Khi chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể khác đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu quyền SHTT đƣa sản phẩm mang đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ ra thị trƣờng, quyền phân phối của chủ sở hữu quyền SHTT đối với sản phẩm này khơng cịn. Trong mối quan hệ với hết quyền SHTT, “phân phối” đƣợc hiểu là hành vi chuyển giao sản phẩm mang đối tƣợng SHTT đƣợc bảo hộ.
Khi hết quyền xảy ra, những hành vi của ngƣời mua đối với sản phẩm không bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, khi hết quyền xảy ra đối với sáng chế, quyền sản xuất sản phẩm theo sáng chế vẫn thuộc về chủ sở hữu sáng chế. Tƣơng tự, quyền sao chép tác phẩm vẫn thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả mặc dù tác phẩm đã đƣợc đƣa vào giao
dịch thƣơng mại bởi chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với nhãn hiệu, quyền gắn nhãn hiệu đƣợc bảo hộ lên hàng hóa, bao bì sản phẩm, phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong kinh doanh là quyền chỉ thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, khi hết quyền xảy ra, quyền này không đƣợc chuyển giao sang cho bên thứ ba mặc dù sản phẩm mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ đã đƣợc chuyển giao cho bên thứ ba. Chỉ quyền phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ khơng cịn. Các chủ thể khác có quyền thực hiện các hành vi thƣơng mại nhƣ bán, chào hàng, cho thuê, tàng trữ để lƣu thông và các hành vi phi thƣơng mại nhƣ sử dụng, tặng cho, cho mƣợn, từ bỏ sản phẩm. Các hành vi sửa chữa, tái chế, nhập khẩu song song hàng hóa mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ đƣợc công nhận là hợp pháp và không phải là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nhƣ hệ quả pháp lí của hết quyền đối với nhãn hiệu. Thƣơng mại song song hàng hóa mang nhãn hiệu đƣợc bảo hộ chỉ đƣợc công nhận khi cơ chế hết quyền quốc tế và cơ chế hết quyền khu vực đƣợc áp dụng.
Hệ quả pháp lí của hết quyền SHTT bắt nguồn từ sự phân định rạch ròi giữa quyền SHTT của nhà sản xuất sản phẩm và quyền tài sản của ngƣời mua đối với sản phẩm. Cụ thể, quyền SHTT gắn với tài sản vơ hình (sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu) cịn quyền tài sản gắn với tài sản hữu hình (đồ vật). Khi bán sản phẩm, sản phẩm và quyền tài sản đƣợc chuyển giao cho ngƣời mua nên ngƣời mua có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản nhƣ đối với bất kì tài sản thơng thƣờng nào khác. Ngƣời mua có thể thực hiện hành vi theo mong muốn của họ đối với sản phẩm nhƣ: tiêu dùng, bán, cho thuê hay phá bỏ sản phẩm…
Nhƣ vậy, hết quyền SHTT khi xảy ra sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lí nhƣ ngƣời nắm giữ hàng hóa đƣợc sửa chữa, tái chế, phân phối hàng hóa đó. Vì vậy nhập khẩu song song chỉ là một hệ quả pháp lí, tuy nhiên đây lại là hệ quả pháp lí quan trọng nhất khi hết quyền SHTT xảy ra.