2.4 Thị trường mua bán nợ
2.4.2 Giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ
Thị trường mua bán nợ Việt Nam đã và đang hình thành như một quá trình tất yếu của nền kinh tế. Thực tế, thị trường mua bán nợ Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ năm 2003 với sự ra đời và hoạt động của DATC theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Để thị trường mua bán nợ phát triển cần có sự can thiệp sâu và mạnh của Nhà nước thông qua việc xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ để thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu. Khn khổ pháp lý cịn “sơ khai”, thiếu hụt sẽ không đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên tham gia trong hoạt động mua bán nợ. Cơ chế, quy định hiện nay chưa thể tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự kém phát triển của thị trường mua bán nợ. Do đó cần phải có những quy định để khuyến khích các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường, nhất là trong bối nền kinh tế quốc gia đang rất cần một nguồn lực lớn từ bên ngoài để hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu như hiện nay.
47
Để thị trường mua bán nợ phát triển sơi nổi, cần phải có nhiều chủ thể tham gia trên thị trường với nhiều tư cách khác nhau. Do đó, cần phải gia tăng số lượng các thành phần tham gia trên thị trường bằng các biện pháp sau:
Thứ nhất, xã hội hóa hoạt động mua bán nợ
Hiện nay, các chủ thể mua bán nợ chủ yếu là các DNNN như VAMC, DATC và một số AMC trực thuộc các TCTD thì các khoản nợ chỉ chuyển từ nơi này sang nơi khác trong hệ thống các TCTD, mà Nhà nước là chủ thể “gánh chịu”87 mọi rủi ro nếu như các chủ thể này hoạt động không hiệu quả. Hơn nữa, xét về thực lực, tài chính, chun mơn nghiệp vụ của các chủ thể này khó có thể xử lý được hết nợ xấu. Do đó, cần phải “xã hội hóa, tư nhân hóa” hoạt động xử lý nợ xấu để một mặt “phân tán” các rủi ro trong nền kinh tế, mặt khác qua đó đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu.
Hiện nay các doanh nghiệp mua bán nợ tư nhân này chưa xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, các công ty mua bán nợ tư nhân hoạt động rất mạnh mẽ và rất nhạy bén với các tín hiệu của thị trường. Các cơng ty này không phải là các DNNN nên mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này sẽ rất tích cực, quyết liệt và nhanh chóng trong q trình xử lý các khoản nợ xấu đã mua. Nếu như các chủ thể này được tham gia vào thị trường mua bán nợ thì sẽ làm cho thị trường nhanh chóng trở nên nhộn nhịp, phát triển và các nguồn lực tiềm năng trong xã hội được huy động ở mức độ cao hơn vào công cuộc xử lý nợ xấu. Các TCTD có có thể nhanh chóng, dễ dàng đàm phán và thỏa thuận với nhiều công ty mua bán nợ tư nhân để đảm bảo quá trình thu hồi vốn từ khoản nợ xấu được nhiều nhất, thay vì chỉ đàm phán với VAMC, DATC như trước đây. Ngồi ra, q trình tư nhân hóa xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều rào cản do đa phần các khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính xuất phát từ các DNNN. Nên việc xã hội hóa theo hướng thị trường khiến cho các khoản nợ xấu được định giá thấp, dẫn đến thất thốt tài sản cơng. Nghị định 69/2016/NĐ-CP về “Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ” mới được ban hành ngày 01/07/2016 đã ghi nhận điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của các doanh nghiệp tư nhân. Đây là một bước tiến mới trong tiến trình xã hội hóa hoạt động xử lý nợ xấu ở Việt Nam.
Thứ hai, thành lập hiệp hội các Công ty mua bán nợ
Hiệp hội công ty mua bán nợ sẽ là cơ quan đại diện cho tiếng nói chung của VAMC, DATC, các AMC của các TCTD và các Công ty mua bán nợ tư nhân. Hiệp
87
Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách phát triển”, Tạp chí
48
hội sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đề nghị các ý kiến, quan điểm của các hội viên lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hồn thiện các quy định của pháp luật, gỡ bỏ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động mua bán nợ.
Thứ ba, xây dựng sàn giao dịch mua bán nợ
Sàn giao dịch mua bán nợ sẽ tiến hành các hoạt động cung cấp và quản lý thông tin; kiểm tra chất lượng và giấy tờ pháp lý các khoản nợ; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán nợ; thực hiện các giao dịch mua bán nợ. Vấn đề này là cần thiết vì sẽ giúp cho bên bán và bên mua dễ dàng gặp nhau, từ đó tăng cường và đẩy mạnh sự “kết nối”88
giữa các chủ thể có nhu cầu mua bán nợ, tạo sự thuận lợi trong việc tìm kiếm thơng tin hàng hóa trên thị trường thông qua sàn giao dịch. Sàn giao dịch mua bán nợ với tư cách là chủ thể điều hành, quản lý thị trường sẽ là nơi tập trung đầy đủ các thông tin về các khoản nợ xấu. Đây sẽ là tiền đề để các chủ thể làm chức năng hỗ trợ thị trường như bên môi giới, bên tư vấn, bên định giá hoặc các bên trung gian có thể hình thành và phát triển. Bên mua nợ hoặc bên bán nợ có thể dễ dàng tiếp cận thơng tin các khoản nợ thông qua sàn giao dịch hoặc thông qua các chủ thể môi giới, tư vấn và trung gian với các điều kiện bảo mật thông tin cho khách hàng hết sức nghiêm ngặt.
Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 đã đề cập đến việc thành lập sàn giao dịch mua bán nợ theo hướng tư nhân hóa. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về “Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ” là phải có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng và đáp ứng một số điều kiện như là đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 1 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng. Ngoài ra, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2016/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ mà không áp dụng đối với TCTD, VAMC và DATC. Như vậy, Nghị định 69/2016/NĐ-CP không tạo sân chơi chung cho TCTD, VAMC và DATC vốn là những chủ thể có nhiều tiềm năng trên thị trường.
