Thực tiễn phiên tòa sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 53 - 65)

2.1. Qui định của pháp luật về phiên tịa hình sự sơ thẩm

2.2.1.Thực tiễn phiên tòa sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định

2.2.1.1. Thực hiện nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm

phán và HTND

HĐXX là chủ thể duy nhất được tuyên bản án kết tội hay không kết tội một

con người, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử của Tòa án, được Hiến pháp ghi nhận và được đưa vào phần các nguyên tắc của BLTTHS.

Thực hiện nguyên tắc này ở tính độc lập trước hết HĐXX phải độc lập với chủ thể khác của Tòa án, độc lập với sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, với những yêu cầu của người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí.

Thời gian qua, tiếp tục triển khai các cải cách theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết 49, Nghị quyết 48 và các Kết luận của Bộ chính trị về cải cách tư

pháp, hệ thống Tịa án đã có nhiều cố gắng để nâng cao tính độc lập của Tịa án,

thực hiện nguyên tắc hiến định “Khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”. Thực chất, không dễ dàng để đánh giá được việc thực hiện nguyên tắc này, bởi khi nghiên cứu các Biên bản nghị án là căn cứ phán quyết của HĐXX về các vấn đề giải quyết trong vụ án thì đều có sự thống nhất tuyệt đối của các thành viên HĐXX. Tuy nhiên, cần phải khẳng định là việc ra phán quyết của HĐXX do nhiều yếu tố phải chịu áp lực từ các yếu tố bên ngồi hoặc chính bản thân thành viên HĐXX mà chủ yếu là Thẩm phán vì một lý do nào đó tự đặt mình trong áp lực

để đưa ra phán quyết thiếu khách quan. Ngoài ra việc “bàn án” giữa Thẩm phán và Lãnh đạo Tòa án trước phiên tòa dường như vẫn tồn tạị Điều này được coi là việc vi phạm sự độc lập của Thẩm phán, song dường như các Thẩm phán vẫn chấp nhận, một phần là do để có một kênh tham khảo để có niềm tin trong phán quyết, một phần do trình độ chun mơn của Thẩm phán chưa tự tin để ra phán quyết.

2.2.1.2. Về việc thực hiện quy định thủ tục xét xử tại phiên tòa của HĐXX

Về thủ tục bắt đầu phiên toà: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về việc kiểm tra căn cước, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo, người tham gia tố tụng; giải quyết các yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để cho họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tồ theo đúng quy định của pháp luật TTHS. Để đảm bảo việc thực hiện nội quy phiên tòa, bảng nội quy phiên tịa được cơng khai trước cửa phịng xử án của mỗi Tòa án và được Thư ký Tòa án phổ biến trước khi phiên tòa bắt đầụ

Về việc xét hỏi và điều khiển quá trình xét hỏi, tranh luận: Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của BLTTHS mới và theo tinh thần cải cách tư pháp đã nêu tại Nghị quyết 49. Tại phiên tịa HĐXX đã tiến hành đảm bảo tính

khách quan, đã tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cả Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo và

những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau đều được HĐXX tôn trọng và dành thời gian thỏa đáng cho các bên tranh luận xác định sự thật khách quan của vụ án. Cùng với việc

xét hỏi, HĐXX còn chấp nhận Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất

trình chứng cứ mớị Các chứng cứ đã được Kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên tịạ HĐXX xem xét tồn diện đầy đủ các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ sơ, quan điểm của Kiểm sát viên, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng, bảo đám đúng yêu cầu của Nghị quyết 08 là “Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư,

người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

Do việc nghiên cứu kỹ hồ sơ cũng như các quy định pháp luật nên các HĐXX

đã tiến hành thủ tục xét hỏi khoa học,có chiều sâu, kỹ năng xét hỏi ngày một tiến bộ. Chủ tọa phiên tòa đã tạo điều kiện cho các HTND, Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố, người bào chữa tích cực tham gia vào việc xét hỏi tại các phiên tòa HSST. Các tình tiết, chứng cứ, tài liệu về vụ án đều được kiểm tra, xem xét đầy đủ và thận trọng; việc đánh giá chứng cứ đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc toàn diện, khách quan theo quy định của pháp luật tố tụng tại phiên toà. Đối với những trường hợp người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa khơng thuộc trường hợp hỗn phiên

