Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng
giống lúa D.ưu 6511
Thời vụ Công thức Từ cấy đến.... ngày Cao cây (cm) Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Xuân CT 1 (Đ/c) 35 56 85 132 102 CT 2 36 57 86 134 102 CT 3 36 57 86 134 104 CT 4 37 58 87 134 104 CT 5 37 58 86 134 105 Mùa CT 1 (Đ/c) 26 48 77 105 105,2 CT 2 26 48 77 105 106,6 CT 3 28 49 78 106 108,3 CT 4 28 49 78 106 110,6 CT 5 28 49 79 107 110,7
Ghi chú: TG: Từ gieo; ĐN: Đẻ nhánh; LĐ: Làm đòng; ST: Sinh trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thời gian từ gieo đến đẻ nhánh ở các mức phân bón khác nhau có sự khác nhau giữa vụ xuân và vụ mùa. Trong vụ xuân, thời gian từ gieo đến đẻ nhánh của các giống dao động từ 35-37 ngày; trong vụ mùa, do thời tiết thuận lợi nên đã tạo điều kiện cho cây lúa rút ngắn thời gian từ gieo đến đẻ nhánh xuống chỉ còn 26-28 ngày.
- Thời gian từ gieo đến làm đòng và từ gieo đến trỗ của các giống có sự khác nhau. Trong vụ xuân, thời gian từ gieo đến làm đòng của các giống dao động từ 56-58 ngày; thời gian từ gieo đến trỗ của các giống từ 85-87 ngày; công thức đối chứng có thời gian từ gieo đến làm đòng và trỗ ngắn hơn các công thức khác. Trong vụ mùa, thời gian từ gieo đến làm đòng của các công thức không có sự dao động đáng kể từ 48 - 49 ngày ; thời gian từ gieo đến trỗ của các công thức từ 77-79 ngày. Thời gian trỗ của các công thức tham gia thí nghiệm đều từ 4 - 5 ngày, tương đương đối chứng và khá tập trung.
- So sánh các công thức phân bón ta thấy, sự thay đổi lượng phân bón không thay đổi đáng kể thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm. Hầu hết các công thức tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Trong vụ xuân, các công thức đều có có thời gian sinh trưởng từ 132 - 134 ngày ngày; còn trong vụ mùa các công thức đều có thời gian sinh trưởng biến động từ 103 - 105 ngày, đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, điểm rất quan trọng đối với những vùng bố trí cơ cấu trồng cây vụ đông (ngô, đậu tương) như ở huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương, Yên Sơn.
Nhìn chung thay đổi lượng phân bón ở mỗi công thức, không làm thay đổi đáng kể các chỉ tiêu sinh trưởng của giống lúa D.ưu 6511.
- Chiều cao cây của các công thức có sự khác nhau giữa vụ xuân và vụ mùa. Trong vụ xuân, các giống có chiều cao từ 102 - 105 cm, ở công thức 5 có chiều cao cây cao nhất, cao hơn đối chứng 3 cm. Trong vụ mùa, các giống có chiều cao từ 98,2 - 100,7 cm, công thức 5 vẫn có chiều cao cao nhất (cao 100,7 cm), cao hơn đối chứng 2,5 cm.