QUY ĐịNH Về NHậP KHẩU SONG SONG THEO CÁC ĐIềU ƢớC QUốC Tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 36 - 43)

Với việc tác động tới thƣơng mại và vấn đề bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu, nhập khẩu song song từ lâu đã trở thành vấn đề của cộng đồng quốc tế chứ không chỉ của riêng quốc gia nào. Việc các quốc gia công nhận cơ chế hết quyền nào, hay nói cách khác là giới hạn quyền SHTT của chủ thể trong chừng mực nào đƣợc áp dụng cũng đồng nghĩa với việc quốc gia đó có thừa nhận nhập khẩu song song là hợp pháp hay khơng. Vì vậy, những điều ƣớc quốc tế có quy định về hết quyền, hoặc giới hạn quyền SHTT, đều có thể hiểu là có quy định về nhập khẩu song song, trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiện nay vấn đề hết quyền SHTT trong nhập khẩu song song đƣợc quy định ở một số các điều ƣớc quốc tế sau: Hiệp định TRIPS của WTO, Công ƣớc Paris, Hiệp định GATT, Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng, Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp định WIPO về bản ghi âm và biểu diễn (WPPT), Công ƣớc quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) 1991.

1.5.1 Quy định trong Hiệp định TRIPS

Khi tìm hiểu từng điều ƣớc quốc tế cụ thể, Hiệp định TRIPS cho thấy một quy định toàn diện nhất về SHTT cho đến hiện nay. Có thể nói nhƣ vậy vì hiệp định này là kết quả của sự kết hợp những điều ƣớc quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực SHTT, bao gồm Công ƣớc Paris, Công ƣớc Berne, Công ƣớc Rome, Công ƣớc Washington. Quy định của những điều ƣớc quốc tế này có hiệu lực bắt buộc đối với kể cả những quốc gia chƣa phê chuẩn điều ƣớc, ngoại trừ Công ƣớc Rome chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với thành viên.

Bên cạnh đó TRIPS cịn thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ quyền SHTT cho tất cả các thành viên WTO bất kể mức độ phát triển của thành viên đó là nhƣ thế nào, và TRIPS cũng trao cho các thành viên quyền tự quyết nhất định. Mặc dù TRIPS không đề cập trực tiếp đến vấn đề nhập khẩu song song, nhƣng các quy định về hết quyền SHTT cũng cho thấy tính định hƣớng về vấn đề này trong TRIPS.

Theo Hiệp định TRIPS (Article 6) và Paragraph 5(d) của Tuyên bố Doha về TRIPS và sức khỏe cộng đồng, độc quyền phân phối của chủ sở hữu quyền đối với một sản phẩm nhất định sẽ kết thúc sau lần bán đầu tiên trong giới hạn quốc gia hay trên phạm vi thế giới phụ thuộc vào quyết định của các nhà lập pháp ở mỗi nƣớc. Theo đó, các thành viên WTO có thể tự do chấp nhận hay cấm nhập khẩu song song.

Hiệp định TRIPS là công ƣớc đầu tiên của WTO dành một điều riêng (với tiêu đề tiếng Anh là “exhaustion”) đề cập đến hết quyền SHTT và thƣơng mại song song, đó là Điều 6. Điều 6 quy định:

“Nhằm mục đích giải quyết tranh chấp theo Hiệp định này, phù hợp với

quy định của các Điều 3 và 4, không được sử dụng một quy định nào trong Hiệp định này để đề cập đến hết quyền SHTT”.

Điều 6 không ngăn cấm các nƣớc thành viên trong việc lựa chọn chính sách hết quyền SHTT. Cho nên, mỗi nƣớc thành viên có quyền tự do trong việc xây dựng pháp luật điều chỉnh vấn đề hết quyền SHTT nói chung, có thể là quy định pháp luật và/hoặc phán quyết của toà án với điều kiện không vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc đối xử tối huệ quốc theo Điều 3 và Điều 4 Hiệp định TRIPS. Áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia hoặc cơ chế hết quyền khu vực về nguyên tắc, phù hợp với hai nguyên tắc này. Lý do là việc áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia hoặc cơ chế hết quyền quốc tế không tạo ra sự phân biệt trên cơ sở quốc tịch theo nghĩa của Điều 3 và Điều 4 Hiệp định TRIPS. Tƣơng tự, áp dụng cơ chế hết quyền quốc tế hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều 6 Hiệp định TRIPs. Hiệp định TRIPs dành quyền tự quyết cho các quốc gia thành viên WTO về cơng nhận tính hợp pháp của nhập khẩu song song. Thƣơng mại song song, hay nói cách khác là nhập khẩu song song đƣợc thừa nhận trong trƣờng hợp quốc gia áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế hoặc hết quyền khu vực.

