Biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 35 - 37)

2.3 Biện pháp xử lý nợ xấu

2.3.1Biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu

Theo quy định của pháp luật, với biện pháp cơ cấu lại khoản nợ xấu, VAMC được thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay; áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện

30

thị trường; giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã q hạn thanh tốn mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ59

.

Đây là một trong các biện pháp được các TCTD áp dụng phổ biến và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay để tiến hành xử lý nợ xấu. Đối với các khách hàng vay có nợ xấu nhưng lại có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, các TCTD sẽ tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng, giúp khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh để có thể trả nợ cho các TCTD. Còn đối với những khách hàng vay khơng có trả năng trả nợ, các TCTD sẽ tiến hành bán nợ xấu cho VAMC, DATC hoặc phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Biện pháp này ở một khía cạnh khác là một cơng cụ để các TCTD “che lấp”, “giấu” nợ xấu. Nhiều khách hàng vay được các TCTD cơ cấu lại nợ bằng cách điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ rất nhiều lần, nên các khoản nợ đó vẫn thuộc các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3, tức là chuyển nhóm nợ từ nhóm có rủi ro cao sang nhóm có rủi ro thấp hơn “về mặt sổ sách”. Qua đó, TCTD giảm được áp lực giải quyết nợ xấu, hạ thấp mức độ trích lập DPRR, làm cho thị trường thơng tin về các khoản nợ bị méo mó, khơng chính xác, gây nhiều hệ lụy tiêu cực về sau. Các khoản nợ xấu được che lấp bằng biện pháp này theo đánh giá là cịn rất cao so với cơng bố về tỷ lệ nợ xấu của từng TCTD.

Sau khi nợ xấu được bán sang VAMC, thì biện pháp này vẫn được VAMC và TCTD rất chú trọng và nhiều lần cùng nhau bàn thảo để áp dụng đối với những khách hàng vay có tiềm năng. Trong bối cảnh các biện pháp khác chưa thể thuận lợi áp dụng, chưa phát huy được hiệu quả hoặc nếu tiến hành sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí thì biện pháp cơ cấu lại khoản nợ là rất cần thiết.

Tính đến ngày 01/09/2014, VAMC đã thực hiện phân loại 145 khoản nợ với tổng dư nợ là 14.785 tỷ đồng, đồng thời đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho 123 cho khách hàng vay có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, với tổng dư nợ gốc là 9.685 tỷ đồng. Mức lãi suất điều chỉnh của khoản nợ sau khi được cơ cấu lại ở thời điểm hiện tại là 10,7%/năm. Một số khoản nợ được VAMC và TCTD phân tích, đánh giá phương án, dự án có tính khả thi của khách hàng vay có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho khách hàng vay tiếp tục triển khai dự án dở dang. VAMC và các TCTD đã ký hạn mức cho vay hàng ngàn tỷ đồng và giải ngân được 450 tỷ đồng, đồng thời xem

59

Điều 17 khoản 1 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

31

xét và ủy quyền cho TCTD miễn giảm lãi hàng trăm tỷ đồng cho khách hàng60

.

Tuy nhiên, VAMC chưa thể chủ động tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng vay khi TCTD chưa thống nhất do biện pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của TCTD, nhất là đối với các dự án có quy mơ lớn, khi số lãi phải thu lên rất cao. Do đó, cần có kế hoạch mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, VAMC sẽ mua đứt các khoản nợ xấu, qua đó sẽ có tồn quyền tiến hành biện pháp cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng việt nam (VAMC) (Trang 35 - 37)