Các cơ chế hết quyền SHTT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG Về HếT QUYềN SHTT

1.2.2 Các cơ chế hết quyền SHTT

1.2.2.1 Cơ chế hết quyền quốc gia

Nguyên tắc khai thác hết quyền đƣợc các quốc gia áp dụng một cách khác nhau. Các quốc gia có thể áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc gia nhằm khơng cho phép chủ sở hữu quyền SHTT kiểm sốt việc khai thác thƣơng mại hàng hóa đƣợc đƣa ra thị trƣờng trong nƣớc bởi chủ sở hữu tài sản trí tuệ hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu cho phép, miễn là hàng hóa đó vẫn sẽ ở lại trên thị trƣờng trong nƣớc. Cụ thể, việc “hết quyền” chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, còn đối với những thị trƣờng ngoài lãnh thổ quốc gia thì quyền kiểm sốt việc khai thác thƣơng mại đối với hàng hóa vẫn tồn tại.

Ví dụ minh họa cho thuyết hết quyền quốc gia: Chủ thể A là chủ sở hữu của nhãn hiệu A và chủ thể này phân phối các sản phẩm gắn nhãn hiệu A trên thị trƣờng nƣớc X và nƣớc Y (nƣớc X cơng nhận thuyết hết quyền quốc gia) thì những nhà phân phối trong nƣớc X chỉ đƣợc phép phân phối mặt hàng này nếu

họ mua từ công ti A chứ khơng đƣợc nhập khẩu hàng hóa từ lãnh thổ nƣớc Y để phân phối trên nƣớc X. Vậy giới hạn ở đây là gì? Thuyết hết quyền quốc gia ngăn cản một nhà phân phối nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một lãnh thổ khác để bán tại thị trƣờng nƣớc X.

Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản trí tuệ (hoặc ngƣời đƣợc cấp li – xăng hợp pháp) vẫn có thể phản đối việc nhập khẩu hàng hóa thật đƣợc bán rộng rãi trên thị trƣờng hoặc đƣợc xuất khẩu từ thị trƣờng trong nƣớc, dựa trên quyền đối với hành vi nhập khẩu.

1.2.2.2 Cơ chế hết quyền khu vực

Ở các quốc gia áp dụng nguyên tắc khai thác hết quyền khu vực (các quốc gia EU)4 thì việc chủ sở hữu sản phẩm đƣợc bảo hộ quyền SHTT, hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu cho phép, bán sản phẩm lần đầu tiên sẽ làm khai thác hết quyền sở hữu đối với sản phẩm đó khơng chỉ ở trong nƣớc, mà cịn trong tồn khu vực, và việc nhập khẩu song song trong khu vực đó khơng bị phản đối theo các quyền SHTT nhƣng có thể bị phản đối tại các cửa khẩu quốc tế của khu vực tiếp giáp với các nƣớc bên ngồi khu vực.

Ví dụ: Chủ thể A (Pháp) sở hữu nhãn hiệu A và phân phối hàng hóa gắn

nhãn hiệu này lần đầu trên thị trƣờng nƣớc Pháp (Pháp thuộc EU) thì sau khi bán hàng ra thị trƣờng, công ti A sẽ “hết quyền” kiểm sốt việc phân phối hàng hóa khơng chỉ tại nƣớc Pháp mà cịn “hết quyền” trên tồn lãnh thổ EU. Điều này có nghĩa là một nhà phân phối hồn tồn có quyền nhập khẩu chính mặt hàng đó từ Đức hoặc bất kì nƣớc EU nào vào Pháp và trên thị trƣờng Pháp sẽ tồn tại cùng lúc cả sản phẩm trong nƣớc và sản phẩm nhập khẩu từ các nƣớc EU khác. Thuyết hết quyền khu vực sẽ giới hạn việc nhập khẩu hàng hóa từ một lãnh thổ không nằm trong khu vực EU.

1.2.2.3 Cơ chế hết quyền quốc tế

4 Về nhập khẩu song song ở Liên minh châu Âu, có thể xem thêm thông tin từ trang web: http://scientific.thomson.com

Nếu một quốc gia áp dụng nguyên tắc khai thác hết quyền quốc tế, nghĩa là các quyền SHTT bị khai thác hết khi chủ sở hữu, hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu cho phép, bán sản phẩm ra thị trƣờng ở bất kì nơi nào trên thế giới.

Ví dụ: Chủ thể A của nƣớc X (X áp dụng thuyết hết quyền quốc tế) sở

hữu nhãn hiệu A bán hàng gắn nhãn hiệu A lần đầu ra bất kì thị trƣờng nào trên thế giới, thì kể từ thời điểm đó bất kì ngƣời mua nào cũng có quyền phân phối sản phẩm trên thị trƣờng nƣớc X và sản phẩm đó có thể đƣợc nhập khẩu từ bất kì lãnh thổ nào trên thế giới. Điều này dẫn đến kết quả là trên thị trƣờng nƣớc X có thể cùng lúc tồn tại hàng hóa nội địa và hàng hóa đƣợc nhập khẩu từ một thị trƣờng bất kì mà chủ thể A đã phân phối trƣớc đó. Thuyết hết quyền quốc tế thừa nhận rằng chủ thể nắm giữ quyền SHTT sau lần bán hàng đầu tiên thì khơng cịn quyền kiểm sốt việc phân phối hàng hóa tại bất kì đâu trên thế giới. Nên quốc gia nào, cũng chính là thị trƣờng nào, cơng nhận thuyết hết quyền quốc tế thì thị trƣờng đó sẽ đa dạng nhất về “quốc tịch” của hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)