Kỹ thuật chăm sóc lúa (theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 49)

và Phát triển nông thôn Tuyên Quang)

- Ngâm, ủ và làm mạ: Thời gian ngâm ủ tùy thuộc vào mùa vụ, vụ xuân ngâm 36-40 giờ; vụ mùa ngâm 20-24 giờ. Trong quá trình ngâm phải thay nước từ 4-6 lần. Khi ủ, nếu thấy hạt giống khô cần tưới nước bổ sung (vụ xuân dùng nước ấm để tưới). Đối với vụ xuân, khi mầm dài bằng ½ chiều dài hạt thóc; đối với vụ mùa, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Đất mạ và mật độ gieo: Đất gieo mạ cần được cày, bừa kỹ, sạch cỏ dại. Bón lót 10-15 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân cho 10 m2 mặt luống mạ. Gieo thưa để mạ có điều kiện sinh trưởng khoẻ, tạo thuận lợi khi cấy; lượng mạ gieo từ 0,1-0,15 kg giống/1 m2 mặt luống mạ. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho ruộng mạ.

- Làm đất, cấy:

+ Làm đất: Đảm bảo kỹ thuật, đất nhuyễn, ruộng phẳng.

+ Tuổi mạ cấy 3 - 4 lá. Mật độ cấy 42 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm. (Không áp dụng đối với thí nghiệm về mật độ)

+ Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, đều khóm, đúng mật độ.

+ Lượng phân bón: (Không áp dụng đối với thí nghiệm phân bón) * Vụ xuân: 10 tấn phân chuồng, 100 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O. * Vụ mùa: 10 tấn phân chuồng, 80 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O5. + Cách bón:

* Bón lót: Phân chuồng bón sau khi cầy lần 2; trước khi bừa cấy bón toàn bộ phân lân, 30% phân đạm, 20% ka ly.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bón 50% phân đạm, 50% ka ly.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Bón thúc lần 2: Khi lúa có đòng non (trước trỗ khoảng 20-25 ngày) bón toàn bộ số phân đạm, ka ly còn lại.

- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ 2 lần, lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc đạm, kaly. Làm cỏ lần hai sau lần 1 từ 10-12 ngày.

- Tưới nước: Khi lúa mới cấy giữ mức nước từ 2-3 cm để lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Khi lúa đẻ nhánh đạt số dảnh theo yêu cầu (từ 350-400 dảnh/m2

) tháo nước đến nẻ chân chim, sau đó thực hiện tưới tiêu xen kẽ. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, tưới một lớp nước nông, đến khi lúa chín sáp tháo nước khô dần cho đến khi thu hoạch.

- Thu hoạch: Khi có trên 85% số hạt trên khóm chín thì thu hoạch.

2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Về sinh trưởng của mạ:

+ Ngày gieo mạ.

+ Tuổi mạ khi cấy (lá) + Chiều cao cây mạ (cm):

- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy và cho điểm: * Điểm 1: Mạnh (cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh). * Điểm 5: Trung bình (cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh). * Điểm 9: Yếu (cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng).

- Khả năng đẻ nhánh của lúa:

Theo dõi 30 cây đã định sẵn theo phương pháp lấy mẫu của từng ô thí nghiệm. Cách theo dõi và chỉ tiêu theo dõi đẻ nhánh theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 1: đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/ khóm. + Điểm 3: đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/ khóm. + Điểm 5: đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/ khóm. + Điểm 7: đẻ kém từ 5-9 dảnh/ khóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 9: đẻ rất kém <5 dảnh/ khóm.

Tính toán các chỉ tiêu khác liên quan đến khả năng đẻ nhánh của các giống bao gồm:

+ Sức đẻ nhánh chung = dảnh tối đa/dảnh cơ bản.

+ Sức đẻ nhánh hữu hiệu = dảnh hữu hiệu/ dảnh cơ bản.

+ Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu =(dảnh hữu hiệu/ dảnh tối đa) x 100.

- Về thời gian sinh trưởng, phát triển của lúa:

+ Ngày cấy.

+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. + Ngày kết thúc đẻ nhánh: Khi lúa đạt dảnh tối đa.

+ Ngày làm đòng: Là ngày có 50% số cây làm đòng.

+ Ngày bắt đầu trỗ: Là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

+ Ngày kết thúc trỗ: là ngày có 80% số cấy có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

+ Thời gian trỗ bông (điểm): Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ):

* Điểm 1: Tập trung (không quá 3 ngày). * Điểm 5: Trung bình (4-7 ngày).

