2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu
2.3.2 Biện pháp chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tà
chính và hoạt động của khách hàng vay
Chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần là việc VAMC sau khi mua nợ từ TCTD, thay vì đi địi nợ từ khách hàng vay thì sẽ “hốn đổi” khoản nợ xấu đã mua thành phần vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay tương ứng với khoản nợ xấu mà VAMC nắm quyền chủ nợ. Nói cách khác, đó là sự chuyển đổi địa vị pháp lý của VAMC từ chủ nợ sang thành chủ sở hữu của khách hàng vay. VAMC sẽ tiến hành đầu tư thêm vốn để tái cấu trúc lại khách hàng vay, trực tiếp tham gia hoạt động quản trị và điều hành để vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được phục hồi và tăng tưởng, VAMC sẽ có lộ trình thối vốn bằng cách chuyển nhượng phần vốn góp, vốn cổ phần trên cho nhà đầu tư có tiềm năng để thu hồi vốn. Nhìn chung, đây đây là một quá trình lâu dài, địi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp này như sau:
Ưu điểm
Đối với TCTD: Việc áp dụng biện pháp này sẽ giúp cho TCTD giảm áp lực xử lý nợ xấu, làm đẹp bảng báo cáo tài chính.
Đối với khách hàng vay: Việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần giúp các doanh nghiệp được xóa bỏ nợ xấu, qua đó gỡ bỏ áp lực trả nợ; được sự hỗ trợ tối đa, tiếp tục nhận thêm nguồn vốn từ TCTD, VAMC hoặc DATC để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có thể vay thêm vốn từ các TCTD khác (do một trong các chủ sở hữu bây giờ của khách hàng vay là TCTD, VAMC hoặc DATC nên sẽ dễ dàng vay vốn mới từ các TCTD khác trong quá trình thẩm định hồ sơ).
Hạn chế
60
“Nợ VAMC đã mua hiện được xử lý ra sao?”, http://sbvamc.vn/hoat-dong-cua-vamc/no-vamc-da-mua- hien-duoc-xu-ly-ra-sao-/37418/026002001.html, truy cập ngày 01/06/2016
32
Đối với TCTD, VAMC hoặc DATC: Đây là biện pháp mang tính “rủi ro cao”, địi hỏi hỏi phải có sự đầu tư lớn về nhân sự, tài chính, thời gian và cả các yếu tố may rủi của thị trường. Nếu như không đủ các yếu tố trên, q trình tái cơ cấu, giám sát có thể gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp có thể tiếp tục thua lỗ dẫn đến sự hao hụt, lãng phí về các nguồn lực đối với các chủ sở hữu mới. Quá trình tái cơ cấu khách hàng vay không phải là một quá trình đơn giản mà rất khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, trong quá trình định giá tài sản khách hàng vay để chuyển đổi thành vốn góp, vốn cổ phần, hoạch định chính sách, tham gia vào bộ máy quản trị, các chủ sở hữu mới thường có sự “va chạm” đến lợi ích của các cổ đơng, thành viên góp vốn cũ, mâu thuẫn trong cách thức xây dựng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong quá trình tái cơ cấu. Do đó, yếu tố con người trong biện pháp này rất khó để “tận dụng được một cách triệt để”.
Đối với khách hàng vay: Các thành viên góp vốn, các cổ đơng cũ sẽ bị giảm đi lợi ích, quyền lực thơng qua việc bị “pha loãng”61 tỷ lệ cổ phiếu, tỷ lệ phần vốn góp. Chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần được ví như là một chiếc “phao” cứu nguy cho các khách hàng vay bên bờ vực phá sản. Nhưng biện pháp này cũng “hạn chế” được áp dụng do các khách hàng vay phải là những doanh nghiệp có “tiềm năng” với các điều kiện cần thiết để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi như: Có thương hiệu, uy tín trên thị trường; có thị trường tiêu thụ, lượng khách hàng, người tiêu dùng lớn; có hệ thống dây chuyền sản xuất, tài sản cố định hiện đại, mức độ khấu hao chậm; giá trị tài sản bảo đảm cao, lịch sử hoạt động tốt. Nếu không khoản nợ này sẽ được xử lý bằng các biện pháp khác như xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ cho VAMC, DATC hay các nhà đầu tư trong và ngồi nước.
Có thể nói biện pháp này “đá chéo sân” với nhiệm vụ, quyền hạn của DATC. DATC là tổ chức thực hiện rất thành công và thu được những “kết quả rất tích cực”62 từ hoạt động này. Mơ hình hoạt động của DATC tập trung chủ yếu vào hoạt động mua bán nợ xấu của các doanh nghiệp, sau đó tiến hành tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia hoạt động điều hành, trực tiếp “vực dậy” các doanh nghiệp đang “ngập trong nợ nần”, đặc biệt là các DNNN. Bên cạnh đó, DATC cũng xây dựng kế hoạch thối vốn sau khi q trình tái cơ cấu thành cơng, hoạt động của các doanh nghiệp đã khôi phục trở lại.
