Kết quả mô hình trình diễ nở vụ mùa 2009

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 98)

Qua đánh giá kết quả năng suất và hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón ở vụ xuân 2009, chúng tôi nhận thấy 2 công thức là công thức 3 và công thức 5 có nhiều ưu điểm và triển vọng để đưa vào mô hình trình diễn trong vụ mùa.

Công thức 1: theo cách bón của nông dân

10 tấn PC + 90 N + 60 P2O5+ 90 K2O (Đối chứng) Công thức 3: 10 tấn PC + 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công thức 5: 10 tấn PC + 160 N + 140 P2O5 + 160 K2O

- Địa điểm thực hiện mô hình: Các hộ công nhân Trại thực hành - Trường Trung học kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang - xã Ỷ La - Thị xã Tuyên Quang và thôn Lũng xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn, lấy công thức 1 làm đối chứng, kết quả như sau:

- Diện tích thực hiện mô hình: 2,51 ha, với tổng số 24 hộ tham gia. - Thời vụ gieo cấy: Gieo cấy vào trà chính vụ, gieo mạ từ ngày 19- 20/6/2008 và cấy từ ngày 28/6-5/7 khi mạ có 3-4 lá.

- Lượng phân bón theo từng công thức, kỹ thuật chăm sóc thống nhất theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang.

Việc theo dõi, đánh giá do các hộ nông dân thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng và năng suất của các giống làm mô hình được trình bày tại bảng 3.19.

Bảng 3.19. Kết quả trình diễn hai công thức phân bón có triển vọng vụ mùa 2009 Địa điểm làm mô hình Công thức Số hộ tham gia Diện tích (ha) TGST (ngày) Năng suất thực thu (tạ/ha) So sánh năng suất (%) Trại thực hành Trường TH.KT.KT.TQ Ỷ La - TXTQ CT 1 (Đ/c) 4 0,35 105,3 50,1 100 CT 3 4 0,50 105,5 68,9 137,5 CT 5 4 0,35 107,4 78,9 157,5 Xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn CT 1 (Đ/c) 4 0,25 105,3 51,6 100 CT 3 4 0,51 105,0 67,6 131,0 CT 5 4 0,55 107,5 77,6 150,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng cộng 24 2,51

Qua số liệu trên chúng tôi thấy mô hình gieo cấy với các công thức 3, khi tăng lượng phân bón lên 10 tấn PC + 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O có 8 hộ tham gia với diện tích 1,01 ha, năng suất thực thu ở cả 2 điểm làm mô hình đều đạt trung bình 67,6 - 68,9 tạ/ha, cao hơn đối chứng từ 131,0 -137,5%. Thời gian sinh trưởng trung bình là 105,25 ngày.

Công thức 5 với mức bón 10 tấn PC + 160 N + 140 P2O5 + 160 K2O có 8 hộ tham gia mô hình với diện tích 0,9 ha, năng suất thực thu trung bình đạt 77,6 - 78,9 tạ/ha, cao hơn đối chứng từ 150,4- 157,5%. Thời gian sinh trưởng trung bình là 107,45 ngày.

* Đánh giá của người dân đối với các công thức phân bón xây dựng

mô hình trong vụ mùa 2009:

Trong quá trình xây dựng mô hình, chúng tôi đã mở 2 lớp tập huấn với gần 40 học viên là các hộ trực tiếp tham gia mô hình và một số hộ nông dân trong vùng để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và theo dõi đánh giá giống lúa D.ưu 6511 với chế độ bón phân mới.

Trong quá trình theo dõi, đánh giá giống mới chúng tôi đã cùng các hộ thống nhất các tiêu chí đánh giá, cho điểm, đồng thời tổ chức 2 hội nghị đầu bờ ở 2 điểm làm mô hình cho hơn 80 hộ nông dân đến thăm quan, đánh giá. Sau khi thu hoạch, chúng tôi đã cùng các hộ xác định năng suất thực thu, thông qua các phiếu chấm điểm do các hộ trực tiếp tham gia mô hình và một số hộ trong vùng tiến hành. Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu, lợi nhuận, khả năng nhân rộng bằng phương pháp cho điểm, kết quả được trình bầy ở bảng 3.20.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.20: Kết quả lựa chọn công thức bón phân mới của nông dân

ĐVT: Điểm

STT Chỉ tiêu Các công thức phân bón Tổng cộng

CT 3 CT 5

1 Khả năng chống chịu (sâu,

bệnh, chống đổ) 25 25 100

2 Thời gian sinh trưởng 30 27 100

3 Các yếu tố cấu thành năng

suất và năng suất 29 30 100

4 Hiệu quả kinh tế 27 29 100

5 Khả năng nhân rộng 34 35 100

Tổng cộng 145 146

Qua bảng 3.20 chúng tôi thấy, trong 2 công thức phân bón mới, công thức 5 được người dân cho điểm cao nhất (146 điểm, xếp thứ nhất) và lựa chọn vì công thức này cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng; tiếp đến là công thức 3 (145 điểm, xếp thứ hai), công thức này tuy năng suất không cao bằng công thức 5, nhưng do khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, chi phí ít hơn, do vậy nông dân vẫn lựa chọn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Sau thời gian nghiên cứu đề tài tốt nghiệp Nghiên cứu biện pháp kỹ

thuật phát triển giống lúa lai D.ưu 6511 tại Tuyên Quang“, trong giới hạn

về thời gian, chúng tôi sơ bộ có một số kết luận và đề nghị sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)