tịa, HĐXX đã cho cơng bố lời khaị Việc cơng bố tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ

như Kết luận giám định, kết luận định giá… được thực hiện. Trong việc xét hỏi và điều hành nội dung tranh tụng, HĐXX đã bám sát q trình diễn biến tại phiên tồ, kịp thời hướng dẫn và xử lý các tình huống phát sinh hoặc khi có tình tiết mớị

Qua theo dõi nhiều phiên tòa HSST trong những năm gần đây có thể thấy

khơng có tình trạng ép cung, mớm cung. Trong quá trình xét hỏi để làm sáng tỏ sự

thật khách quan, đối với những vụ án phức tạp, có nhiều bị cáo, HĐXX đã tiến hành cho đối chất khi lời khai của bị cáo có mâu thuẫn. Việc đối chất đã làm sáng tỏ tình tiết khách quan của vụ án.Chủ toạ phiên toà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Kiểm

sát viên, Luật sư và những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến trong suốt

q trình tranh tụng, khơng hạn chế thời gian. Khi điều hành phiên tòa, Chủ tọa phiên tịa đã hướng q trình tranh tụng tập trung vào các vấn đề cần giải quyết.

Về thủ tục nghị án và ra phán quyết: Các Tịa án đều có Phịng nghị án độc lập, khi nghị án chỉ có HĐXX tham gia, đảm bảo nguyên tắc hiến định “Khi xét xử

Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Thông qua nghiên cứu

nhiều Biên bản nghị án thấy HĐXX đã tiến hành biểu quyết một cách toàn diện từng vấn đề cần giải quyết trong vụ án gồm: Tội danh, Điều luật áp dụng, hình phạt, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng… Bản án được HĐXX tun được thơng qua tại phịng xử án, Bản án đã thể hiện nội dung đã được ghi trong biên bản nghị án.

Tuy vậy, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn, xem xét báo cáo, thống kê cũng như một số hồ sơ vụ án đã giải quyết cho thấy thực tiễn xét xử tại phiên tịa hình sự sơ thẩm vẫn tồn tại như:

Việc xét hỏi tại phiên toà vẫn do HĐXX thực hiện là chủ yếu, nên chưa phát huy được vai trị tích cực, chủ động của Kiểm sát viên, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác. Thậm chí có nhiều phiên tịa, trong phần xét hỏi chỉ do Thẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phán chủ tọa phiên tòa tiến hành. Việc xác định phạm vi, giới hạn và các nội dung

cần xét hỏi tại phiên toà của các chủ thể tham gia xét hỏi tại một số phiên tịa chưa chủ động, cịn có những lúng túng.

Kỹ năng xét hỏi cũng như điều khiển phiên tồ ở một bộ phận Thẩm phán

cịn mang nặng tính kinh nghiệm, chậm đổi mới, nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ càng dẫn đến những lúng túng tại phiên tòa và mắc sai lầm khi ra phán quyết. Nhiều

phiên tòa việc xét hỏi của HĐXX chỉ là bảo vệ cáo trạng, coi bị cáo đã có tội, vấn

đề xét hỏi chỉ mang tính thủ tục, khi bị cáo chối tội thì có lời lẽ gay gắt. Thời gian xét hỏi của Thẩm phán chiếm phần lớn thời gian tại phiên tịa, trong khi phần tranh luận thì thường diễn ra rất nhanh chóng. Trong những vụ án hình sự phức tạp có những tình tiết, chứng cứ về vụ án cịn có mâu thuẫn, nhưng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chưa tập trung tranh tụng để làm sáng tỏ tại phiên tồ. Do khơng đánh giá chứng cứ một cách chính xác, khơng dựa trên kết quả tranh tụng cơng khai tại phiên tịa nên nhiều vụ án HĐXX đã xác định sai tội danh, dẫn đến việc áp dụng hình phạt khơng thỏa đáng, bản án bị Tịa án cấp trên sửa hủỵ