61 Lê Thị Thu Hiền (2015), Một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam theo hình thức mua bán nợ và
chuyển nợ thành cổ phần , Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tr. 20
62
Nguyễn Huy Lập (2012), “Công ty mua bán nợ với việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước”, Tạp chí Tài
33
Tính đến ngày 31/12/2011, DATC đã mua nợ để tái cơ cấu cho 72 doanh nghiệp khách nợ, gồm 44 doanh nghiệp đã hoàn thành và 28 doanh nghiệp đang triển khai, với giá trị các khoản nợ theo sổ sách kế toán khoảng trên 6.256 tỷ đồng, giá vốn mua nợ trên 1.640 tỷ đồng đồng, đã thu hồi được trên 1.486 tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi đạt 90,6%. Trong đó, riêng tại 44 doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu có giá trị các khoản nợ theo sổ sách kế toán là 4.010,45 tỷ đồng, giá vốn mua nợ 1.169,82 tỷ đồng, đã thu hồi nợ được 1.238,71 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần 453,96 tỷ đồng)63
.
DATC với nhiệm vụ chính là giải quyết nợ xấu, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp, thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN. Cịn VAMC có nhiệm vụ chính là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc ngân hàng. Xét về bản chất, biện pháp để giải quyết nợ xấu này của VAMC và DATC là giống nhau. Từ khi thành lập đến nay, VAMC chưa tiến thành biện pháp này lần nào. Thực tế biện pháp này của VAMC khó có thể được thực hiện rộng rãi do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, VAMC có nguồn vốn hạn chế (2.000 tỷ đồng), trong khi nhiệm vụ lại nặng nề, khối lượng nợ xấu phải xử lý quá lớn, nên khó có thể đầu tư số vốn lớn để tái cơ cấu các khách hàng vay trong một thời gian dài trong khi khả năng thu hồi vốn là khơng cao. Biện pháp này địi hỏi VAMC phải có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ càng, nhưng cũng có thể làm tình hình nợ xấu tăng thêm nếu việc “phục hồi hoạt động” của khách hàng vay không đạt kết quả như mong muốn. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của nhiều AMC trên thế giới, nhiều trường hợp tỷ lệ vốn góp, vốn cổ phần không đủ sức chi phối doanh nghiệp.
Thứ hai, các khách hàng vay có ngành nghề kinh doanh đa dạng. Nên để có thể điều hành hoạt động của khách hàng vay đang đứng “bên bờ vực phá sản” với mn ngàn khó khăn thì địi hỏi VAMC phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về quản trị, điều hành, chuyên môn cao trong “các lĩnh vực chuyên ngành”, điều này là bất khả thi với đội ngũ nhân lực của VAMC hiện tại.
Thứ ba, biện pháp này chỉ được tiến hành khi có sự “ưng thuận” và chỉ mang
lại hiệu quả khi có sự “phối hợp” từ khách hàng vay. Thực tế nhiều trường hợp của các TCTD và DATC cho thấy nhiều thương vụ chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần thất bại xuất phát từ nguyên nhân các chủ doanh nghiệp không thật tâm đồng ý
63 Mai Văn Tân (2012), “Xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp và vai trị của cơng ty mua bán nợ Việt Nam”,
34
hoặc khơng hợp tác tận tình. Do sự hạn chế của thị trường mua bán nợ nên các doanh nghiệp không thể đàm phán với các đối tác khác, chỉ có thể đàm phán với các TCTD hoặc DATC dẫn đến sự bất lợi cho các doanh nghiệp (nhất là về vấn đề định giá giá trị của doanh nghiệp để xác định “giá chuyển đổi” thành phần vốn góp, vốn cổ phần tương ứng). Các thành viên góp vốn, cổ đơng cũ có tâm lý bị chèn ép nên “ấm ức” dẫn đến quá trình tái cơ cấu thường phát sinh các mâu thuẫn giữa TCTD với cổ đơng, thành viên góp vốn cũ (trong khi thực tế doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực phá sản). Bên cạnh đó, các TCTD khơng sử dụng được nguồn nhân lực cũ – những cá nhân có kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp, thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, đội ngũ nhân sự do các TCTD chuyển sang thay đổi liên tục, lại thiếu chuyên môn dẫn đến q trình tái cơ cấu khơng đạt kết quả như mong muốn. Biện pháp này chỉ khả thi khi các doanh nghiệp chịu tận lực hợp tác với VAMC; các lãnh đạo có nhiệt huyết, tận tâm với công việc; các cổ đông, thành viên góp vốn cũ chấp nhận bị thu hẹp quyền lợi để phối hợp với VAMC vực dậy doanh nghiệp.
Để thúc đẩy việc thực hiện biện pháp này của VAMC, tác giả có vài kiến nghị như sau:
Một là, trước mắt, VAMC cần “thuê”64 các chun gia có chun mơn, trình độ cao trong các lĩnh vực tái cấu trúc, quản trị điều hành các doanh nghiệp; các chuyên gia trong các “lĩnh vực chuyên ngành” để tham gia tái cấu trúc khách hàng vay. Về lâu dài, VAMC cần xây dựng đội ngũ chun mơn, phịng ban chun trách để chun mơn hóa hoạt động chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần.
