Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa của Tuyên Quang

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 42)

Trong những năm qua, năng suất và sản lượng lúa của Tuyên Quang

đã tăng nhanh. Vào năm 1995, sản lượng lương thực (lúa+ ngô) của tỉnh mới đạt 19 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 286 kg/người/năm nhưng đến năm 2008, sản lượng lương thực toàn tỉnh đã tăng lên 32 vạn tấn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đưa bình quân lương thực đầu người lên 430kg/người/năm. Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh đạt 45.000 ha, trong đó vụ xuân 19.500 ha, vụ mùa 25.500 ha. Diện tích lúa lai gieo cấy cả năm 22.900 ha, chiếm hơn 50% diện tích. Năng suất lúa bình quân toàn tỉnh đạt 56,7 tạ/ha, trong đó lúa lai đạt 61,7 tạ/ha, lúa thuần đạt 51,5 tạ/ha.

Tỷ lệ sử dụng lúa lai trong vụ xuân chiếm đến 70% diện tích. Các giống lúa lai được sử dụng phổ biến hiện nay là: Shán ưu 63 (Tạp giao 1) chiếm tới 70% diện tích; ngoài ra còn có giống: Nhị ưu 63, nhị ưu 838, Q.ưu 1, D.ưu 6511, Bồi tạp sơn thanh. Các giống lúa thuần chủ yếu là Khang dân 18 chiếm tới 80% diện tích lúa thuần, ngoài ra còn một số giống như HT 1, IRi 352, nếp N97…

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Tuyên Quang giai đoạn 2000 - 2009

Năm Năm Diện tích

(Ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (ngàn tấn) 1. 2000 44.492 41,51 184,70 2. 2001 46.043 48,03 221,14 3. 2002 46.113 47,82 220,50 4. 2003 47.054 51,92 244,32 5. 2004 46.412 53,27 247,24 6. 2005 45.539 54,67 248,94 7. 2006 45.872 54,80 251,25 8. 2007 45.473 55,50 252,37 9. 2008 45.000 56,70 255,15 10. 2009 45.613 57,3 261,32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn 2000 - 2009, diện tích lúa của Tuyên Quang tăng 1.121 ha. Năm 2000, diện tích lúa là 44.482ha, năm 2003 diện tích gieo cấy đạt cao nhất là 47.054 ha, năm 2009 đạt 45.613 ha, năng suất tăng từ 41,51 tạ/ha (năm 2000), lên 57,3 tạ/ha (năm 2009), tăng 36,5%. Sản lượng tăng từ 184,7 ngàn tấn (năm 2000) lên 261,32 ngàn tấn (năm 2009), tăng 38,1%.

Hiện nay, cơ cấu diện tích lúa lai chiếm khoảng 57,85% diện tích gieo cấy và năng suất đạt 57,3 tạ/ha. Trong thời gian tới, Tuyên Quang sẽ tập trung đưa những giống lúa lai mới có năng suất, chất lượng vào sản xuất, phấn đấu đạt năng suất trên 70 tạ/ha và đưa diện tích lúa lai lên khoảng gần 60% diện tích gieo cấy; đồng thời bổ sung giống lúa thuần mới để đạt năng suất xấp xỉ 60 tạ/ha.

Định hướng sản xuất lúa gạo giai đoạn 2005 - 2010, tầm nhìn đến năm 2015 của tỉnh là ngoài việc ổn định diện tích gieo cấy lúa, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn cần đưa nhanh các giống lúa lai có năng suất cao và năng suất, sản lượng lúa để đảm bảo tập trung cho chương trình an ninh lương thực trên địa bàn toàn Tỉnh.

* Giống lúa D.ưu 6511 đã được khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác có điều kiện sinh thái tương đối đồng nhất với điều kiện sinh thái của Tuyên Quang và đều cho kết quả tốt.

Năm 2009, Bắc Ninh đã triển khai mô hình giống lúa D.ưu 6511 và được đánh giá là giống lúa có tiềm năng năng suất cao và tiếp tục đưa vào sản xuất đại trà những năm tiếp theo. Tại Tuyên Quang năm 2008 đã đưa vào sản xuất thử nghiệm đánh giá là giống có tiềm năng suất cao.