Theo Quyết định 618/QĐ-NHNN về việc xây dựng phương án mua và xử lý nợ xấu theo giá thị trường của VAMC do NHNN ban hành ngày 12/04/2016 cũng đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho VAMC là phải xây dựng và trình NHNN đề án thành lập thị trường mua bán nợ tập trung với vai trò “trung tâm” là VAMC. Nếu
88
Đỗ Thị Ngọc Lan, Trần Thị Lan Anh (2016), “Thị trường mua bán nợ xấu tại Hàn Quốc và một số đề xuất đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 03 tháng 02/2016, tr. 79
49
các sàn giao dịch tư nhân được thành lập sẽ đem đến những hiệu quả tích cực nhưng VAMC sẽ có “vị trí” như thế nào trong thị trường mua bán nợ. Do đó, cần gấp rút xây dựng một Sàn giao dịch mua bán nợ quốc gia hoặc Trung tâm mua bán nợ quốc gia thuộc quyền quản lý của NHNN. VAMC sẽ là một bên tham gia quản lý, điều hành cơ quan này. Khi đó, VAMC sẽ vừa đóng vai trị là chủ thể điều hành thị trường, vừa đóng vai trị là bên trung gian để các chủ thể có nhu cầu mua bán nợ có thể gặp nhau hoặc vừa là chủ thể mua các khoản nợ để tiến hành phân loại, áp dụng biện pháp xử lý hoặc sẽ bán cho các bên có nhu cầu.
2.4.2.2 Đẩy mạnh phân loại và đánh giá chất lượng các khoản nợ xấu
Nhanh chóng tiến hành phân loại nợ xấu theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Theo đó, nhiều TCTD đã tiến hành việc giấu nợ, đảo nợ bằng cách cơ cấu lại khoản nợ rất nhiều lần. Điều này làm cho nguồn cung trên thị trường mua bán nợ bị hạn chế khi có nhiều “hàng hóa” bị các TCTD giấu đi bằng các biện pháp kỹ thuật nên không thể đưa ra lưu thông trên thị trường. Áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 sẽ giúp đánh giá triệt để hơn về tình hình nợ xấu, qua đó buộc các TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% “tiếp tục” bán các khoản nợ bị giấu cho VAMC, làm “tăng cung”89 trên thị trường. Nguồn cung dồi dào sẽ là một trong những yếu tố để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mua bán nợ tham gia vào thị trường mua bán nợ do có nhiều sự lựa chọn hơn.
2.4.2.3 Xây dựng chính sách ưu đãi thuế
Hoạt động mua bán nợ là một ngành nghề kinh doanh đầy rẫy các rủi ro và dễ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố may rủi của thị trường sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư e ngại. Chính vì vậy, cần có các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT để qua đó có thể thu hút, khuyến khích nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh mua bán nợ, nhanh chóng thúc đẩy sự hình thành của thị trường mua bán nợ tập trung.
2.4.2.4 Xây dựng đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động mua bán nợ
Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ nằm tản mạn trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau theo từng chủ thể tham gia. Các quy định vì thế chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vướng mắc, không nhất thống, gây nên những khó khăn trong q trình thực thi pháp luật. Giá trị pháp lý cao nhất cho đến nay của các văn bản cũng chỉ dừng lại ở Nghị định. Nên sẽ khó có thể đẩy mạnh hoạt động mua bán
89
Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hương Thanh (2014), “Thị trường mua bán nợ - góc nhìn từ lý thuyết cung cầu”, Tạp chí Ngân hàng, Số 4 tháng 2/2014, tr. 21
50
nợ của VAMC nói riêng và các chủ thể trên thị trường mua bán nợ nói chung khi có mâu thuẫn với những đạo luật khác. Chính vì vậy, cần xây dựng một đạo luật về Xử lý nợ xấu để đảm bảo mức độ điều chỉnh chung và thống nhất cho tất cả các chủ thể liên quan. Trong đạo luật nên trao cho VAMC các “đặc quyền” trong việc cắt giảm các thủ tục pháp lý để đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu như: Quyền thu giữ, kê biên tài sản bảo đảm; rút ngắn các thủ tục phát mãi tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên và trong quá trình thi hành án; thực hiện việc chuyển đổi nợ thành vốn góp, vốn cổ phần mà khơng cần sự đồng ý của khách hàng vay hay được phép tiến hành thủ tục phá sản những doanh nghiệp yếu kém khơng có khả năng trả nợ.
2.4.1.5 Mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường mua bán nợ
Với thực lực của VAMC, DATC khó có thể xử lý triệt để khối lượng nợ xấu lớn như hiện nay, do đó cần chính sách kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam. Với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm dày dạn cùng đội ngũ chuyên gia có trình độ cao sẽ đảm bảo q trình giải quyết nợ xấu ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh mẽ. Cần sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 hoặc ban hành Luật về Xử lý nợ xấu theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngồi được mua các khoản nợ có tài sản bảo đảm là bất động sản như các nước Thái Lan, Malaysia đã từng làm. Thực tế có nhiều dự án bất động sản được thế chấp cho các TCTD để tiến hành vay vốn, nhưng vì có nhiều ngun nhân nên các dự án này không thể tiếp tục tiến hành, ngừng thi cơng và chuyển thành nợ xấu. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngồi mua các khoản nợ xấu có khoản vay thuộc ngành bất động sản. VAMC sẽ chọn lựa các dự án có tính khả thi và tiềm năng phát triển để “bán lại dự án” cho các nhà đầu tư nước ngoài.