MộT Số Vụ VIệC LIÊN QUAN ĐếN NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 56 - 65)

CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HẾT QUYỀN

3.2 MộT Số Vụ VIệC LIÊN QUAN ĐếN NHậP KHẩU SONG SONG ở VIệT NAM HIệN NAY

hiện nay

Thực tế khi xem xét các vụ việc để làm rõ các khía cạnh liên quan đến nhập khẩu song song, trong bối cảnh hành vi nhập khẩu song song nhìn chung là hợp pháp tại Việt Nam, thì ta tập trung vào làm rõ liệu hành vi nhập khẩu đã thỏa mãn các điều kiện của hành vi nhập khẩu song song hay chƣa, đó là hàng

14 Theo số liệu tại Hội nghị tổng kết Chƣơng trình phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn II (2012-2015)

hóa đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng, và việc đƣa ra thị trƣờng này phải đƣợc tiến hành bởi chủ thể nắm giữ quyền hoặc đƣợc sự đồng ý của chủ thể này.

Vụ việc 1: Nhãn hiệu Rebeloc

Ngày 22/2/2006, Công ti TNHH Tầm nhìn và Liên danh – Vision & Associates gửi đơn đề nghị đến Cục SHTT yêu cầu xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “RABELOC” của Công ti Cadila Pharmaceuticals Limited.

Công ti Cadila Pharmaceuticals Limited là chủ sở hữu nhãn hiệu “RABELOC” tại Việt Nam, đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận Đăng ký NHHH số 67750 ngày 02/11/2005 bảo hộ cho các sản phẩm thuộc Nhóm 05 theo Bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ, cụ thể là “Dƣợc phẩm”.

Công ty Cổ phần Dƣợc - Vật tƣ Y tế Đắk Lắk có địa chỉ tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đƣợc Cơng ty Dƣợc phẩm Phạm Anh có địa chỉ tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ủy thác nhập khẩu sản phẩm dƣợc mang nhãn hiệu “RABELOC” tại Việt Nam. Sản phẩm dƣợc này do Công ty Siraigo Pharma Ptv. Ltd, có địa chỉ tại Plot No. 13, Sector 17, Koparkhairane, Navi Mumbai- 400709, India sản xuất mà không đƣợc sự cho phép hay ủy quyền của Công ty Cadila.

Công văn trả lời số 390/SHTT-TTKN ngày 8/3/2006 của Cục SHTT xác định rằng Công ty Cổ phần Dƣợc – Vật tƣ Y tế Đăk Lăk đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khi thực hiện hành vi nhập khẩu và lƣu hành sản phẩm khi sản phẩm này chƣa đƣợc bất kì sự cấp phép hay ủy quyền nào.

Đây là vụ việc mà dấu hiệu sai phạm nằm ở điểm hàng hóa nhập khẩu khơng phải là hàng hóa “chính hiệu”, hay nói cách khác là sản phẩm sản xuất ra không dƣới sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hành vi nhập khẩu song song sản phẩm nói trên theo pháp luật Việt Nam là đƣợc phép, tuy nhiên ở đây chủ thể nhập khẩu khơng chứng minh đƣợc hàng hóa mình nhập khẩu là hàng

hóa “hợp pháp”. Trong khi đó, hành vi nhập khẩu song song đòi hỏi rằng việc sản xuất phải đƣợc cho phép, còn việc nhập khẩu thì khơng. Nhƣ vậy có thể thấy rằng hành vi này chƣa đủ để thỏa mãn các điều kiện của nhập khẩu song song.

Vụ việc 2: Nhãn hiệu SKF

Tập đoàn AKTIEBOLAGET SKF -Thụy Điển (sau đây gọi tắt là SKF) là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất vòng bi dân dụng và vòng bi kỹ thuật, các sản phẩm của SKF đƣợc sử dụng rộng rãi trên thị trƣờng Việt Nam và có đƣợc uy tín đối với ngƣời tiêu dùng. Hiện nay SKF có 06 nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại Việt Nam.

Ngày 21/6/2010, Phòng PC46-CATP Hà Nội (Đội 8) nhận đƣợc đơn của Công ty TNHH tƣ vấn SHTT Việt (Việt IP CO.LTD) đề nghị Cơ quan công an điều tra ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán hàng giả là vịng bi SKF đối với Cơng ty Thƣơng mại và chuyển giao Công nghệ Ánh Dƣơng-(Cơng ty này có trụ sở ở Hà Nội, sau đây gọi tắt là Công ty Ánh Dƣơng).

