Kiến nghị hoàn thiện chính sách Thương mại quốc tế liên quan thương

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 64 - 74)

thương mại hàng hoá Việt Nam –Trung Quốc

3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc

Kể từ khi hai nước Việt Nam-Trung Quốc bình thường hoá quan hệ đến nay, hai bên luôn có gắng để đưa mối quan hệ này đến một kết quả tốt đẹp. Chính vì nhận thức được cốgắng của cả phía Trung Quốc, chính phủ Việt Nam luôn luôn thực hiện tốt các cam kết, thoả hiệp giữa hai bên để xây đắp mối quan hệ ngày càng them bền vững. Đứng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nước này cho phép các thoả thuận song phương trong khuôn khổcủa hiệp định khung ACFTA nhưng chỉ trong “Chương trình thu hoạch sớm” nhằm hạn chế sự lạm dụng song phương gây nguy cơ phá vỡ thế cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hiệp định. Do đó, Việt Nam cần xúc tiến hơn nữa việc ký kết các thoả thuận song phương với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ nhằm khai thác tốt các ưu đãi dành cho các nư ớc thành viên mới, thông qua chương trình hỗ trợ kỹ thuật khác để cơ cấu lại nền kinh tế, hơn thế nữa là đểphát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Thông qua mối quan hệ song phương với Trung Quốc, Việt Nam có thể phát triển các sản phẩm có thế mạnh của nước mìnhđể gia tăng xuất khẩu. Đồng thời tạo đòn bẩy để khắc phục những khó khăn do các đối tác song phương với Trung Quốc gây ra. Tiêu biểu là Thái Lan, việc ký được hiệp định đẩy nhanh cắt giảm thuế đối với mặt hàng nông sản từ Chương 1 đến Chương 8 của biểu thuế nhập khẩu đã tạo ra một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hàng hoá của Thái Lan và Việt Nam. Minh chứng là một sốhàng hoá có tính cạnh tranh trực tiếp là: chôm chôm, dưa hấu, măng cụt, nhãn khô… Một khi các thoả thuận song phương được kí kết giữa Việt Nam và Trung Quốc thì khả năng cạnh tranh mặt hàng rau quảthuộc thế mạnh của Việt Nam do sự thuận lợi về vị trí địa lý.

Chính phủ nên có kế hoạch và chiến lược trong việc đàm phán thương mại với Trung Quốc, khuyến khích hai bên ngày càng có nhiều them những ưu đãi vềthuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu.

3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

3.2.2.1 Hoàn thin chính sách thuế. Một thực trạng hàng hoá của Việt Nam nói chung, các mặt hàng rau quả nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những sản phẩm cũng loại của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ACFTA, mở ra cho các doanh nghiệp Trung Quốc một cơ hội

làm ăn phát đạt. tức là hàng hoá Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa. Do đó phía VN cũng cần tận dụng hết những ưu đãi về

thuế trong khuôn khổ các nước thành viên WTO và ACFTA mà Trung Quốc thực hiện.

Đồng thời điều chỉnh chính sách thuế theo hướng hình thành một cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai tròđiều tiết vĩ mô của nhà nước. Cơ cấu của hệ thống thuế phải có những thay đổi thích hợp cho phù với sự phát triển kinh tế. Trong xu hướng hội nhập, thuế đánh vào thương mại quốc quốc tế sẽ giảm dần, thay vào đó chính sách thuế cần nỗ lực gia tăng thuế thu nhập cá nhân để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Đồng thời thuế GTGT cần được tăng cường và kết hợp với thuế TTĐB để điều tiết sản xuất - tiêu dùng và đảm trách tốt vai trò bảo hộsản xuất trong nước.

- Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những bước đi quan trọng nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp VN tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt khi mà hiện nay các doanh nghiệp VN đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước đối với hàng hoá từ Trung Quốc tràn vào. Nhu cầu tích tụ vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì vậy, chính sách thuế cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụvốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện

đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu nội địa cho NSNN. H

thống thuế phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Thuế phải được phân nhiệm rõ ràng

theo hướng chuyên môn hóa chức năng và thống nhất hóa mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng đa mục tiêu trong một sắc thuế.

-Một loại thế em xin kiến nghị ở đây đó là thuế bảo vệ môi trường là loại thuế nhằm ngăn ngừa và khắc phục hậu quả mà hàng nhập khẩu gây ra đối với môi trường sống, đồng thời tạo điều kiện cho việc bảo hộhợp lý sản xuất và thị trường trong nước khi các biện pháp hạn chế định lượng hàng hóa nhập khẩu được bãi bỏ. Theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có trách nhiệm với xã hội hơn trong việc nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc, hạn chế được những luồng hàng hoá kém chất lượng gây hại tới môi trường sinh thái và con người.