Hai là, VAMC cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với DATC, là tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong đó, DATC phụ trách mảng thẩm định kế hoạch phục hồi; xác định “giá chuyển đổi” phần vốn góp, vốn cổ phần; tham gia quản trị, điều hành tại khách hàng vay được tái cấu trúc. Cịn VAMC sẽ phụ trách mảng tìm đối tác đầu tư để thoái vốn, thỏa thuận với các TCTD tiếp tục cấp vốn doanh nghiệp. Đối với những khoản nợ cụ thể, sau khi VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường, nếu thấy việc DATC có thể xử lý tốt hơn khi chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần thì nên bán lại cho DATC. VAMC đóng vai trị như một chủ thể trung gian, đem “hàng hóa” đến cho DATC sẽ giúp DATC “giảm bớt việc đàm phán”65 với các TCTD. Qua đó, thị trường mua bán nợ sẽ sôi nổi hơn, mối quan hệ giữa các cơ quan xử lý nợ xấu được tăng cường, theo đúng tinh thần của
64 Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), “Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7 tháng 4/2014, tr. 11
65
“Xử lý nợ xấu khơng cịn “đơn thương độc mã””, http://datc.vn/portal/Pages/2015-10-28/Xu-ly-no-xau- khong-con-don-thuong-doc-ma-l36wva8nitdo.aspx, truy cập ngày 02/06/2016
35
Nhà nước là kết hợp nhiều nguồn lực, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan để xử lý nợ xấu. Ngược lại, nếu VAMC thấy có đủ khả năng thì sẽ tự xử lý khoản nợ này.
Ba là, phát triển thị trường mua bán nợ để VAMC có thể áp dụng biện pháp này “gián tiếp” qua việc bán lại khoản nợ này cho các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài để tham gia tái cơ cấu lại khách hàng vay, giúp cho các doanh nghiệp này có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm kiếm các đối tác tham gia tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho VAMC trong vấn đề thối vốn sau khi cơng cuộc tái cơ cấu hoàn tất.
Bốn là, pháp luật nên quy định cho VAMC được toàn quyền quyết định việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần, khơng cần phải có sự đồng ý từ khách hàng vay. Đây cũng là đặc quyền được Thái Lan trao cho Công ty quản lý tài sản Thái Lan (TAMC), theo đó TAMC được thực hiện chuyển đổi nợ thành vốn góp, vốn cổ phần mà không cần sự đồng ý của bên vay nợ hoặc Tòa án66. Mặc dù kiến nghị này trái với pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự. Nhưng việc xử lý nợ xấu là một vấn đề cấp bách, không được chậm trễ trong giai đoạn hiện nay. Các khoản nợ khi bán sang cho VAMC thực sự đã rất xấu, khả năng mất vốn rất cao. Khách hàng vay thì đang lâm vào hồn cảnh khó khăn, hoạt động một cách cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động, khơng cịn khả năng thanh tốn và không thể tiếp cận nguồn vốn vay mới nên khả năng phá sản là điều không thể tránh khỏi. Các doanh nghiệp này chỉ cịn lối thốt duy nhất để phục hồi hoạt động khi được tiếp cận một nguồn tài chính lớn để tái đầu tư. Kiến nghị này cuối cùng hướng đến việc bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, một số thành viên góp vốn, cổ đơng nhỏ, người lao động khi các cổ đơng lớn, thành viên góp vốn lớn vì nhiều ngun nhân khơng đồng ý tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp. Qua đó, giúp cho nền kinh tế địa phương và khu vực tránh tình huống mất đi một số doanh nghiệp có q trình hoạt động tốt, có uy tín và thương hiệu khi q trình tái cơ cấu khơng thể tiến hành do sự bất hợp tác từ ban lãnh đạo của khách hàng vay.
Hoạt động xử lý nợ xấu bằng cách chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần là hoạt động khá “mới mẻ”67
ở Việt Nam, bên cạnh các hoạt động xử lý nợ xấu mang tính “truyền thống” như trích lập DPRR, tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng vay để tiếp tục thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xử lý tài sản bảo đảm. Biện
66 “Kinh nghiệm thực tiễn xử lý nợ xấu ở một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam”, http://www.vnba.org.vn/index.php ?option =com_content&view=article&id=14753&catid=37&Itemid=126 , truy cập ngày 12/07/2016
67
Trọng Hiếu (2012),“Cấp bách hình thành thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp”, Tạp chí Đầu tư Chứng
36
pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để xử lý nợ xấu. Riêng ở Trung Quốc, đây được xem là biện pháp được sử dụng “chủ yếu”68
trong quá trình xử lý nợ xấu và gặt hái được khá nhiều thành công. Trong tương lai, biện pháp xử lý nợ xấu này nên được ưu tiên áp dụng một cách phổ biến. Vì trong hoạt động xử lý nợ xấu, tốt nhất là nên giúp cho khách hàng vay phục hồi và phát triển, làm ăn hiệu quả sẽ có đủ khả năng thanh tốn nợ cho các chủ nợ.