Theo Công ty Ánh Dƣơng: các sản phẩm gắn các nhãn hiệu “SKF”, “SKF & hình” “SKF EXPLORER” do Cơng ty nhập về từ nhiều nguồn khác nhau (trong đó có nhập khẩu từ HongKong, cụ thể từ cơng ty United Bearings Limited, có địa chỉ: RMLO 262/F Taishing IND BLDS 273-279 UN Chau Stcheng SHA Wan KL HongKong), các sản phẩm này có giấy tờ nhập khẩu, mua bán hợp lệ và cho rằng đây không phải là hàng giả. Tuy nhiên, theo đại diện SKF thì tồn bộ sản phẩm đang bị tạm giữ không phải do SKF sản xuất hoặc cho phép sản xuất tại Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới.

Giải quyết vụ việc, Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ khẳng định: Công ty Ánh Dƣơng có hành vi nhập khẩu, tàng trữ, bn bán sản phẩm vịng bi sử dụng (gắn) dấu hiệu “SKF”, “SKF & hình” “SKF EXPLORER” giả mạo nhãn hiệu “SKF”, “SKF & hình” “SKF EXPLORER” đang đƣợc bảo hộ tại Việt Nam cho ANTIEBOLAGET SKF (Thụy Điển) theo Đăng ký nhãn hiệu số 3019 (cấp

ngày 28/6/1991), 3317 (cấp ngày 4/9/1991), 42274 (cấp ngày 23/7/2002), 72084 (cấp ngày 15/7/2006), 165474 (cấp ngày 13/6/2011) bảo hộ các sản phẩm, dịch vụ, trong đó có sản phẩm vịng bi, vịng bi các loại…thuộc nhóm 4, 6, 7, 8, 9, 12, 16, 17, 35, 37, 39, 40, 41, 42.15 Chính vì vậy, việc nhập khẩu vịng bi SKF của Công ty Ánh Dƣơng không phải là nhập khẩu song song và bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Vụ việc 3: Oppo Việt Nam – FPT Trading

Oppo Việt Nam là nhà phân phối chính thức và độc quyền tại Việt Nam do Oppo toàn cầu chỉ định.

Ngày 13/4/2016, thông tin trên thị trƣờng cho biết FPT Trading sẽ phân phối di động Oppo. FPT trực tiếp nhập khẩu smartphone thƣơng hiệu này và bán ra thị trƣờng với mức cạnh tranh hơn so với giá của Oppo Việt Nam. Tiếp đó, Oppo Việt Nam ra văn bản gửi đến đại lý. Theo đó, cơng ty này khẳng định chỉ có ba nhà phân phối chính thức tại Việt Nam gồm Oppo Việt Nam, Công ty TNHH Di Động Thông Minh và Công ty TNHH NN MTV TM & XNK Viettel. Thông báo này gián tiếp nói FPT Trading khơng phải nhà phân phối chính thức.

Sau đó, Oppo Việt Nam gửi văn bản đến đại lý, lên tiếng cho rằng FPT Trading đã vi phạm chính sách sử dụng thƣơng quyền của Oppo tại Việt Nam, tuyên bố từ chối bảo hành bất kỳ chiếc điện thoại Oppo nào do FPT phân phối và bán ra. Đồng thời, họ yêu cầu các đại lý và cửa hàng nhỏ không nhập nguồn hàng từ FPT. Oppo VN sẵn sàng chi tiền thu mua lại toàn bộ để tránh gây loạn thị trƣờng. Vụ việc diễn biến đến ngày 19/4/2016, FPT Trading chính thức lên tiếng phản bác. Công ty này cho biết nguồn gốc lô hàng Oppo F1 là từ Singapore. Đây là hàng chính hãng Oppo sản xuất, mới 100%, phiên bản quốc tế (khơng bị khóa mạng) và đƣợc cài sẵn ngôn ngữ tiếng Việt. Bên cạnh đó,

15 Quyết định số 32/QĐ-TTra ngày 27 tháng 6 năm 2012 về của Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thanh tra sở hữu công nghiệp đối với Công ty Ánh Dƣơng.

FPT cũng khẳng định lơ hàng trên có đầy đủ giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật để kinh doanh tại Việt Nam.

Vụ việc Oppo Việt Nam – FPT Trading chƣa xảy ra các sự kiện pháp lí cụ thể, các bên chƣa có động thái viện dẫn đến các quy định pháp luật để yêu cầu đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhƣng thực tiễn này cho thấy các trƣờng hợp nhƣ vậy xảy ra trên thị trƣờng là rất nhiều, đặt ra nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa cho nhà nhập khẩu là rất cần thiết.

