Để hoạt động mua bán nợ nói chung và thị trường mua bán nợ nói riêng phát triển, điều rất quan trọng là phải phát triển kênh thông tin về mua bán nợ. Vấn đề này đã được cụ thể hóa thành một nguyên tắc quan trọng trong hoạt động xử lý nợ xấu, đó là “xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật”90. Tuy nhiên, thực tiễn vấn đề thông tin trong hoạt động mua bán nợ cịn chưa được cơng khai đầy đủ, thậm chí hết sức méo mó, vẫn cịn nhiều điểm tối bị che đậy bởi chính các TCTD thơng qua biện pháp cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Thông tin ở đây được hiểu là thông tin về lịch sử, tình hình
90 Đề án Xử lý nợ xấu của hệ thống các Tổ chức tín dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 843/QĐ-TTg
51
hoạt động, tiềm năng phục hồi của khách hàng (bao gồm tỷ lệ phần vốn góp, vốn cổ phần, ban lãnh đạo, thương hiệu, đối tác làm ăn, thị trường, thị phần); thông tin về khoản vay của khách hàng vay tại các TCTD. Số liệu thống kê về nợ xấu của TCTD theo kết quả thanh tra, giám sát của NHNN luôn cao hơn rất nhiều so với báo cáo của các TCTD. Như vào ngày 01/04/2014, Thống đốc NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là 7%, trong khi các ngân hàng cam kết, tỷ lệ này chỉ là 3,6 – 3,9%91. Rõ ràng, với chênh lệch về tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong cơng bố của hai nhóm chủ thể trên là một vấn đề rất đáng lo ngại về thị trường thông tin nợ xấu. Và đây không phải là lần đầu tiên tỷ lệ nợ xấu có tỷ lệ chênh lệch lớn trong báo cáo của hai nhóm chủ thể trên. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế cịn cao hơn cả cơng bố của NHNN, có thể do xuất phát từ tiêu chí phân loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, những hạn chế này dẫn đến các vấn đề tiêu cực sau:
Thứ nhất, VAMC khơng nắm bắt được tồn cảnh về bức tranh nợ xấu, nên sẽ
rất khó khăn trong việc đề ra các kế hoạch, phương hướng trong tương lai để xử lý nợ xấu với lộ trình phù hợp theo từng khoản thời gian.
Thứ hai, làm quá trình đàm phán của VAMC với các TCTD khi tiến hành mua bán nợ kéo dài, hao tốn nhiều thời gian do VAMC phải tính tới tỷ lệ thu hồi vốn, thông tin và khả năng của khách hàng vay, nhất là đàm phán trong hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Qua đó, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý, công tác quản lý nợ xấu không đạt hiệu quả như mong muốn.
Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngồi đánh giá Việt Nam có một thị trường mua
bán nợ tiềm năng với các loại hàng hóa đa dạng, phong phú. Nhưng lại e ngại các “rủi ro” do các thông tin khơng được cơng khai một cách đầy đủ, chính xác (cùng với các rào cản pháp lý khác) làm cho chính các nhà đầu tư nước ngồi khơng thể đề ra được các giải pháp, phương thức cụ thể khi tiến hành việc đầu tư. Ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ xấu.
Do đó, cần giải quyết triệt để vấn đề mơ hồ trong thông tin nợ xấu, tạo nên một kênh thông tin hiệu quả, từ đó có thể đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ lên gấp nhiều lần. Để thực hiện mục tiêu này, tác giả có một vài kiến nghị như sau:
Một là, trên cơ sở của Basel II, Basel III, NHNN đã xây dựng nên các văn bản
để điều chỉnh hoạt động của các TCTD, nhằm đưa hệ thống tài chính nước ta theo
91 Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2014), “Xử lý nợ xấu và tái cấu ngân hàng: Vào vòng tăng tốc”, TẠp chí Tài
52
chuẩn quốc tế, đặc biệt là vấn đề phân loại nợ, trích lập DPRR để xử lý nợ xấu được cụ thể hóa trong Thơng tư 02/2013/TT-NHNN. Thông tư 02/2013/TT-NHNN được đánh giá là tiệm cận so với thơng lệ quốc tế và đánh giá chính xác hơn chất lượng của các khoản nợ xấu. Mặc dù việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN trong giai đoạn hiện nay sẽ làm cho các TCTD, khách hàng vay rất khó khăn do các TCTD phải tăng trích lập DPRR, siết chặt nguồn tín dụng cho nền kinh tế, điều kiện cho vay do đó cũng chặt chẽ hơn. Nhưng cần phải nhanh chóng đẩy mạnh việc phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN để thống nhất việc phân loại nợ của các nhóm khách hàng, thực hiện việc “cơng khai hóa”, loại bỏ tình trạng có nhiều nguồn thơng tin khác nhau về tỷ lệ nợ xấu. Qua đó, bắt buộc các TCTD có nợ xấu trên 3% phải tiến hành bán nợ xấu cho VAMC để đưa nợ xấu ra xử lý triệt để. Tránh trường hợp các TCTD tiến hành các biện pháp kỹ thuật một cách tinh vi để giấu nợ xấu trên bảng cân đối kế toán.