Chú thích (tiếng Anh là “footnote”) 13 cho Điều 51 Hiệp định TRIPS quy định: “Điều này đƣợc hiểu là các nƣớc thành viên khơng có nghĩa vụ áp dụng các thủ tục [đình chỉ thơng quan] đối với việc nhập khẩu hàng hoá đã đƣợc chủ thể quyền hoặc ngƣời đƣợc sự đồng ý của chủ thể quyền đƣa ra thị trƣờng của một nƣớc khác hoặc đối với hàng hố q cảnh”. Theo đó, cùng các nƣớc thành viên của WTO đã thống nhất “đƣa ra thị trƣờng” và “đồng ý của chủ thể quyền” là hai điều kiện dẫn đến hết quyền SHTT, ít nhất đối với hàng hoá nhập khẩu mang đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ. Khi hết quyền SHTT xảy ra, cơ quan hải quan của các nƣớc thành viên “khơng có nghĩa vụ áp dụng” các thủ tục đình chỉ thơng quan đối với hàng hoá nhập khẩu “đã đƣợc chủ thể quyền hoặc ngƣời đƣợc sự đồng ý của chủ thể quyền đƣa ra thị trƣờng của một nƣớc khác”. Nhƣ vậy, theo chú thích 13 cho Điều 51 Hiệp định TRIPS, do hết quyền SHTT đã xảy ra, hàng hoá mang đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ có thể di chuyển tự do qua biên giới các nƣớc thành viên. Nói cách khác, thƣơng mại song song các hàng hoá mang đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ đƣợc coi là hợp pháp nhƣ một hệ quả của hết quyền.

1.5.2 Quy định trong một số điều ước quốc tế khác

Hầu hết các điều ƣớc quốc tế đề cập ở đây đều có nhiều thành viên và sự ràng buộc của các thỏa thuận quốc tế đối với các thành viên sẽ dẫn đến sự tƣơng đồng trong cách thức quy định về cùng một vấn đề của các điều ƣớc quốc tế này.

Thứ nhất nói đến Hiệp định GATT, với tƣ cách là một trong những hiệp

định nền tảng của WTO điều chỉnh vấn đề thƣơng mại hàng hóa, nhƣng GATT cũng có một số quy định liên quan đến quyền SHTT. Cụ thể là Điều XX(d), XII.3(iii), XVIII.10, IX.6. ĐIều XX(d) quy định một trong các ngoại lệ chung cho phép các thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết, chỉ cần không trái với các nguyên tắc của Hiệp định nhằm bảo hộ quyền SHTT (bao gồm sáng chế, nhãn hiệu và quyền tác giả) theo quy định của pháp luật trong ƣớc. Nhƣ vậy có thể nhận định rằng GATT gián tiếp thừa nhận việc nhập khẩu song song một

sản phẩm chứa đựng quyền SHTT đƣợc phân phối hợp pháp ở nƣớc ngoài vào trong quốc gia nhập khẩu phụ thuộc vào quy định riêng của từng quốc gia thành viên. Điều này xuất phát từ tính lãnh thổ của việc bảo hộ quyền SHTT.9

Thứ hai, nói đến Cơng ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp. Văn bản này khơng có quy định rõ ràng về nhập khẩu song song mà đề cao tính lãnh thổ của bảo hộ quyền SHTT. Điều 4bis và Điều 6 Công ƣớc Paris thừa nhận sáng chế hay nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại một nƣớc thành viên Cơng ƣớc sẽ độc lập với chính sáng chế hay nhãn hiệu đó đƣợc bảo hộ ở các quốc gia khác, kể cả quốc gia khác đó có là thành viên Công ƣớc hay khơng. Bên cạnh đó Điều 5quater quy định rằng: “Trong trường hợp sản phẩm được nhập khẩu vào

