1.2. KHÁI QUÁT CHUNG Về HếT QUYềN SHTT
1.2.1 Khái niệm hết quyền SHTT
Hết quyền SHTT là sự giới hạn đối với quyền SHTT, đây là trạng thái chủ sở hữu quyền SHTT khơng cịn quyền phân phối đối với một sản phẩm cụ thể, khi sản phẩm đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này.3
Nhƣ vậy hết quyền SHTT có những đặc điểm sau:
(i) Hết quyền SHTT xảy ra khi thỏa mãn hai điều kiện là sản phẩm đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng và hành động đƣa sản phẩm ra thị trƣờng đƣợc thực hiện bởi chủ thể nắm giữ quyền SHTT, hoặc với sự đồng ý của chủ thể này;
(ii) Khi hết quyền SHTT xảy ra, chỉ có quyền phân phối sản phẩm khơng cịn nhƣng khơng ảnh hƣởng gì đến quyền sản xuất;
(iii) Khi hết quyền SHTT xảy ra, chỉ quyền phân phối đối với sản phẩm cụ thể đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng khơng cịn và những sản phẩm chƣa đƣợc đƣa ra thị trƣờng thì khơng bị ảnh hƣởng.
3 Hết quyền đối với nhãn hiệu trong pháp luật, thực tiễn quốc tế và Việt Nam, TS. Nguyễn
Một trong những đặc điểm đã nói ở trên, khi hết quyền xảy ra, quyền phân phối đối với những sản phẩm cụ thể đã đƣợc bán ra thị trƣờng khơng cịn. Vì vậy, khi sản phẩm mang đối tƣợng SHTT đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chính chủ thể nắm giữ quyền SHTT hoặc với sự đồng ý của chủ thể này thì chủ thể nắm giữ quyền SHTT khơng cịn quyền kiểm sốt đối với việc phân phối và khai thác thƣơng mại sản phẩm hay bất cứ quyền hạn nào khác về SHTT với sản phẩm đó nữa, nói cách khác họ khơng thể can thiệp vào những gì xảy đến tiếp theo đối với các sản phẩm đã bán ra trên thị trƣờng.
Tuy nhiên những quyền này sẽ “hết” trong phạm vi nào thì đó lại là quan điểm của từng quốc gia. Theo quan điểm lập pháp, quốc gia có thể giới hạn phạm vi hết quyền để xác định khả năng kiểm sốt việc phân phối hàng hóa mang đối tƣợng SHTT của chủ thể nắm quyền. Cụ thể, cơ chế hết quyền mà từng quốc gia áp dụng sẽ dẫn đến hệ quả pháp lí là quyền của chủ thể nắm giữ quyền SHTT sẽ “hết” trong phạm vi nào, quốc gia, khu vực hay là quốc tế.
Trƣờng hợp 1:
Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia (the national exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT chỉ mất quyền kiểm soát việc phân phối và khai thác thƣơng mại sản phẩm trong phạm vi lãnh thổ nƣớc này. Tức là ví dụ một chủ thể nắm giữ quyền sở hữu nhãn hiệu A thì khi chủ thể này gắn nhãn hiệu A lên các sản phẩm của mình và đƣa ra thị trƣờng nƣớc X thì những ngƣời mua sản phẩm đó có quyền tặng cho, phân phối lại sản phẩm đó trên lãnh thổ nƣớc X cịn đối với việc phân phối sản phẩm đó ra thị trƣờng nƣớc khác thì khơng đƣợc. Cơ chế hết quyền này thừa nhận rằng quyền của chủ thể nắm giữ quyền SHTT vẫn “còn” trên thị trƣờng nƣớc ngoài, họ vẫn hoàn toàn nắm quyền quyết định việc lƣu thơng hàng hóa ra các thị trƣờng bên ngoài lãnh thổ.
Trƣờng hợp 2:
Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền khu vực (the regional exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT mất quyền kiểm soát việc phân phối và
khai thác thƣơng mại sản phẩm trong phạm vi khu vực. Hết quyền khu vực đƣợc áp dụng trong liên minh EU. Sự xuất hiện của sản phẩm đã đƣợc cấp bằng sáng chế tại một nƣớc thành viên trong khu vực đó sẽ khiến cho quyền phân phối độc quyền sản phẩm đó trong tất cả các nƣớc thành viên của khu vực đó mất hiệu lực, điển hình là trong khối thị trƣờng chung EU. Vì vậy hàng hóa có thể di chuyển tự do trong khu vực này. Còn đối với việc phân phối sản phẩm ra ngoài thị trƣờng EU, chủ thể nắm giữ quyền SHTT vẫn hồn tồn kiểm sốt đƣợc.
Trƣờng hợp 3:
Nếu quốc gia áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế (the international exhaustion regime), chủ thể nắm giữ quyền SHTT không cịn quyền kiểm sốt việc phân phối và khai thác thƣơng mại sản phẩm trên toàn thế giới. Một khi sản phẩm đã đƣợc bán ra thị trƣờng thì nó đƣợc lƣu thơng tự do trên thị trƣờng thế giới.