Ví dụ như vụ án xét xử đối với bị cáo Phạm Văn Tân tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, với hành vi: Đêm ngày 17/7/2014 Phạm Văn Tân đến nhà bà Phạm Thị Lụa ở xóm Hồng Thái, xã Trực Cường ngủ nhờ cùng với anh Đặng Văn Tiến (con bà Lụa) là bạn Tân. Sáng ngày 18/7/2014 nhà bà Lụa đi làm hết chỉ còn chị Nguyễn Thị Trúc (là bạn chị Hà con gái bà Lụa) Tân ngủ dậy nói chuyện với chị Trúc. Đến khoảng 10h Tân sang nhà chị Vũ Thị Họa con dâu bà Lụa hỏi mượn xe máy nhưng chị Họa không đồng ý. Tân quay về nhà bà Lụa nói chuyện với chị Trúc “Em mượn xe máy chị đi cùng với em ra đây, chị mang xe máy về hộ em”. Chị Trúc đồng ý, Tân sang nhà chị Họa “Chị ơi cho em mượn cái xe, em nhờ bạn chị Hà chở em ra đầu xã bắt xe đi Hà Nội rồi bạn chị Hà mang xe máy về trả chị”. Thấy vậy chị Họa đồng ý, Tân dắt xe máy của chị Họa đi ra và chở chị Trúc đị Trên

đường đi, Tân dừng xe lại và dùng tay phải vịng ra phía sau ấn mạnh vào vùng cổ trái chị Trúc và đẩy chị Trúc xuống khỏi xe, sau đó Tân phóng xe bỏ đị

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử Vũ Văn Tân, Tân khai, người bị Tân dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản (chị Trúc) không phải là người được giao quản lý tài sản, bản thân chị Trúc cũng khơng có hành động cản trở việc Tân chiếm đoạt xe máy và không biết việc Tân chiêm đoạt xe, tài sản là chiếc xe máy đã được Tân “mượn” của chủ sở hữu (chị Họa) và Tân đang quản lý chiếc xe này; Song Tòa sơ thẩm vẫn xác định Phạm Văn Tân phạm tội “Cướp tài sản”, hình phạt 4 năm 6 tháng tù. Như vậy, việc kết tội của bản án sơ thẩm là không đúng hành vi của của bị cáo đã được làm rõ tại phiên tòạ Với hành vi đã nêu thì bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bởi bị cáo đã dùng thủ đoạn gian dối (nói với chị Họa nhờ Trúc đưa ra đón xe và đưa xe về trả lại cho chị Hịa hỏi mượn xe chị Họa, mục đích là để chị Họa tin tưởng và giao xe cho Tân) nhằm chiếm đoạt tài sản trước khi nhận tài sản. Bản án này đã bị cấp phúc thẩm sửa chuyển tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và giảm

mức hình phạt đối Phạm Văn Tân xuống 1 năm 6 tháng tù.

BLTTHS năm 2003 đã quy định cụ thể: “Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn

chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến” và chỉ có quyền “cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án”

[35, Điều 218]. Nhưng trên thực tế quy định này ở một số vụ án chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Vì nhiều lý do, chủ tọa phiên tịa đã hạn chế về thời gian, người bào chữa khơng kịp nói hết các ý kiến, quan điểm của mình có liên quan đến vụ án. Điều này gây một sự ức chế tâm lý rất lớn và cũng phần nào là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh tụng một cách uể oải, hời hợt, hình thức và thậm chí là khơng có đối đáp dù có quan điểm trái chiều nhaụ

