Như đã nêu, phiên tịa hình sự sơ thẩm là khâu trong quá trình giải quyết vụ án, thủ tục tố tụng tại phiên tòa được ghi nhận và điều chỉnh trong luật tố tụng hình sự của mỗi nước. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, truyền thống lập pháp của mỗi quốc gia, theo mơ hình tố tụng mà quốc gia lựa chọn mà thủ tục tố tụng tại phiên tịa được quy định có những đặc điểm khác nhaụ Tuy vậy, thủ tục
phiên tịa hình sự sơ thẩm có các bước sau: Phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, phần thủ
tục xét hỏi, phần thủ tục tranh luận, phần nghị án và tuyên án.
1.4.1. Phần thủ tục bắt đầu phiên tịa
Bắt đầu phiên tịa có nghĩa là khởi đầu phiên tòa bắt đầu bằng việc khai mạc phiên tòa của Thẩm phán chủ tọa phiên tòạ Trong phần này Chủ tọa phiên tòa giải quyết tất cả các vấn đề mang tính thủ tục. Việc tổ chức và tiến hành xét xử phục thuộc nhiều vào việc tiến hành đúng thủ tục bắt đầu phiên tịa hay khơng, nếu thực hiện đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các giai đoạn tiếp theọ Sau đó là phần kiểm tra sự có mặt và lý lịch của người tham gia tố tụng, giải thích quyền nghĩa vụ của Chủ tọa phiên tịa.
Như vậy bắt đầu phiên tòa là hoạt động nhằm thực hiện thủ tục bảo đảm cho việc tiến hành xét xử nội dung vụ án được chính xác, khách quan và thuận lợị
1.4.2. Phần thủ tục xét hỏi và tranh luận
1.4.2.1. Phần thủ tục xét hỏi
Xét hỏi được hiểu là xem xét, kiểm tra một vấn đề nào đó thơng qua các câu hỏi và câu trả lờị Trong mỗi phiên tịa thì phần xét hỏi là phần thủ tục chính quan trọng bởi nó bộc lộ nội dung chính của vụ án, là hoạt động điều tra cơng khai thơng qua đó quyết định việc chứng minh bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay khơng, qua đó Tịa án mới có cơ sở để định tội danh hay xác định bị cáo không phạm tội cũng như giải quyết các vấn đề khác trong vụ án. Các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ được thẩm tra một cách toàn diện cơng khai tại phiên tịa qua thủ tục xét hỏi. Việc xét hỏi ở các mơ hình tố tụng khác nhau về cơ bản khác nhau ở vai trò của chủ thể tham gia xét hỏị
Đối với mơ hình tố tụng tranh tụng, phần thủ tục xét hỏi không được phân biệt rõ với phần tranh luận, việc tiến hành các thủ tục tố tụng là trách nhiệm của bên buộc tội và bên gỡ tộị Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi, Thẩm phán có quyền yêu cầu người làm chứng trả lời các câu hỏi của Luật sư, cũng có thể hỏi những câu hỏi để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
Tại phiên tịa theo mơ hình tố tụng xét hỏi, do Thẩm phán đã nghiên cứu hồ sơ sau khi bản cáo trạng được Kiểm sát viên thực hành quyền công tố công bố cáo trạng, Thẩm phán có trách nhiệm chứng minh tội phạm nên có vai trị hỏi chính, giữ vai trị chủ động, tích cực là người điều khiển phiên tịa nên Thẩm phán là người hỏi chính. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nước trên thế giới có mơ hình xét hỏi đều có quy định người giữ quyền cơng tố tại phiên tịa phải có trách nhiệm hỏi chính. Điều này phù hợp và thuận lợi vì Kiểm sát viên thường đã tham gia vụ án ngay từ khi khởi tố nên có sự am hiểu nội dung vụ án sâu sắc, hơn nữa vì họ có trách nhiệm bảo vệ cáo trạng mà họ đã đưa rạ Đó là sự pha trộn của các mơ hình tố tụng, sử dụng yếu tố hợp lý của mơ hình tố tụng tranh tụng vào mơ hình tố tụng thẩm vấn.