Vì vậy để rút ngắn thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành các thí nghiệm xác định biện pháp kỹ thuật cho giống lúa D.ưu 6511 song song với thí nghiệm so sánh giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Tuyên Quang: Thực tế, qua tìm hiểu tập quán canh tác của nông dân trong Tỉnh cho thấy việc đầu phân bón rất ít, cá biệt có hộ không sử dụng phân chuồng mà bón lót bằng NPK và bón thúc bằng phân hồn hợp, không sử dụng phân đơn. Việc đầu tư sử dụng phân bón không cân đối, hợp lý dẫn đến ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của đất nói chung và ảnh hưởng đến năng suất cây lúa nói riêng. (Sở NN&PTNT Tuyên Quang năm, 2009) [22]

Tại xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương với mức bón (100kgN, 60kgP205, 100kgK20)/ha, dòng lúa CL02 có số bông/m2

là cao nhất, cho năng suất thực thu cao tương đương với mức bón (120kgN, 60kgP205, 120kgK20)/ha, cao hơn công thức 1 mức bón phân của nông dân và các công thức phân bón khác ở mức tin cậy là 95%. (Bùi Thị Nhung, 2007) [19].

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- So sánh giống lúa 5 giống lúa lai tham gia khảo nghiệm, giống Tạp giao 1 làm đối chứng.

- Các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng và năng suất giống lúa D.ưu 6511.

- Các mật độ cấy khác nhau đến sinh trưởng và năng suất giống D.ưu 6511.

- Trình diễn công thức phân bón tối ưu nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Trại thực hành Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang.

- Xây dựng mô hình tại phường Ỷ La (Thị xã Tuyên Quang), xã Mỹ Bằng, (huyện Yên Sơn).

- Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân và vụ mùa năm 2009. Riêng đối với mô hình trình diễn chỉ thực hiện trong vụ mùa năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của các giống lúa tham gia thí nghiệm.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất khả năng chống chịu sâu bệnh hại ở một số công thức phân bón và mật độ trên giống D.ưu 6511 tại thị xã Tuyên Quang.

- Xây dựng mô hình trình diễn công thức phân bón triển vọng trong vụ mùa 2009 tại hai điểm trong tỉnh.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón trong mô hình.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm

- Đất nơi thí nghiệm: Ruộng thí nghiệm được bố trí trên chân đất vàn, chủ động tưới tiêu, cấy trên đất 2 vụ lúa và 1 vụ màu trong năm thuộc Trường Trung học Kinh tế kỹ thuật Tuyên Quang (phường Ỷ La - thị xã Tuyên Quang). Hàng năm, khu đất ruộng thí nghiệm thường thực hiện các công thức luân canh chính như sau:

* Lúa xuân + Lúa mùa + Ngô đông.

* Lúa xuân + Lúa mùa + Đậu tương đông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc lại, cụ thể theo sơ đồ sau:

* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm so sánh giống

Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ 1 2 3 5 4 3 4 1 2 5 2 3 5 4 1 Bảo vệ

Trong đó: Công thức 1: Giống lúa Tạp giao 1 (đ/c) Công thức 2: Giống lúa BiO 404

Công thức 3: Giống lúa Q.ưu 1 Công thức 4: Giống lúa Q.ưu 6 Công thức 5: Giống lúa D.ưu 6511 Diện tích ô thí nghiệm: 20m2 . Số ô thí nghiệm: 15 ô. Diện tích thí nghiệm: 20 m2 x 15 ô = 300m2. Tổng diện tích bố trí thí nghiệm là: 500m2

* Thí nghiệm 2: Thí nghiệm ảnh hưởng của các mức bón phân đến sinh trưởng và năng suất giống lúa có triển vọng D.ưu 6511.

Bảo vệ Bảo vệ Bảo vệ 1 2 3 5 4 3 4 1 2 5 2 3 5 4 1 Bảo vệ

Trong đó: Công thức 1: 10 Tấn PC + 90 N + 60 P2O5 + 90 K2O (đ/c) Công thức 2: 10 Tấn PC + 100 N + 80 P2O5 + 100 K2O

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công thức 3: 10 Tấn PC + 120 N + 100 P2O5 + 120 K2O Công thức 4: 10 Tấn PC + 140 N + 120 P2O5 + 140 K2O Công thức 5: 10 Tấn PC + 160 N + 140 P2O5 + 160 K2O

* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa có triển vọng D.ưu 6511.