một nước thành viên của Liên minh mà ở đó đang tồn tại sáng chế được cấp cho phương pháp sản xuất ra sản phẩm nói trên thì chủ sáng chế có mọi quyền mà luật pháp nước nhập khẩu dành cho chủ sáng chế đối với các sản phẩm được chế tạo trong nước trên cơ sở sáng chế về phương pháp đối với sản phẩm nhập khẩu”.Theo quy định này, chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cản hành vi nhập khẩu song song đối với sản phẩm sản xuất theo phƣơng pháp đƣợc bảo hộ sáng chế, hay nói cách khác là chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn chặn việc lƣu thông sản phẩm đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp đƣợc bảo hộ của họ đƣợc nhập khẩu vào quốc gia của họ. Nhƣ vậy, ta có thể thấy tinh thần của Công ƣớc Paris là đặt ra giới hạn quyền SHTT của chủ thể nắm giữ quyền ở mức thấp nhất. Mặt khác, dựa trên mối quan hệ giữa Công ƣớc Paris và Hiệp định TRIPS, tại Điều 2 TRIPS “đối với các phần II,III,IV của Hiệp định này, các nước thành viên phải tuân thủ các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris” Tuy nhiên điều 6 TRIPS nằm ở phần I của TRIPS nên một kết luận có thể đƣa ra là, các nƣớc thành viên khơng có nghĩa vụ phải tuân thủ những nguyên tắc độc lập của nhãn hiệu và sáng chế đƣợc quy định trong Công ƣớc Paris mà sẽ tuân theo Điều 6 TRIPS, tái khẳng định quyền đƣợc tự do

9

UNTAD – ICTSD (2005) Resource book on TRIPS and Development, Cambridge: Cambridge University Press, tr97-104

quyết định cơ chế hết quyền SHTT và có hay không cho phép hành vi nhập khẩu song song. 10

Thứ ba, đối với nhánh còn lại của quyền SHTT là quyền tác giả và quyền liên quan, có hai hiệp định cần đƣợc lƣu ý đến là Hiệp định WCT về quyền tác giả và Hiệp định WPPT về bản ghi âm và biểu diễn. Hai hiệp định này đã có quy định trực tiếp đến vấn đề hết quyền. Khoản 2 Điều 6 Hiệp định WCT cho phép các thành viên xác định các điều kiện để giới hạn chủ sở hữu quyền tác giả trong việc phân phối bản gốc hay bản sao tác phẩm của mình sau lần bán hàng đầu tiên. Tƣơng tự nhƣ vậy đối với Khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 12 WPPT, các thành viên hiệp định đƣợc xác định các giới hạn mà ngƣời biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm sẽ hết quyền phân phối bản gốc/bản sao sau thời điểm bán lần đầu. Quy định này thừa nhận học thuyết bán hàng lần đầu nhƣ “điều kiện cần” để xác định vấn đề hết quyền cũng nhƣ xác định giới hạn cho quyền SHTT của tác giả và quyền liên quan của ngƣời biểu diễn cũng nhƣ của nhà sản xuất bản ghi âm. Bên cạnh đó, các quốc gia có quyền quy định thêm “điều kiện đủ” để đảm bảo giới hạn quyền SHTT xảy ra. Thực tế này xuất phát từ bối cảnh của q trình đàm phán, các quốc gia khơng thống nhất đƣợc nguyên tắc hết quyền nói chung, vì vậy nên kết quả trong hiệp định đã đƣa ra hƣớng giải quyết là các quốc gia đƣợc phép tự lựa chọn các quy định cụ thể.

Thứ tư, một bộ phận cấu thành nữa của quyền SHTT là quyền đối với

giống cây trồng, Cơng ƣớc UPOV có Điều 14 quy định về việc chủ sở hữu giống cây trộng đã đƣợc bảo hộ có quyền ngăn cấm ngƣời khác nếu khơng có sự đồng ý của mình thực hiện các hành vi (lên quan đến vật liệu nhân giống cây trồng đã đƣợc bảo hộ hay giống cây trồng phát triển chủ yếu từ giống cây trồng đƣợc bảo hộ) nhƣ: sản xuất hoặc nhân giống; chế biến nhằn mục đích nhân giống; chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trƣờng khác;