3.2.2.2 Tiếp tc ci cách thtc hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hoạt động xuất khẩu theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO. Đặc biệt là đơn giản hoá thủtục hải quan. Việc cải cách này sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc.

Công tác cải cách hành chính phải tập trung giải quyết việc giảm thiểu thủ tục hành chính, loại bỏgiấy phép không cần thiết, phục vụdoanh nghiệp và tạo điều kiện để mọi hoạt động kinh tế diễn ra trôi chảy, thông thoáng. Trên cơ sở đó, lựa chọn một số hướng đột phá về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, thu thuế, hải quan, kiểm tra, thanh tra hoạt động doanh nghiệp.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế cần hướng vào việc đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong mọi hoạt động kinh tế đối ngoại. Đểthực hiện các cam kết quốc tế của nước ta về WTO, ACFTA, cần tập trung xử lý các vấn đềchủyếu sau:

+ Đối chiếu pháp luật hiện hành với các cam kết quốc tế để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp vừa bảo đảm tính đồng bộvừa phù hợp với các định chế song phương và đa phương

+ Xây dựng và đưa luật hải quan vào thực tế, kết hợp cùng các văn bản dưới luật dưới hình thứcđồng bộ và quy định chặt chè

+ Đầu tư các trang thiết bị cho các cơ quan hải quan ở khu vực biên giới Việt-Trung.

+ Đào tạo lại và kiện toàn bộ máy hải quan cho phù hợp với môi trường kinh tế mới khi cả hai nước đã là thành viên của WTO và thực hiện các cam kết của ACFTA.

3.2.2.3 M rng phm vi ca Luật Thương mại, bao gồm các quan hệ trong hoạt động trao đổi hàng hóa hữu hình và phần lớn hoạt động thương mại dịch vụ; bổ sung các quy định cơ bản trong thương mại quốc tế như vấn đề về các biện pháp chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, đối kháng chống phá giá, xác lập quyền kinh doanh xuất - nhập khẩu về thương mại dịch vụ trong nước và quốc tế... Hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại để đáp ứng được quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp và phù hợp với các thông lệvàcác định chếquốc tế của WTO và ACFTA.

Việc xây dựng một cơ chế giám sát thương mại và thực thi bảo hộkịp thời là một yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Kinh nghiệm của các nước đi trước đều cho thấy sự cần thiết của cơ chếbảo hộ"tạm thời". WTO xây dựng khung khổ chung nhất về các nguyên tắc xử sự của một quốc gia liên quan cơ chế đó. Mỗi quốc gia, thành viên đó sẽ vận dụng và xây dựng các cơ chế cụthể theo cách riêng tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mình. Cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào thương mại truyền thống, các nước đang lạm dụng các hàng rào thương mại mới nhằm ngăn chặn hàng hóa xuất khẩu của nước ta, Trung Quốc không nằm ngoài số đó, dựng lên các rào cản kỹthuật để ngăn chặn những hàng hoá có lợi thế so sánh của nước ta nhưng cũng là lợi thế của Trung Quốc. Nếu cơ chế giám sát có thể cho phép chúng ta xem xét vấn đề và xử lý một cách linh hoạt hơn thì có thể tránh được những tình huống như hàng hoá bị trả về Việt Nam hay bị ép giá do không đạt tiêu chuẩn hoặc những vụ kiện bán phá giá và có thể tố Trung Quốc bán phá giá cho Việt Nam là một điều dễ thấy. Cho đến nay, tuy Bộ Thương mại đã xây dựng cơ chế theo dõi về tình hình xuất khẩu, nhưng tính chuyên trách chưa cao, sự gắn bó giữa doanh nghiệp và các cơ quan còn thiếu chặt chẽ. Vì thế, trước tình huống các mặt hàng xuất khẩu gặp khó khăn, cả các cơ quan quản lý chức năng và doanh nghiệp nước ta tỏ ra hết sức lúng túng về phương pháp giải quyết, thậm chí khi sự việc đã trở thành một vụ kiện thỡ đó quỏ muộn đểcó thể tìm giải pháp tốt hơn, mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên.