* Điểm 9: Dài (trên 7 ngày).

+ Thời gian chín: Khi có 85% số hạt/ bông trong quần thể chín. + Tổng số dảnh/ khóm (dảnh).

+ Tỷ lệ thành bông (%).

+ Độ thuần đồng ruộng: Điểm 1:cao; điểm 5:TB; điểm 9: thấp.

+ Độ cứng cây: Điểm 1: cứng cây; điểm 5:TB; điểm 7: yếu; điểm 9: rất yếu. + Chiều cao cây khi thu hoạch: Đo từ mặt đất đến cổ bông (cm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến khi 85% số hạt/ bông trong quần thể chín (ngày).

2.3.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và chống chịu [26]

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens)

Theo dõi cây chuyển màu vàng ở từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 0: Không bị hại.

+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: Lá biến vàng ở một số bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy. + Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, các cây còn lại bị lùn nặng.

+ Điểm 7: Trên một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nghiêm trọng.

+ Điểm 9: Tất cả các cây bị chết.

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:

+ Điểm 0: Không có cây bị hại. + Điểm 1: 1- 10% số cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 20 % số cây bị hại. + Điểm 5: 21-35% số cây bị hại. + Điểm 7: 36 - 60% số cây bị hại. + Điểm 9: 61 - 100% số cây bị hại.

- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus Walker): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở 10 khóm điều tra với 3 lần nhắc lại, trong thời kỳ giai đoạn đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín. Đánh giá theo thang điểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 5: 21 - 30% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 7: 31 - 50% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 9: 51 -100% dảnh hoặc bông bị hại.

- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae):Đánh giá bệnh bạc lá đánh giá tỷ lệ % diện tích lá bị hại theo thang điểm:

+ Điểm 1: 1 - 5% diện tích lá bị hại. + Điểm 3: 6 - 12 % diện tích lá bị hại. + Điểm 5: 13 - 25% diện tích lá bị hại. + Điểm 7: 26 - 50% diện tích lá bị hại. + Điểm 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani): Theo dõi, đánh giá ở giai đoạn đứng cái làm đòng, trỗ theo thang điểm đánh giá độ cao của vết bệnh trên cây gồm có:

+ Điểm 0: không có triệu chứng hại.

+ Điểm 1: vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh ở vị trí 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh ở vị trí 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7:Vết bệnh ở vị trí 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây. - Bệnh đạo ôn (Piricularia oryzae)

Đối với đạo ôn trên lá, theo dõi mức độ nhiễm bệnh, đánh giá tỷ lệ % vết bệnh và tính theo thang điểm:

+ Điểm 0: không thấy có vết bệnh.

+ Điểm 1: phát hiện các vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 2: xuất hiện vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính 1- 2mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.

+ Điểm 3: hình dạng vết bệnh như ở 2 điểm trên nhưng vết bệnh đã xuất hiện đáng kể ở các lá trên.

+ Điểm 4: vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, vết bệnh dài 3 mm hoặc dài hơn diện tích vết bệnh ở lá dưới chiếm tới 4% diện tích là bị bệnh.

+ Điểm 5: vết bệnh điển hình chiếm từ 4 - 10% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 6: vết bệnh điển hình chiếm từ 11 - 25% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 7: vết bệnh điển hình chiếm từ 26 - 50% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 8: vết bệnh điển hình chiếm từ 51 - 75% diện tích lá bị bệnh. + Điểm 9: vết bệnh điển hình chiếm trên 75% diện tích lá bị bệnh. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, tiến hành đánh giá theo thang điểm. + Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông. + Điểm 1: Thấy xuất hiện vết bệnh có trên 1 vài bông hoặc gié cấp 2. + Điểm 3: Xuất hiện vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.

+ Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.

+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

- Khả năng chịu lạnh ở giai đoạn mạ [1].

Quan sát sự khác nhau về sức sinh trưởng và những thay đổi nhỏ về màu sắc lá và cho điểm theo thang điểm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 3: Mạ màu xanh nhạt. + Điểm 5: Mạ màu vàng. + Điểm 7: Mạ màu nâu. + Điểm 9: Mạ chết.

- Khả năng chống đổ (Tính chống đổ) [1]

Tính chống đổ được theo dõi trong giai đoạn từ trỗ đến chín, áp dụng theo thang điểm.

+ Điểm 1: Chống đổ tốt (không có cây đổ).

+ Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ, không có cây đổ.

+ Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 450

(góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

+ Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây đều bị nghiêng 300

so với mặt ruộng.

+ Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều nằm rạp trên mặt đất.

2.3.3. Các chỉ tiêu năng suất

- Các yếu tố cấu thành năng suất: Gặt 10 khóm/ô thí nghiệm, đem về phòng đo, đếm, cân để tính các chỉ tiêu:

+ Số bông/khóm (bông). + Tổng số hạt/bông (hạt). + Số hạt chắc/bông (hạt). + Tỷ lệ lép (%).

+ M1000 hạt (gram).Cân thóc ở ẩm độ 13%, đếm lấy 100hạt/mẫu, làm 3 lần nhắc lại đem cân được khối lượng P1, P2, P3 đảm bảo các lần sai khác không quá 3%, sau đó tính khối lượng 1000hạt như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

M1000hạt (gram) =

P1+ P2+ P3

× 10 3

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Sau khi đã tính được các yếu tố cấu thành năng suất cần thiết, tính theo công thức:

NSLT (tạ/ha)= số bông/m

2 số hạt chắc/bông  P1000hạt 10.000

- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13 - 14%, sau đó cân khối lượng (kg) rồi quy ra năng suất thực thu (tạ/ha).

2.3.4. Tính toán hiệu quả kinh tế

Tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên các thông số: tổng thu, chi phí trung gian, công lao động, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn.

- Tổng thu (TT) = Năng suất thực thu * giá thành

- Chi phí trung gian (CPTG): Bao gồm toàn bộ các chi phí giống, vật tư, không tính công lao động.

Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là toàn bộ phần lợi nhuận thu được sau khi đã trừ chi phí trung gian (chưa tính công lao động)

- Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) = tổng thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian; - Giá trị ngày công (GTNC) = thu nhập hỗn hợp/công lao động.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu trong thí nghiệm được xử lý thống kê theo chương trình Excel và phần mềm chương trình IRISTART .

2.4. Mô hình sản xuất

Từ kết quả khảo nghiệm vụ xuân năm 2009 trên 5 công thức phân bón, chúng tôi sẽ lựa chọn từ 2 công thức có nhiều ưu điểm và triển vọng nhất để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xây dựng mô hình trình diễn với 24 hộ tham gia tại 2 điểm có điều kiện tự nhiên giống với điều kiện thí nghiệm, đồng thời đây là những điểm có nhiều điều kiện để phát triển và mở rộng diện tích lúa thâm canh.

Phương pháp bố trí và theo dõi mô hình: Trên cơ sở đất ruộng của nông dân, chúng tôi lựa chọn diện tích làm mô hình tương đối tập trung, đất có độ đồng đều cao, các hộ thực hiện theo kỹ thuật chung đã được hướng dẫn. Các hộ tham gia thử nghiệm công thức phân bón mới sẽ trực tiếp theo dõi, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng nhiễm sâu bệnh hại, đồng thời tham gia hội thảo đầu bờ. Căn cứ vào ý kiến thảo luận và kết quả phiếu đánh giá của nông dân tham gia mô hình sẽ xác định được công thức phân bón có điểm cao nhất để giới thiệu cho sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu

* Đặc điểm chung

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Tuyên Quang và địa điểm bố trí thí nghiệm

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý 210

30'- 22040' vĩ độ Bắc và 1040

53'- 105040' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Các đường giao thông quan trọng có Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90km từ Phú Thọ lên Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông

Điểm theo dõi TN tại TX Tuyên Quang

Điểm làm mô hình tại xã Mỹ Bằng – Yên Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như sông Lô, sông Gâm, sông Phó Ðáy, sông Hiên (sông Chảy).

Ðịa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và nhiều dãy núi cao, đặc biệt ở khu vực phía Bắc của tỉnh; phía Nam tỉnh địa hình thấp dần, ít chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng dọc theo các con sông. Nhìn chung, có thể chia thành 3 vùng địa hình sau:

Vùng đồi núi phía Bắc: Bao gồm huyện Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và khu vực phía Bắc của huyện Yên Sơn. Độ cao phổ biến của vùng này là 200-600m và giảm dần từ Bắc xuống Nam, có một số ngọn núi cao trên 1.000m. Độ dốc trong vùng trung bình là 250

.

Vùng đồi núi giữa tỉnh: Gồm khu phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và khu vực phía Bắc huyện Sơn Dương; độ cao trung bình dưới

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)