Nhìn chung, xét hỏi có thể được xem là nền tảng của việc tranh tụng trong
mơ hình tố tụng tranh tụng cũng như mơ hình tố tụng pha trộn như đã nêụ Bởi vì, thơng qua xét hỏi mới có cơ sở để xác định đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa quan trọng của vụ án. Từ đó, các chủ thể của bên buộc tội và bên gỡ tội có cơ sở để bảo vệ quan điểm lập luận của mình. Việc xét hỏi đúng trọng tâm, cụ thể và chi tiết bao nhiêu càng củng cố cho lập luận của các chủ thể vững chắc bấy nhiêụ Quan điểm của các chủ thể tranh luận chỉ có sức thuyết phục khi nó được đặt nền móng bởi các chứng cứ đã được đưa ra công khai qua xét hỏi tại phiên tịa và sẽ thiếu tính thuyết phục nếu các chứng cứ đưa ra dựa trên "án tại hồ sơ” mà không được thẩm định cơng khai tại phiên tịạ Kết quả tranh tụng trong giai đoạn xét hỏi là cơ sở cho lập luận của các bên trong việc đề xuất hướng giải quyết vụ án trong phần tranh luận.
1.4.2.2. Phần thủ tục tranh luận
Theo Từ điển Luật học thì tranh luận tại phiên tồ là “Hoạt động của những người tham gia tố tụng (các bên) tại phiên toà, trong việc trao đổi, bàn cãi các ý kiến
về vụ án”. “Tranh luận trước Toà án là một phần xét xử vụ án tại phiên tồ, trong đó Cơng tố viên, ngun đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ, người bào chữa (trường hợp khơng có người bào chữa thì bản thân bị cáo) phát biểu, phân tích các chứng cứ được đưa ra xem xét, trình bày kết luận của mình về vụ án”. Như vậy bản chất của việc tranh luận là việc đối đáp giữa các bên trong việc thực hiện chức năng buộc tội và gỡ tội.
Tranh luận là sự thể hiện rõ nét nhất của việc bình đẳng giữa các bên trong quá trình diễn biến phiên tịa hình sự sơ thẩm. Có thể thể xem tranh luận là giai đoạn trung tâm của phiên tòạ Bởi vì, trong phần này các bên buộc tội và gỡ tội, trước sự chứng kiến của HĐXX, công khai thực hiện chức năng của mình bằng việc đưa ra các lý lẽ và lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
Tranh luận là việc thể hiện của nguyên tắc tranh tụng, là nguyên tắc của tố tụng hình sự và là một quá trình chứng minh để xác định sự thật của vụ án. Tranh tụng được ghi nhận và sử dụng trong pháp luật của hầu hết các nước theo truyền thống án lệ. Có thể thấy ở đây, tranh tụng đặt ra trong suốt quá trình giải quyết vụ
án, qua đó các thủ thể là hai bên buộc tội và gỡ tội có quyền bình đẳng thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ hoặc bác bỏ chứng cứ của bên cịn lạị Vì vậy, tranh tụng diễn ra từ khi hành vi bị buộc tộị Tại phiên tịa theo mơ hình tranh tụng, tranh tụng diễn ra từ khi bắt đầu phiên tịa chứ khơng riêng trong phần tranh luận song đây là bước thể hiện rõ nét nhất sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trong suốt quá trình tố tụng.
Việc xét xử tại phiên tịa sơ thẩm hình sự là việc HĐXX xem xét cáo trạng,
cáo buộc của công tố viên hay chủ thể buộc tội đối với bị cáo, qua đó ra phán quyết tội danh, về hình phạt cũng như trách nhiệm pháp lý của bị cáọ Vì vậy bên buộc tội phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ để chứng minh cho việc buộc tội là có căn cứ và phù hợp quy định pháp luật. Bên bị buộc tội đưa ra lý lẽ (trong mơ hình tố tụng xét hỏi thì đây khơng phải là nghĩa vụ bắt buộc) để chứng minh cho việc phản bác của mình là có căn cứ. Chỉ có tranh luận thơng qua việc đối đáp giữa các bên buộc tội với bên bị buộc tội với nhau thì các quan điểm của các bên mới được thể hiện rõ nét, qua đó
mới có cơ sở đánh giá được các tình tiết của vụ án. Do đó thủ tục tranh luận thể hiện rõ nét nhất nguyên tắc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Tranh luận là hoạt động cơ bản của các bên tham gia tố tụng, Tòa án chỉ giữ vai trị “trọng tài” cầm cân cơng lý để xem xét quan điểm của các bên. Tuy nhiên trong q trình tranh luận, Tịa án điều hành cho việc tranh luận đi đúng nội dung và trình tự, duy trì quá trình tranh luận, hướng tranh luận vào việc giải quyết các tình tiết vụ án, căn cứ cho việc kết tội, quyết định hình phạt cũng như giải quyết các vấn đề liên quan trong vụ án.