3.2.3. Tăng cường các chính sách hỗ trợ và quản lý hoạt động xuất

khẩu hàng hoá sang thị trường Trung Quốc

Dù đã có những hiệp định song phương về thương mại với Trung Quốc và các ưu đãi mà nước này dành cho Việt Nam trong chương trình thu hoạch sớm nhưng Việt Nam không thể xuất khẩu hàng hoá một cách tuỳ tiện ồ ạt sang thị trường Trung Quốc. Đây là hoạt động nhà nước cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn thì hàng hoá của Việt Nam khi có mặt tại thị trường Trung Quốc càng có một sức cạnh tranh cao hơn nữa nhờ những quy định tiêu chuẩn bắt buộc mà Việt Nam thực hiện đối với xuất khẩu hàng hoá tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định trong nước nói riêng và của WTO nói chung.

Để đáp ứng được điều đó Việt Nam cần xây dựng hệthống các biện pháp, chỉ tiêu, tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng hàng hoá trước khi làm thủtục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu.

Phối hợp đẩy mạnh mậu dịch biên giới. Do tính chất quan trọng của hoạt động buôn bán qua đường biên giới nên phía Nhà Nước cần có sự quản lý nghiêm ngặt hoạt động này bằng những quy định, quy chế riêng. Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, cơ sở hạ tầng ở các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá xuất khẩu, phát triển các loại hình dịch vụtại các cửa khẩu, tuyến biên giới Việt-Trung.

Hiện nay, xuất khẩu hàng nông sản của VN sang TQ chủyếu bằng đường tiểu ngạch. VN cần nhanh chóng chuyển sang hình thức chính ngạch để được hưởng những ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện để thâm nhập hàng hoá vào thị trường tiềm năngTQ.

Việt Nam-Trung Quốc cần tiếp tục cam kết khuyến khích và đẩy mạnh mậu dịch biên giới, giải quyết các vấn đề thanh toán biên mậu, hai bên cùng có biện pháp nghiêm minh trừng trị hành vi trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển tiền bất hợp pháp qua biên giới. Xây dựng cơ chế định kỳ phối hợp, trao đổi các biện pháp kiểm soát, quản lý, buôn bán biên giới giữa cấp tỉnh và ban ngành của hai nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trao đổi hàng hoá, kiểm nghiệm, kiểm dịch và thanh toán..

Cần có khung pháp lý riêng cho hoạt động tiểu ngạch. Bởi lẽ buôn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hiện tượng khách quan giữa các nước có chung đường biên giới, nó tồn tại và phát triển gắn với các nước có quan hệláng giềng. Vì vậy, nếu đơn phương một bươc có chính sách buôn bán xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn nước kia thì không có thì các doanh nghiệp hai bên sẽ gặp khó khăn.

Do đó, phía Việt Nam, nên có những chính sách riêng cho hoạt động buôn bán tiểu ngạch về đối tượng, các mặt hàng được tham gia kinh doanh tiêu ngạch, các chính sách về thuế… Bên cạnh đó cần lập ra các phòng quản lý mậu dịch biên giới từ các địa phương cửa khẩu với bộmáy tổchức gọn nhẹ, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, có mạng thông tin riêng để tổng hợp, theo dõi hàng tháng từ đó tiện đưa ra các phương hướng chỉ đạo phù hợp.

3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục

vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu

- Chính sách đầu tư: tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài đồng thi gii quyết vấn đềv sdng vn.

Để thực hiện điều này, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, theo hướng rà soát lại hệ thống doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách. Nghiên cứu lại việc phân b và sửdụng nguồn lực theo hướng nguồn lực cần phải được phân bổ đến những ngành

có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Nhược điểm lớn nhất của hoạt động thu hút FDI tạo Việt Nam hiện nay là chất lượng của nhân công không cao, các nhà đầu tư thường phải mất thời gian để đào tạo. Do vậy, chính sách nên hướng

đến quy trìnhđào tạo nguồn nhân lực có tay nghề để có thể cạnh tranh được với nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các chính sách phải chú ý đến những nguồn lực của quốc gia. Một vấn đề nữa là chú trọng cải thiện cơ sở

vật chất hạ tầng, các điều kiện cho người lao động nhằm cải thiện môi

- Thành lp Qubo him xut khu và Quhtrợ đầu tư

Do các hoạt động kinh doanh của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là buôn bán tiểu ngạch chưa đầy rủi ro, thua thiệt, vì vậy Việt Nam cần áp dụng các biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là một công cụ hỗ trợ hiệu quả của nhà nước dành cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mà không vi phạm nguyên tắc của WTO.

Mặt khác khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, Việt Nam cần sử dụng nguồn vốn này để lập ra các quỹ hỗ trợ đầu tư để nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng,

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)