10

Frederick M. Abbott, The Doha Declaration on the TRIPS Agreement and Public

Health: Lighting a Dark Corner at the WTO, Journal of International Economic Law,

xuất khẩu; nhập khẩu và lƣu giữ để thực hiện các hành vi nêu trên. Thêm nữa, Điều 16 (1) UPOV thừa nhận tình trạng khai thác hết quyền của chủ sở hữu giống cây trồng khi vật liệu nhân gống hay giống cây trồng phát trển chủ yếu từ giống cây trồng đƣợc bán (đƣa ra thị trƣờng) bởi chủ sở hữu giống cây trồng hay với sự đồng ý của ngƣời này trừ khi vật liệu nhân giống hay giống cây trồng đó đƣợc (i) sử dụng vào mục đích nhân giống (ngoại lệ tại Điều 15(2) cho phép quốc gia thành viên có thể quy định cho phép ngƣời nơng dân có thể sử dụng sản phẩm thu hoạch cho mùa vụ sau) hoặc (ii) xuất khẩu đến quốc gia không bảo hộ giống cây trồng này để nhân giống.

Tức là, Điều 16(1) UPOV công nhận nguyên tắc hết quyền sau lần bán đầu tiên (trừ việc sử dụng để nhân giống không đƣợc phép). Tuy nhiên, Điều 16(3) và Điều 1(viii) giải thích khái niệm lãnh thổ của việc hết quyền là lãnh thổ của một quốc gia thành viên UPOV hay lãnh thổ của các quốc gia thành viên có tham gia một liên kết và cùng chấp nhận việc hết quyền chung trên khu vực liên kết. Do vậy, Công ƣớc UPOV đã thừa nhận việc hết quyền quốc gia và hết quyền khu vực vì hiện tại chƣa có một liên kết giữa tất cả các quốc gia thừa nhận học thuyết hết quyền quốc tế. Theo đó, vấn đề nhập khẩu song song khi quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu không cùng thừa nhận nguyên tắc hết quyền khu vực là không đƣợc phép.

Kết luận chƣơng 1

Vấn đề hết quyền SHTT ln đƣợc quan tâm trong chính sách về SHTT của mỗi quốc gia. Điều này đƣợc lí giải bởi, quan niệm về hết quyền SHTT nhƣ thế nào chính là kết quả của sự “va đập” giữa việc bảo hộ các quyền SHTT với quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Hết quyền là việc chủ thể nắm giữ quyền SHTT sau khi đã quyết định đƣa sản phẩm đƣợc bảo hộ SHTT ra thị trƣờng thì khơng cịn kiểm sốt đƣợc những hành vi tiếp theo sẽ xảy ra đối với sản phẩm đó (bán lại, tặng cho, sửa chữa sản phẩm…). Giới hạn về lãnh thổ của hết quyền đƣợc các quốc gia tùy thuộc lựa chọn, dựa vào việc quốc gia đó muốn duy trì chính sách về bảo hộ SHTT ra sao, ít nhất là hết quyền trong phạm vi quốc gia, tiếp đó là hết quyền khu vực và hết quyền quốc tế. Việc chủ thể nắm giữ quyền sẽ “hết” quyền trong giới hạn lãnh thổ nào sẽ quyết định phạm vi của sự tự do trong hành vi của ngƣời đã mua đƣợc hàng hóa đó. Giả dụ chủ thể nắm giữ quyền chỉ hết quyền trong quốc gia, thì chủ thể đó khơng có quyền ngăn cản ngƣời nắm giữ hàng hóa trong nƣớc phân phối lại hàng hóa đó trong thị trƣờng nƣớc mình nhƣng sẽ có quyền ngăn cản ngƣời nắm giữ hàng hóa ở nƣớc ngồi nhập khẩu hàng hóa đó vào nƣớc mình để phân phối. Nếu những phạm vi hết quyền khác xảy ra, nói cách khác cơ chế hết quyền khu vực hay hết quyền quốc tế đƣợc cơng nhận thì nhập khẩu song song sẽ xảy ra. Mối quan hệ giữa nhập khẩu song song và cơ chế hết quyền là vấn đề mà các quốc gia luôn luôn phải cân nhắc khi quyết định chính sách về SHTT. Bên cạnh đó nhập khẩu song song, dƣới góc độ thƣơng mại, cũng có những tác động nhất định bao gồm cả tiêu cực và tích cực đến thị trƣờng, nên tùy thuộc vào trình độ phát triển, cán cân cung – cầu của nền kinh tế mà mỗi quốc gia cần quy định về vấn đề này cho phù hợp.

Chƣơng 2. QUY ĐỊNH VỀ HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG

NHẬP KHẨU SONG SONG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)