Qua những vụ việc trên ta thấy những vụ việc liên quan đến nhập khẩu song song có thể do bên doanh nghiệp khởi xƣớng, cũng có thể do các cơ quan quản lí nhà nƣớc khi nhận thấy có dấu hiệu sai phạm sẽ khởi xƣớng. Nhƣng dù với sự khởi đầu nào, một vụ việc liên quan đến hàng nhập khẩu song song cũng sẽ đƣợc xem xét hai trƣờng hợp:

(i) hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu; (ii) hàng hoá nhập khẩu song song.

Trong những trƣờng hợp này, điểm cốt yếu là nghĩa vụ chứng minh của nhà nhập khẩu song song. Nhà nhập khẩu phải chứng minh hàng nhập khẩu là hàng chính hiệu. Cụ thể, nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng cứ xác định hàng hoá đƣợc nhập khẩu từ nguồn nào, ai đƣa hàng hoá ra thị trƣờng. Đối với nhãn hiệu, nhà nhập khẩu phải chứng minh hàng hóa đƣợc nhập khẩu là hàng hố đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.16 Tức là, hết quyền đối với nhãn hiệu đã xảy ra và chủ sở hữu nhãn hiệu khơng cịn quyền kiểm soát các giao dịch liên quan đến hàng hoá mang nhãn hiệu nữa. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh thành cơng, hàng hố đƣợc coi là hàng nhập khẩu song song và đƣợc công nhận hợp pháp. Ngƣợc lại, hàng hoá nhập khẩu bị coi là hàng giả mạo về nhãn hiệu.

16 Pháp luật và thực tiễn về hết quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại song song, TS.

Nguyễn Nhƣ Quỳnh, http://thanhtra.most.gov.vn/vi/news-article/phap-lu-t-va-th-c-ti-n-v- quy-n-s-h-u-tri-tu-trong-th-ng-m-i-song-song

Trên thực tế, nhà nhập khẩu không dễ dàng chứng minh hàng hoá đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc ngƣời đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Bởi vì, khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu ít quan tâm đến yếu tố SHTT mà quan tâm nhiều hơn đến bản thân hàng hố nhập khẩu. Do đó, trong nhiều trƣờng hợp, xác định chủ sở hữu nhãn hiệu và ngƣời đƣợc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thực sự là gánh nặng đối với nhà nhập khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay, hàng hố có thể đi qua nhiều quốc gia với nhiều nhà kinh doanh khác nhau trƣớc khi đến với ngƣời tiêu dùng. Đối với những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng, nhà nhập khẩu song song có thể thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng với những nhãn hiệu mới và không đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Cho nên, có thể xảy ra trƣờng hợp hàng hoá bị coi là giả mạo nhãn hiệu do nhà nhập khẩu song song không chứng minh đƣợc hàng hoá đã đƣợc đƣa ra thị trƣờng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc ngƣời đƣợc phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

3.3. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về hết quyền SHTT trong

nhập khẩu song song

Đầu tiên, Việt Nam cần tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu do Hiệp định

TRIPS thiết lập, đồng thời sử dụng hiệu quả các quy định tùy nghi của Hiệp định này về các vấn đề liên quan đến cơ chế hết quyền. Thực tế Hiệp định TRIPS không đƣa ra những quy định cứng về vấn đề này mà chỉ thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu và yêu cầu các nƣớc thành viên tuân thủ bằng cách quy định chi tiết trong pháp luật quốc gia. Trƣớc hết, về các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, hiệp định TRIPS đƣa ra các nội dung, cụ thể đối với nhãn hiệu có thể tóm tắt nhƣ sau:

(1) sự đồng ý của chủ thể nắm giữ quyền SHTT với việc đƣa hàng hóa mang đối tƣợng đƣợc bảo hộ nhãn hiệu ra thị trƣờng là điều kiện quyết định hết quyền đối với nhãn hiệu

(2) chủ sở hữu nhãn hiệu mất quyền sử dụng, bán, nhập khẩu và các hình thức phân phối hàng hóa mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ khác đƣợc coi nhƣ hệ quả pháp lí của hết quyền đối với nhãn hiệu

(3) xuất phát từ hệ quả pháp lí của hết quyền đối với nhãn hiệu, sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ đƣợc coi là hợp pháp

(4) pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHTT phải thỏa mãn hai điều kiện là sự phù hợp và sự thích hợp

(5) các nƣớc thành viên phải có nghĩa vụ thƣơng lƣợng và hợp tác trong ngăn chặn hành vi hạn chế cạnh tranh phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHTT

Bên cạnh đó, nƣớc ta nên nắm bắt đƣợc những quy định tùy nghi của TRIPS về hết quyền SHTT bằng cách lựa chọn việc sử dụng ở mức độ đầy đủ nhất những quy định này cho phù hợp với chiến lƣợc và lợi ích quốc gia.