Bảo vệ Bảo vệ 3 4 1 2 Bảo vệ 1 3 2 4 4 2 3 1 Bảo vệ Trong đó: Công thức 1: cấy 42 khóm/m2 (20cm x 12cm) Công thức 2: cấy 25 khóm/m2 (20cm x 20 cm) Công thức 3: cấy 35khóm/m2 (20cm x 14,2cm) Công thức 4: cấy 50 khóm/m2 (20cm x 10cm) Diện tích ô thí nghiệm: 20m2 . Số ô thí nghiệm: 12 ô Diện tích thí nghiệm: 20 x 12 = 240m2. Khoảng cách giữa các ô là 0,4m. Tổng diện tích bố trí thí nghiệm là: 350m2

* Thí nghiệm 4: Trình diễn công thức phân bón đối với giống lúa D.ưu 6511 có triển vọng.

- Phương pháp theo dõi: Theo Quy phạm khảo nghiệm giống lúa Quốc gia [1] và Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) [16].

+ Định điểm theo dõi ở 3 lần nhắc lại, mỗi ô một điểm, mỗi điểm 10 khóm liên tục ở giữa ô, tổng số khóm theo dõi của một công thức là 30 khóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thời gian theo dõi: 7 ngày/lần từ khi cấy đến khi lúa chín, riêng giai đoạn lúa hồi xanh và trỗ theo dõi liên tục 2 ngày/lần.

2.2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc lúa (theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang) và Phát triển nông thôn Tuyên Quang) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngâm, ủ và làm mạ: Thời gian ngâm ủ tùy thuộc vào mùa vụ, vụ xuân ngâm 36-40 giờ; vụ mùa ngâm 20-24 giờ. Trong quá trình ngâm phải thay nước từ 4-6 lần. Khi ủ, nếu thấy hạt giống khô cần tưới nước bổ sung (vụ xuân dùng nước ấm để tưới). Đối với vụ xuân, khi mầm dài bằng ½ chiều dài hạt thóc; đối với vụ mùa, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Đất mạ và mật độ gieo: Đất gieo mạ cần được cày, bừa kỹ, sạch cỏ dại. Bón lót 10-15 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân cho 10 m2 mặt luống mạ. Gieo thưa để mạ có điều kiện sinh trưởng khoẻ, tạo thuận lợi khi cấy; lượng mạ gieo từ 0,1-0,15 kg giống/1 m2 mặt luống mạ. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho ruộng mạ.

- Làm đất, cấy:

+ Làm đất: Đảm bảo kỹ thuật, đất nhuyễn, ruộng phẳng.

+ Tuổi mạ cấy 3 - 4 lá. Mật độ cấy 42 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm. (Không áp dụng đối với thí nghiệm về mật độ)

+ Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, đều khóm, đúng mật độ.

+ Lượng phân bón: (Không áp dụng đối với thí nghiệm phân bón) * Vụ xuân: 10 tấn phân chuồng, 100 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O. * Vụ mùa: 10 tấn phân chuồng, 80 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O5. + Cách bón:

* Bón lót: Phân chuồng bón sau khi cầy lần 2; trước khi bừa cấy bón toàn bộ phân lân, 30% phân đạm, 20% ka ly.

+ Bón thúc lần 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh bón 50% phân đạm, 50% ka ly.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Bón thúc lần 2: Khi lúa có đòng non (trước trỗ khoảng 20-25 ngày) bón toàn bộ số phân đạm, ka ly còn lại.

- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ 2 lần, lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc đạm, kaly. Làm cỏ lần hai sau lần 1 từ 10-12 ngày.

- Tưới nước: Khi lúa mới cấy giữ mức nước từ 2-3 cm để lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Khi lúa đẻ nhánh đạt số dảnh theo yêu cầu (từ 350-400 dảnh/m2

) tháo nước đến nẻ chân chim, sau đó thực hiện tưới tiêu xen kẽ. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, tưới một lớp nước nông, đến khi lúa chín sáp tháo nước khô dần cho đến khi thu hoạch.

