KHÁI QUÁT NHữNG QUY ĐịNH CHUNG CủA PHÁP LUậT VIệT NAM Về HếT QUYềN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

quyền SHTT và nhập khẩu song song

Trong xu hƣớng tồn cầu hóa, Việt Nam ln tích cực và nỗ lực để tham gia vào các điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ các tổ chức quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có các khn khổ về SHTT. Việt Nam đã từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để phù hợp với pháp luật quốc tế. Cụ thể trong vấn đề nhập khẩu song song, Việt Nam đã ban hành đƣợc các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa các cam kết quốc tế trong khuôn khổ Hiệp định TRIPS và các điều ƣớc quốc tế về SHTT khác.

Hết quyền SHTT, với tƣ cách là tiền đề của nhập khẩu song song đƣợc quy định lần đầu trong Bộ luật dân sự 1995 với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp là sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng cơng nghiệp. Đối với quyền sở hữu công nghiệp, Điều 796 Bộ luật Dân sự 1995 chỉ quy định một cách chung nhất quyền của chủ sở hữu sáng chế cũng nhƣ giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, đó là quyền độc quyền sở dụng sáng chế hay đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp nói chung chứ chƣa đề cập đến quyền độc quyền nhập khẩu. Tuy nhiên Điều 805 quy định một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là nhập khẩu (hoặc bán, chào bán hay lƣu thông) sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ tại Việt Nam trên thị trƣờng Việt Nam. Nhƣ vậy, quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền ở đây phải đƣợc hiểu bao gồm quyền nhập khẩu sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu công nghiệp. Trong khi đó, Điều 803 Bộ luật Dân sự 1995 quy định các trƣờng hợp ngoại lệ của quyền độc quyền nêu trên (bên cạnh ngoại lệ sử dụng trƣớc đƣợc quy định tại Điều 801), trong đó có ngoại lệ “lưu thông và

được chuyển giao quyền sử dụng đưa ra thị trường”. Nhƣ vậy, Điều 803 đã thừa nhận nguyên tắc hết quyền sở hữu công nghiệp sau lần bán sản phẩm chứa đựng quyền bởi chủ sở hữu quyền hoặc với sự cho phép của ngƣời này, hoặc thậm chí bởi ngƣời có quyền sử dụng trƣớc nhƣng khơng đề cập đến phạm vi địa lí hết quyền quốc gia hay hết quyền quốc tế. Quy định về hết quyền nhƣ vậy, nhất là quy định cả trƣờng hợp đối với ngƣời sử dụng trƣớc, đặt trong bối cảnh chủ sở hữu quyền có quyền độc quyền nhập khẩu cho thấy Điều 803 Bộ luật Dân sự 1995 khơng quy định rõ về tính hợp pháp của nhập khẩu song song, thậm chí có thể giải thích theo hƣớng khơng thừa nhận nhập khẩu song song.

Ngoài Bộ luật Dân sự 1995, một số văn bản dƣới luật cũng quy định về vấn đề này bao gồm (i) thông tƣ số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ, Môi trƣờng hƣớng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; (ii) Thông tƣ số 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 về hƣớng dẫn thi hành nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; (iii) Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 ; (iv) Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế về nhập khẩu song song thuốc phòng, chữa bệnh cho ngƣời. Trong số các văn bản kể trên thì Thơng tƣ 3055/TT-SHCN, Thông tƣ 825/2000/TT-BKHCNMT, Nghị định 06/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực.

Hiện nay, vấn đề hết quyền SHTT và nhập khẩu song song đƣợc điều chỉnh bởi Luật SHTT 2005 với định hƣớng thừa nhận tính hợp pháp của hành vi nhập khẩu song song, cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 125 “chủ sở hữu đối

tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lí chỉ dẫn địa lí khơng có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc trường hợp: lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm

được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sỡ hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”. Một số văn bản pháp

luật khác cũng điều chỉnh vấn đề này là Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp và Thông tƣ số 37/2011/TT-BKHCN. Hiện nay Thông tƣ 37 đã hết hiệu lực nên ta chỉ xét đến các văn bản pháp luật cịn lại.

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép hành vi nhập khẩu song song và đã ban hành đƣợc các quy định cụ thể về quyền SHTT trong hoạt động nhập khẩu song song trong điều kiện sản phẩm đƣợc đƣa ra thị trƣờng là sản phẩm do chính chủ sở hữu của đối tƣợng SHTT hoặc cá nhân, tổ chức đƣợc chủ sở hữu đó cho phép đƣa ra thị trƣờng. Nói cách khác, hành vi nhập khẩu song song không bị coi là xâm phạm quyền SHTT. 11

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)