Hai là, thanh tra NHNN sẽ kiểm tra, giám sát định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất các TCTD, sau đó yêu cầu các TCTD báo cáo về tỷ lệ nợ xấu. Các báo cáo về tình hình tài chính, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD phải được NHNN đối chiếu so sánh với kết luận của thanh tra NHNN trước khi công bố. Trường hợp, báo cáo giữa TCTD và NHNN có chênh lệch thì NHNN sẽ tiến hành thanh tra lại, để giúp cho TCTD phát hiện sai xót, buộc TCTD rút kinh nghiệm và thực hiện việc phân loại nợ xấu nghiêm chỉnh, chính xác theo theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN. Cơng bố của NHNN sẽ là cơng bố mang tính “chính thức và duy nhất” (bao gồm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tín dụng và của từng TCTD). Từ đó, loại bỏ trường hợp có nhiều nguồn thông tin khác nhau về tỷ lệ nợ xấu, tránh làm nản lịng và bớt “hồi nghi” đối với các nhà đầu tư khi có dự định tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam. TCTD nào cố tình vi phạm, giấu nợ sẽ gánh chịu các chế tài như: Công bố tên TCTD sai phạm trên cơ quan ngôn luận, trang thông tin điện tử của NHNN, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng để răn đe về “uy tín” của các TCTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương II tác giả đã làm rõ được các vấn đề quan trọng liên quan đến thực tiễn hoạt động của VAMC, cụ thể: Một là, phương thức mua nợ của VAMC; hai là, cơ chế phối hợp giữa VAMC và TCTD; ba là, biện pháp xử lý nợ xấu của VAMC;
bốn là, thị trường mua bán nợ tại Việt Nam; năm là, thị trường thông tin về hoạt
53
ở tầm vĩ mơ nhằm hồn thiện mơ hình, nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC. Nhìn chung, việc thành lập VAMC để giải quyết nợ xấu là một quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Phải nhận thức rằng việc giải quyết nợ xấu không phải là trách nhiệm của riêng VAMC nên phải đảm bảo sự hợp tác, phối hợp một cách hiệu quả của DATC, các TCTD và các cơ quan cơng quyền trong tiến trình xử lý nợ xấu.
54
KẾT LUẬN
Với mục tiêu tìm hiểu về các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của VAMC, Khóa luận đã làm rõ được các vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, vai trò, các
nguyên tắc trong hoạt động mua bán nợ của VAMC và sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động này bằng các quy định của pháp luật.
Thứ hai, phân tích thực tiễn hoạt động của VAMC từ khi thành lập đến nay. Qua đó đánh giá những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế.
Thứ ba, tiến hành tham khảo lịch sử hoạt động của các AMC trên thế giới, cũng như ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, kết hợp với quan điểm khoa học của chính tác giả để đề xuất thêm các kiến nghị nhằm hồn thiện mơ hình hoạt động của VAMC.
Nhìn chung, xử lý nợ xấu vẫn là một vấn đề quan trọng trong hệ thống các TCTD Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của hoạt động mua bán nợ là một xu thế khách quan tất yếu không thể tránh được của hệ thống tài chính quốc gia. Với tư cách là một cơng cụ đặc biệt thì VAMC cần được trao đầy đủ các thực quyền để có thể tiến hành xử lý và giải quyết triệt để “cục máu đông” nợ xấu theo hướng phù hợp với tình hình của hệ thống tài chính. Từ đó khơi thơng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, lành mạnh hóa hệ thống tài chính, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật Dân sự (Luật Số 33/2005/QH11) ngày 14/ 06/2005 2. Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013
3. Luật Kinh doanh bất động sản (Luật số 66/2014/QH13) ngày 25/11/2014 4. Luật Đầu tư (Luật số 67/2014/QH13) ngày 26/11/2014
5. Luật các Tổ chức tín dụng (Luật số 47/2010/QH12) ngày 16/06/2010 6. Luật Thi hành án dân sự (Luật số 26/2008/QH12) ngày 14/11/2008
7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự (Luật số 64/2014/QH13) ngày 25/11/2014
8. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
9. Nghị định số 34/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/03/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
10. Nghị định số 18/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
11. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
12. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm
13. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày của Chính phủ 23/07/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm
14. Nghị định số 05/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm
15. Nghị định số 58/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục
thi hành án dân sự
16. Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/05/2013 về Phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam” 17. Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/02/2013 về
Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020
18. Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/03/2012 về Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”
19. Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
20. Thông tư số 14/2015/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 28/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
21. Thông tư số 08/2016/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16/06/ 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
22. Thơng tư số 18/2015/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 22/10/2015 quy định về Tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biêt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
23. Thông tư số số 209/2013/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 27/12/2013 về Hướng dẫn chế độ tài chính đối với cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
24. Thơng tư số 04/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 26/ 02/2014 quy định Báo cáo thống kê và công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
25. Thơng tư số 20/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12/08/2014 quy định về Khoản thu, tạm ứng của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đối với các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt
26. Thông tư số 18/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ tư pháp ngày 08/09/2014 hướng dẫn Việcbán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
27. Thông tư số 42/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 19/12/2014 quy định về Chế độ kế tốn đối với cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
28. Thông tư số 31/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 31/08/2015 hướng dẫn Quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
29. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 06/06/2014 hướng dẫn Một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm
30. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
31. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài