ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựC TRạNG Xử LÍ CÁC Vụ VIệC Về NHậP KHẩU SONG SONG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẾT QUYỀN

3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG Về THựC TRạNG Xử LÍ CÁC Vụ VIệC Về NHậP KHẩU SONG SONG

song song ở Việt Nam hiện nay

Khi tìm hiểu thực tiễn xử lí các vụ việc về nhập khẩu song song tại Việt Nam hiện nay, một trong những khó khăn là khơng có số liệu thống kê về nhập khẩu song song. Nguyên nhân xuất phát từ việc công nhận nhập khẩu song song là hợp pháp đồng nghĩa với việc nhập khẩu song song cũng đƣợc coi nhƣ các hoạt động nhập khẩu bình thƣờng khác. Vì vậy chƣa có số liệu thống kê riêng trong mảng nhập khẩu song song.

Quyền SHTT là một loại tài sản đặc biệt, vì vậy vấn đề bảo hộ quyền SHTT cũng có nhiều điểm khác biệt so với bảo hộ các quyền tài sản khác. Đối với quyền SHTT, cách thức bảo hộ có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng án, bao gồm: tự bảo vệ; biện pháp dân sự; biện pháp hành chính; biện pháp hình sự; kiểm sốt biên giới. Đối với việc bảo hộ quyền SHTT trong lĩnh vực nhập khẩu song song thì kiểm sốt tại biên giới là biện pháp hữu hiệu nhất vì đây là cơng cụ trực tiếp ngăn chặn hàng nhập khẩu, trong đó có hàng nhập khẩu song song vi phạm quyền SHTT của nƣớc nhập khẩu. Tuy nhiên nhƣ đã trình bày ở các Chƣơng trƣớc, Điều 6 Hiệp định TRIPS trao cho các nƣớc thành viên WTO quyền tự quyết định về cơ chế hết quyền SHTT. Thực tiễn các nƣớc thành viên đã tùy ý lựa chọn những cơ chế hết quyền khác nhau. Do đó, Hiệp định TRIPS chỉ quy định các thành viên WTO có nghĩa vụ ban hành và áp dụng các thủ tục cho phép chủ sở hữu quyền SHTT khi có những căn cứ hợp lí nghi ngờ hàng hóa nhập khẩu mang nhãn hiệu giả mạo hoặc vi phạm quyền tác giả có thể nộp đơn tới các cơ quan có thẩm quyền nhằm yêu cầu đình chỉ thông quan tại cơ quan hải quan để ngăn chặn hàng hóa đó vào lƣu thơng tự do trong nƣớc. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS cũng lƣu ý rằng các thành viên có quyền

khơng thực hiện nghĩa vụ nêu trên nếu hàng hóa nhập khẩu đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng nƣớc ngồi bởi chính chủ sở hữu quyền SHTT hay với sự đồng ý của ngƣời này. Không những thế, Hiệp định TRIPS cịn giải thích khái niệm hàng mang nhãn hiệu giả mạo theo hƣớng khơng phải là hàng thật (hàng chính hãng) và hàng vi phạm quyền tác giả là hàng tạo ra ở nƣớc ngồi mà khơng có sự đồng ý hay cho phép của chủ sở hữu quyền ở nƣớc sản xuất. Đối với các đối tƣợng SHTT khác (ví dụ sáng chế), Hiệp định TRIPS trao cho các thành viên quyền áp dụng các thủ tục tƣơng tự để kiểm sốt tại biên giới vì trên thực tế nếu chỉ nhìn bề ngồi thì rất khó cho chủ sở hữu quyền SHTT, và kể cả các cơ quan nhà nƣớc, trừ trƣờng hợp nhãn hiệu và quyền tác giả, có thể kết luận đƣợc hàng nhập khẩu vi phạm quyền SHTT.

Trong khi đó, Luật SHTT cũng nhƣ Luật Hải quan 2014 định việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT (cũng nhƣ giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT) nói chung chứ khơng giới hạn ở hàng nhập khẩu vi phạm nhãn hiệu và quyền tác giả nhƣ quy định của Hiệp định TRIPS. Thông tƣ số 44/2011/TT-BTC ngày 1/4/2011 (đƣợc thay thế bởi Thông tƣ số 13/2015/TT- BTC ngày 30/1/2015 sau khi Luật Hải quan 2014 ra đời) của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan – văn bản hƣớng dẫn chi tiết thi hành Luật SHTT và Luật Hải quan về việc kiểm soát hàng nhập khẩu liên quan đến quyền SHTT tại biên giới – bên cạnh việc nhấn mạnh đến việc kiểm soát hàng giả nhập khẩu cịn đề cập cả việc kiểm sốt hàng nhập khẩu xâm phạm quyền SHTT nói chung. Điều đó có nghĩa là việc kiểm sốt tại biên giới khơng chỉ giới hạn ở hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng giả mạo chỉ dẫn địa lí (có những nét tƣơng đồng với giả mạo nhãn hiệu) và hàng hóa sao chép lậu quyền tác giả. Trong khi đó, các quy định này hồn tồn khơng đề cập đến vấn đề liệu rằng hàng nhập khẩu song song có thể bị áp dụng biện pháp kiểm soát tại biên giới hay không, nhất là khi cơ chế hết quyền tác giả và quyền liên quan trong Luật Sở hữu tri tuệ là chƣa rõ ràng. Thực tế,

các cơ quan hải quan chủ yếu tiếp nhận và xử lí các đơn yêu cầu kiểm soát hàng nhập khẩu liên quan đến hàng giả, nhất là đối với nhãn hiệu.

