản bảo đảm đã nằm trong sự quản lý của VAMC, thì quá trình phát mãi tài sản sẽ diễn ra thuận lợi hơn, hoặc có thể dễ dàng hơn khi bán các khoản nợ cho các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước để thu hồi vốn.
Hai là, để quá trình tịch biên tài sản bảo đảm diễn ra thuận lợi, “đạo luật riêng” cần quy định VAMC có quyền u cầu sự hỗ trợ, thậm chí cưỡng chế từ các chấp hành viên của cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan Công an địa phương nếu như bên bảo đảm, khách hàng vay có biểu hiện “bất hợp tác, gây khó khăn trong q trình thu giữ tài sản bảo đảm”. Chi phí tịch biên, thu giữ tài sản sẽ phân chia thành từng hạng mục trong đó VAMC, bên bảo đảm sẽ phải chịu chi phí trong các quy định tương ứng.
75
Bạch Trần Quý Nhi (2012), Nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại Vietcombank, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tr. 24
40