Các bên sử dụng quyền tranh luận như là phương tiện để phân tích, lập luận, đưa ra các lý lẽ, căn cứ pháp lý nhằm làm sáng tỏ các tình tiết cần chứng minh của vụ án, từ đó bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, thơng qua tranh luận các bên có điều kiện nhận thức rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình.
1.4.3. Phần thủ tục nghị án và tuyên án
Phiên tịa có thành phần xét xử là một Thẩm phán thì sau khi nghe tranh luận, Thẩm phán tự ra phán quyết độc lập mà không phải nghị án. Phần thủ tục nghị án được thực hiện khi phiên tòa được xét xử với HĐXX mà không phải là một Thẩm phán. Nghị án là bước tiến hành tố tụng trong đó HĐXX thảo luận và thơng qua quyết định giải quyết vụ án sau khi đã nghe các bên trình bày tại phần xét hỏi và tranh luận. Đây là hoạt động đánh giá chứng cứ tổng hợp mang tính quyết định cuối cùng của xét xử sơ thẩm và phiên tịa hình sự sơ thẩm.
Trên cơ sở nghị án với kết quả là bản án hoặc các quyết định được ban hành, được HĐXX sẽ tuyên một cách công khai.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu về thủ tục tố tụng tại phiên tịa hình sự sơ thẩm thấy rõ đây
hoạt động trung tâm và quan trọng nhất trong tố tụng hình sự. Phiên tịa hình sự sơ thẩm là hoạt động cơng khai do Tịa án tiến hành ở cấp xét xử thứ nhất nhằm xem xét, đánh giá toàn diện các chứng cứ, các tài liệu của vụ án hình sự, trên cơ sở đó ra bản án, quyết định giả quyết tồn diện vụ án hình sự.
Phiên tịa hình sự sơ thẩm ở mỗi mơ hình tố tụng tranh tụng hay mơ hình tố tụng thẩm vấn thường qua các bước: Bắt đầu phiên tòa, xét hỏi và tranh luận, nghị
án và tuyên án. Tuy nhiên phiên tịa ở mỗi mơ hình có những đặc trưng khác nhau:
Đặc trưng của phiên tịa trong mơ hình tố tụng tranh tụng là sự bình đẳng của bên buộc tội và bên gỡ tội, Tòa án là trọng tài tại phiên tòa, đề cao việc tranh luận và thu thập chứng cứ tại phiên tịa, được trình bày bằng miệng.... Phiên tịa hình sự sơ thẩm trong tố tụng thẩm vấn bản chất là cuộc điều tra lại của Tòa án trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trước đó, đề cao vai trị của Thẩm phán, hạn chế việc tranh luận cũng như quyền bào chữa... Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, pháp luật của các quốc gia có xu hướng giảm bớt những yếu tố đặc thù của mỗi mơ hình tố tụng truyền thống. Đến nay không tồn tại mơ hình tố tụng hình sự thuần túy là thẩm vấn hay tranh tụng. Trong quá trình tồn tại, các mơ hình tố tụng đã có sự giao thoa, tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, tích cực của nhau để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phòng, chống tội phạm và bảo đảm các quyền con người. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam khơng phải là ngoại lệ, sự pha trộn giữa hai mơ hình tố tụng tranh tụng và thẩm vấn đã tạo ra những đặc điểm riêng của phiên tịa hình sự sơ thẩm ở nước ta.
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHIÊN TỊA HÌNH SỰ SƠ THẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NAM ĐỊNH