Năm 2006-2008, Cơ quan Hải quan đã tiếp nhận và xử lý trên 53 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, đơn gia hạn kiểm tra, giám sát có liên quan đến SHTT. Cơ quan Hải quan đã ra thông báo tạm thời dừng làm thủ tục hải quan và xử lý 31 trƣờng hợp, trong đó hầu hết là các trƣờng hợp đƣợc xác định là có giả mạo về SHTT (điện thoại và linh kiện điện thoại di động, thuốc lá điếu, linh kiện máy tính, túi xách…). Cơ quan Hải quan đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền khoảng 1,3 tỷ đồng.13

Năm 2009, Cơ quan Hải quan tập trung nhiều vào công tác chống hàng giả, đã xử lý nhiều vụ xâm phạm nhãn hiệu, tịch thu và tiêu hủy số lƣợng lớn hàng giả, số tiền phạt hành chính gần 2 tỷ đồng. Tổng Cục Hải quan đã tham gia với hải quan các nƣớc trong khu vực (Thái Lan, Cambodia, Lào, Myanmar, Indonesia, Trung Quốc) triển khai chuyên án Storm (2009-2011) do Tổ chức Y tế Thế giới kết hợp với Interpol chủ trì với mục đích là đấu tranh với các hành vi sản xuất, mua bán và vận chuyển các loại thuốc giả trong khu vực. Lực lƣợng hải quan đã tổ chức một số cuộc gặp gỡ với đại diện một số doanh nghiệp (Puma, Tyco…) để thảo luận xây dựng những biện pháp phối hợp đấu tranh chống hàng giả.

Năm 2012, Cơ quan Hải quan cũng đã tiếp nhận và xử lý gần 100 yêu cầu của các chủ thể quyền SHTT đề nghị kiểm tra, giám sát tại biên giới. Tính đến thời điểm năm 2012 ngành hải quan có tất cả 106 đơn yêu cầu bảo vệ quyền SHTT tại biên giới với khoảng gần 300 nhãn hiệu hàng hóa các loại. Cơ quan Hải quan đã xử lý 101 vụ, xử phạt với số tiền khoảng 300 triệu đồng, đồng thời đã tịch thu xử lý hàng chục ngàn sản phẩm vi phạm các loại (nhƣ: rƣợu, thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, điện thoại di động… xâm phạm các nhãn

13 Theo báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Chƣơng trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-

KHCN-NN&PTNN-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai

hiệu đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam). Hải quan Việt Nam đã chủ động phát hiện đƣợc một số vụ xâm phạm quyền SHTT. Điển hình là vụ lơ hàng q cảnh thuốc lá JET và hình đầu con sƣ tử do Hải quan Đà Nẵng phát hiện; vụ nhập khẩu linh kiện, phụ tùng xe máy vi phạm nhãn hiệu của hãng HONDA do Hải quan Lạng Sơn phát hiện; vụ ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu bóng đèn OSRAM, giả nhãn hiệu W và WILSON (sản phẩm dụng cụ thể thao của Công ty WILSON) do Hải quan TP Hồ Chí Minh phối hợp với chủ sở hữu thực hiện... Ngoài ra, các Chi cục Hải quan cửa khẩu thơng qua cơng tác kiểm tra kiểm sốt hàng hóa xuất, nhập khẩu đã chủ động phát hiện nhiều vụ xâm phạm về chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và nhiều băng đĩa nhạc lậu... Con số này trong giai đoạn 2012 – 2015, cụ thể riêng năm 2015 tăng lên 250 đối tƣợng SHTT các loại. 14

Thực tế hiện nay cơ quan hải quan của Việt Nam chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT để cập nhật thông tin, phản ánh thông lệ quốc tế về kiểm sốt biên giới. Hàng hóa xuất, nhập khẩu đa dạng, khó phân biệt, hoạt động bn lậu, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi, trong khi đó cơ quan Hải quan đang chịu áp lực phải đẩy mạnh cải cách thủ tục, đơn giản hóa thủ tục thơng quan. Bên cạnh đó, việc kiểm tra kiểm sốt của hải quan thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, đảm bảo vừa quản lý hiệu quả vừa tạo thuận lợi cho thƣơng mại hợp pháp cũng là thách thức lớn đối với hải quan trong thực thi bảo vệ quyền SHTT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)