Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - cn cần thơ (Trang 35 - 37)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên

doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03

năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Tên tiếng anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade;

Tên thương hiệu: VietinBank;

Câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống”;

Loại hình doanh nghiệp: Ngân hàng thương mại cổ phần;

Lĩnh vực hoạt động: Tài chính – Bảo hiểm – Đầu tư – Chứng khốn; Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

Website: www.vietinbank.vn.

Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký

Quyết định số 85/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mơ hình Tổng

Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 15/04/2008: Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thương hiệu từ INCOMBANK sang thương hiệu mới

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Cần Thơ

hàm ý chỉ tính hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ ngân hàng (Tin cậy); chỉ sự nhất quán, sự vững vàng về tài chính và độ tin cậy cao (Hiệu quả), và hàm ý chỉ suy nghĩ ln hướng về phía trước của ngân hàng (Hiện đại).

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương

Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu

giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN

thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà

Nội cấp ngày 03/07/2009. 08/07/2009 Công bố quyết định đổi tên Ngân hàng

Công thương Việt Nam thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt

Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009. Ngày 04/06/2009: Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Ngày 08/07/2009: Công bố Quyết định đổi tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ( theo

giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GPNHNN, ngày 03/07/2009).

Ngày 16/7/2009 cổ phiếu của NHCT chính thức được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG.

Trải qua 24 năm xây dựng và phát triển đến nay, NHCT đã phát triển theo mơ hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng

khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến 31/12/2009, hệ thống mạng lưới của NHCT bao gồm 01 Hội sở chính; 01 Sở Giao dịch; 149 chi nhánh; 695

phòng giao dịch; 98 quỹ tiết kiệm; 1.092 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện; và 04 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Cơng ty cổ phần Chứng khốn Ngân hàng Cơng thương (VietinBankSc) và Công ty Bất

động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Cơng thương Việt Nam và Công ty Bảo

hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung

tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngồi ra, NHCT cịn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 08 cơng ty trong đó có Cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Cơng ty cổ phần cao su Phước Hịa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương, Cơng ty CP Thép Thái Nguyên v.v. Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với 900 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - cn cần thơ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)