- Thu hoạch: Khi có trên 85% số hạt trên khóm chín thì thu hoạch.

2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi

2.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Về sinh trưởng của mạ:

+ Ngày gieo mạ.

+ Tuổi mạ khi cấy (lá) + Chiều cao cây mạ (cm):

- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy và cho điểm: * Điểm 1: Mạnh (cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh). * Điểm 5: Trung bình (cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh). * Điểm 9: Yếu (cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng).

- Khả năng đẻ nhánh của lúa:

Theo dõi 30 cây đã định sẵn theo phương pháp lấy mẫu của từng ô thí nghiệm. Cách theo dõi và chỉ tiêu theo dõi đẻ nhánh theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 1: đẻ rất khoẻ > 25 dảnh/ khóm. + Điểm 3: đẻ khoẻ từ 20-25 dảnh/ khóm. + Điểm 5: đẻ trung bình từ 10-19 dảnh/ khóm. + Điểm 7: đẻ kém từ 5-9 dảnh/ khóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 9: đẻ rất kém <5 dảnh/ khóm.

Tính toán các chỉ tiêu khác liên quan đến khả năng đẻ nhánh của các giống bao gồm:

+ Sức đẻ nhánh chung = dảnh tối đa/dảnh cơ bản.

+ Sức đẻ nhánh hữu hiệu = dảnh hữu hiệu/ dảnh cơ bản.

+ Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu =(dảnh hữu hiệu/ dảnh tối đa) x 100. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thời gian sinh trưởng, phát triển của lúa:

+ Ngày cấy.

+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: Khi 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên. + Ngày kết thúc đẻ nhánh: Khi lúa đạt dảnh tối đa.

+ Ngày làm đòng: Là ngày có 50% số cây làm đòng.

+ Ngày bắt đầu trỗ: Là ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm.

+ Ngày kết thúc trỗ: là ngày có 80% số cấy có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

+ Thời gian trỗ bông (điểm): Số ngày từ bắt đầu trỗ (10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm) đến kết thúc trỗ (80% số cây trỗ):

* Điểm 1: Tập trung (không quá 3 ngày). * Điểm 5: Trung bình (4-7 ngày).

* Điểm 9: Dài (trên 7 ngày).

+ Thời gian chín: Khi có 85% số hạt/ bông trong quần thể chín. + Tổng số dảnh/ khóm (dảnh).

+ Tỷ lệ thành bông (%).

+ Độ thuần đồng ruộng: Điểm 1:cao; điểm 5:TB; điểm 9: thấp.

+ Độ cứng cây: Điểm 1: cứng cây; điểm 5:TB; điểm 7: yếu; điểm 9: rất yếu. + Chiều cao cây khi thu hoạch: Đo từ mặt đất đến cổ bông (cm)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tổng thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến khi 85% số hạt/ bông trong quần thể chín (ngày).

2.3.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại và chống chịu [26]

- Rầy nâu (Nilaparvata lugens)

Theo dõi cây chuyển màu vàng ở từng bộ phận hay toàn bộ cây, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 0: Không bị hại.

+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây.

+ Điểm 3: Lá biến vàng ở một số bộ phận nhưng chưa bị cháy rầy. + Điểm 5: Những lá vàng rõ, cây lùn hoặc héo, 10-25% số cây bị cháy rầy, các cây còn lại bị lùn nặng.

+ Điểm 7: Trên một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại bị lùn nghiêm trọng.

+ Điểm 9: Tất cả các cây bị chết.

- Sâu cuốn lá (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng theo thang điểm dưới đây:

+ Điểm 0: Không có cây bị hại. + Điểm 1: 1- 10% số cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 20 % số cây bị hại. + Điểm 5: 21-35% số cây bị hại. + Điểm 7: 36 - 60% số cây bị hại. + Điểm 9: 61 - 100% số cây bị hại.

- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus Walker): Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở 10 khóm điều tra với 3 lần nhắc lại, trong thời kỳ giai đoạn đẻ nhánh, thời kỳ làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín. Đánh giá theo thang điểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại. + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu biện pháp kỹ thuật phát triển một số giống lúa lai tại tuyên quang (Trang 42)