Thứ hai, Việt Nam nên xây dựng pháp luật về hết quyền đối với các

quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ thực tiễn của đất nƣớc đồng thời tiếp thu kinh nghiệm quốc tế.

Bài học từ các quốc gia đang phát triển cho thấy vấn đề lớn nhất mà các nƣớc này gặp phải là tình trạng thiếu chuyên gia pháp lí và nguồn tài chính hạn hẹp nên hầu hết đều dựa vào sự hỗ trợ pháp lí, hỗ trợ kĩ thuật cũng nhƣ tài chính từ các nƣớc khác và các tổ chức hợp tác song phƣơng và đa phƣơng trong quá trình đổi mới pháp luật SHTT. Chính vì thực tế này, trong q trình hỗ trợ pháp lí cũng nhƣ hỗ trợ kĩ thuật, rất có thể việc vận dụng kinh nghiệm quốc tế sẽ trở nên máy móc và khơng phù hợp. Cách thức triển khai ở các nƣớc phát triển có thể tốn kém về tiền bạc, về tổ chức bộ máy, về năng lực con ngƣời mà có thể các nƣớc đang phát triển khơng đáp ứng đƣợc.

Đối với Việt Nam, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hết quyền phải dựa trên những điều kiện cụ thể của đất nƣớc. Kinh nghiệm của các quốc

gia khác là cần thiết nhƣng phải đƣợc lựa chọn cẩn thận; việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật cần cân nhắc kĩ lƣỡng. Ví dụ với hệ thống pháp luật của Hoa Kì và EU về vấn đề hết quyền SHTT đã đƣợc hình thành từ lâu, ở mức độ phát triển cao nhƣng với quan điểm về cơ chế hết quyền của họ khác với Việt Nam trên trong trƣờng hợp áp dụng chúng ta cần linh hoạt chứ không thể triển khai các quy định hoàn toàn giống họ.

Thứ ba, nƣớc ta nên xây dựng quy định pháp luật về hết quyền thỏa mãn

các điều kiện về tính tồn diện, thống nhất và khả thi. Chế định pháp luật này cần đảm bảo đƣợc:

(i) phản ánh đầy đủ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và đạt đƣợc mục tiêu quốc gia;

(ii) đƣợc đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật liên quan khác nhƣ pháp luật cạnh tranh, hợp đồng, xuất nhập khẩu, quản lí chất lƣợng và quản lí giá;

(iii) đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu theo TRIPS và các điều ƣớc quốc tế khác;

(iv) có tính đến chức năng của các đối tƣợng sở hữu công nghiệp.

Trong q trình hồn thiện pháp luật về hết quyền, việc song song với đó hồn thiện pháp luật về cạnh tranh là cần thiết. Vì SHTT, xuất phát từ bản chất và chức năng của nó, gắn liền với cạnh tranh. SHTT sẽ hoạt động hoàn hảo chỉ khi nhƣ một phƣơng tiện cạnh tranh trong mơi trƣờng có kết cấu mang tính cạnh tranh.

Thứ tư, Việt Nam nên đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan và huy

động ý kiến cộng đồng trong soạn thảo và ban hành pháp luật về hết quyền đối với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp.

Khi một văn bản pháp luật đƣợc ban hành ra, các chủ thể có liên quan sẽ phải chịu sự điều chỉnh của nó. Nhƣng bên cạnh đó, có rất nhiều đối tƣợng

khác cũng chịu sự ảnh hƣởng của các quy định pháp luật này. Vì thế khi ban hành pháp luật, nhà làm luật cần lƣu ý đến quan điểm, ý kiến của các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trong xã hội. Cụ thể đối với pháp luật về hết quyền và nhập khẩu song song, nội dung chế định này ảnh hƣởng đến nông nghiệp, cơng nghiệp, y tế, tài chính, hải quan, quản lí thị trƣờng, khoa học và cơng nghệ… vì thế những chủ thể nhƣ chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp, ngƣời tiêu dùng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu sẽ nên đƣợc đƣa ra tham vấn. Những ý kiến đó sẽ giúp cho các quy định phát luật đƣợc hồn thiện hơn và có khả năng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ trong nhập khẩu song song ở Việt Nam (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)