Một số tồn tại khác của HĐXX như: Xác định sai tư cách người tham gia tố tụng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Ví dụ như Bản án số 84/2015/HSS ngày 15/7/2015 của TAND thành phố Nam Định xét xử đối với bị cáo Vũ Thị Oanh phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Trong vụ án này người bị hại (đã chết), bà Bùi Thị Thư là mẹ đẻ của người bị hại (hàng thừa kế thứ

nhất) phải xác định là đồng đại diện hợp pháp của người bị hại cùng với chồng con của người bị hại. Tuy nhiên trong bản án xác định tư cách người tham gia tố tụng của bà Thư là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Việc quyết định hình phạt đơi

khi cịn thiếu khách quan, khơng cơng bằng như đối với các bị cáo ở vụ án khác

nhau hay trong cùng một vụ án...

2.2.1.3. Hoạt động của kiểm sát viên tại phiên tịa hình sự sơ thẩm

Với chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sốt việc tn theo pháp luật, Kiểm sát viên tại phiên tịa đã tích cực đổi mới để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Kiểm sát viên đã tích cực và chủ động hơn trong việc tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, phát huy vai trị quan trọng bảo đảm cho Tồ án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hầu hết các Kiểm sát viên đã xây dựng đề cương xét hỏi, dự kiến các tình huống phát sinh và các nội dung cần đối đáp với những người tham gia tố tụng tại các phiên tồ hình sự, đã chú trọng xét hỏi những vấn đề mà HĐXX chưa xét hỏi hoặc xét hỏi chưa kỹ. Các câu hỏi đã súc tích rõ ràng, dễ hiểụ

Trong quá trình tranh luận, đối đáp tại phiên toà, đa số các Kiểm sát viên thực hành quyền công tố đã xử lý tương đối linh hoạt các tình huống phát sinh ngồi dự kiến; nêu được căn cứ pháp lý và lập luận tương đối chặt chẽ, khúc triết, có sức thuyết phục. Về cơ bản các quan điểm về vụ án của Kiểm sát viên thực hành quyền cơng tố tại phiên tồ được HĐXX chấp nhận và xem là căn cứ quan trọng, được ghi nhận trong các bản án.

Thực tiễn cho thầy cịn có một số hạn chế của Kiểm sát viên như: Một số Kiểm sát viên quan niệm việc xét hỏi tại phiên tồ hình sự là trách nhiệm của

HĐXX nên khi thực hành quyền cơng tố trước tịa chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Cáo trạng ở giai đoạn tranh luận và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình xét xử. Vì vậy, việc tham gia xét hỏi, tranh luận cịn mang tính hình thức. Việc xét hỏi, tranh tụng nhiều khi chỉ tập trung về các chứng cứ buộc tội mà chưa chú ý đến các tình tiết gỡ tội.

Ví dụ như vụ án Trương Anh Tuấn bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Nam Trực truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” với nội dung sau:Do mâu thuẫn phát sinh từ việc

ngỗng nhà ông Trương Anh Xuân (bố của Trương Anh Tuấn) ra cắn lúa nhà anh Trần Văn Thể dẫn đến hai bên chửi nhaụ Vào khoảng 21h00’, ngày 04/5/2012, anh Thể đến nhà ơng Xn nói chuyện đã xảy ra xơ sát, ơng Xn gọi điện cho con là Tuấn về, đến nơi thấy anh Thể, Tuấn lao vào đánh, ông Xuân trong nhà chạy ra cầm cưa đánh nhiều nhát vào người anh Thể. Kết luận giám định anh Thể bị tổn hại 15% sức khỏe; cơ chế gây thương tích: Do vật sắc cạnh hình răng cưa và vật sắc. Quá trình xét xử HĐXX yêu cầu đại diện Viện kiểm sát làm rõ vai trò phạm tội của bị cáo; cơ chế gây thương tích cho bị hại (vì bị cáo kêu oan khơng thừa nhận gây thương tích cho anh Thể). Tuy vậy đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố mà không

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 53 - 65)