Các công cụ thuế

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 40 - 45)

2.2.3.1.1. Hàng nông sản

Nhìn chung các mức thuế suất áp dụng cuối năm 2009 đối với hàng nông sản nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn so với mức cam kết đến thời điểm đó. Các sản phẩm thịt và phụ phẩm thịt là mặt hàng chịu thuế suất nhập khẩu cắt giảm nhanh nhất, và lịch trình giảm thuế của Việt Nam từ giữa năm 2007 nhanh hơn đáng kể so với cam kết WTO. Thuế đánh vào thịt gia cm gim từ 20% xuống 12%, thịt bò từ 20% xuống 12%, thịt lợn từ 30% xuống 20%, ngô từ 5% xuống 3%, trứng các loại gia cầm từ 30% xuống 20%, thấp gần bằng mức cam kết thuế quan năm 2012. Đối với một sốmặt hàng, sau khi giảm thuế quan, Chính phủ đã quyết định áp dng tr li các mc thuế nhp khu cũ: Cụ thể là 40% đối với thịt gà, 20% đối với trâu bò và 30%đối với thịt lợn, 5% đối với ngô và trứng gia cầm là 40%. Các văn bản pháp qui kèm theo sự thay đổi này là Quyết định số 106/2007/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 Ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế

nhập khẩu ưu đãi; Quyết định số 123/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 về việc

Điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi

đối với một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu

ưu đãi; Thông tư số 216/2009/TT BTC ngày 12/11/2009 Quy định mức thuế

suất của Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Quyết định số 1474/QĐ-BTC ngày 15/6/2009 về việc Đính

chính Quyết định số 106/2007/QĐ- BTC ngày 20/12/2007.

2.2.3.1.2. Hàng phi nông sản

Nhìn chung các mc thuế sut áp dng cuối năm 2009 đối vi nhóm này bng hoc thấp hơn so với mc cam kết đến thời điểm đó. Các mặt hàng

đã giảm thuế quan nhiều nhất bao gồm thủy hải sản, dệt và may, gỗvà giấy, sắt thép, máy móc thiết bị điện tử và các hàng chế tạo khác. Riêng đối với thủy hải sản, khoảng 2/3 dòng thuế quan hiện đang áp dụng thấp hơn so với cam kết,

phần còn lại là đúng với cam kết. Đồng thời, theo phân loại của WTO, chúng ta cũng đưa lâm và thủy sản vào nhóm hàng phi nông sản.

Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bịy tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bịxây dựng. Thời gian để giảm thuếlà từ3– 5 năm.

Theo đó, Việt Nam sẽ giảm thuế đáng kể đối với các sản phẩm điện tử như máy tính, điện thoại di động, máy quay phim, v.v..., thời hạn thực hiện đối với hầu hết các sản phẩm là 3 -5 năm, thời hạn tối đa là 7 năm. Đối với lĩnh vực dệt may, trên thực tế Việt Nam sẽ đa phương hóa Hiệp định song phương vềdệt may mà Việt Nam đã ký với EU và Hoa Kỳ cho tất cả các Thành viên WTO. Điều này sẽ dẫn tới cắt giảm thuế suất đáng kể đối với những mặt hàng này, đối với hàng dệt là từ 40 xuống còn 12%, hàng may mặc từ 50 xuống còn 20% và sợi từ20 xuống còn 5%.

2.2.3.1.3. Hạn ngạch thuế quan

Áp dụng đối với các sản phẩm trứng chim và trứng gia cầm; đường tinh luyện, đường thô, thuốc lá nguyên liệu, muối. Việt Nam đã thc thi cam kết này.

Các văn bản pháp quy về hạn ngạch thuế quan gồm: Quyết định số 35/2006/QĐ-BTM ngày 8/12/2006 về Lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu năm 2007; Quyết định số 77/2006/QĐ-BTC ngày 29/12/2006 về việc Ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuếnhập khẩu đểáp dụng hạn ngạch thuế quan; Quyết định số 46/2007/QĐ-BTC ngày 6/6/2007 về việc Sửa

đổi, bổ sung Quyết định số 77/2006/QĐ-BTC ngày 29/12/2006; Quyết định số 014/2007/QĐ-BCT ngày 28/12/2007 về Lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa thuế nhập khẩu năm 2007; Quyết định số 23/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 về việc Bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối tại Điều 1 Quyết định số 014/2007/QĐ-BCT; Thông tư số 16/2008/TT-BCT ngày 9/12/2008 Hướng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế.

Trên đây là những nét chính trong lộ trình thực hiện cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam. Những cam kết này liên quan tới thuế quan, như được quy định trong Báo cáo của Ban công tác, và sẽ được áp dụng đối với tất

cả các Thành viên WTO theo nguyên tắc MFN. Tuy nhiên, Việt Nam áp dụng thuế suất ưu đãi cho các nước thuộc các Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do mà Việt Nam tham gia không theo nguyên tắc MFN. Đó là các Hiệp định về Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Các cuộc đàm phán về một số FTAs khác cũng đang được tiến hành. Việc thực thi các cam kết WTO của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết FTA.

2.2.3.1.4.Tác động của các cam kết cắt giảm thuếquan

Các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong WTO rõ ràng sẽ khiến các ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là các ngành vốn được bảo hộ mạnh mẽ và khu vực nhà nước, phải chịu sự cạnh tranh lớn hơn với các sản phẩm nhập khẩu. Do quá trình hội nhập và tự do hóa đang diễn ra, rất khó để các cơ quan quản lý tăng thuếsuất, ngay cả đối với những ngành mà mức thuế áp dụng hiện tại thấp hơn mức thuếcam kết trong WTO.

Các cam kết cắt giảm thuế quan đưa ra trong WTO sẽ làm giảm mức độ bảo hộthực tế đối với những ngành bị ảnh hưởng. Do đó mức bảo hộthực tế xác định mức dộ bảo hộ đối với một hoạt động sản xuất cụthể của một công ty hay giá trị gia tăng thu được từ quá trình sản xuất của công ty. Thuếsuất đối với đầu ra nhập khẩu càng tăng, mức thuế “thực tế” áp dụng đối với sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ những đầu vào nhập khẩu đó càng thấp). Bảng dưới đây đưa ra những thay đổi về mức bảo hộ thực tế từ việc thực hiện các cam kết thuế trong WTO so với mức thuế MFN áp dụng trước khi gia nhập WTO đối với những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất. Mặc dù những thay đổi trong mức độ bảo hộ thực tế sẽ cho thấy rõ các ngành bị ảnh hưởng như thế nào do việc thực thi các cam kết giảm thuế trong WTO, chúng ta cũng cần tính tới việc mức độ bảo hộ thực tế tại Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng 10 năm qua. Các tính toán đã chỉ ra rằng việc thực thi các cam kết trong WTO không làm giảm mức độ bảo hộ thực tế nhiều bằng việc Việt Nam đơn phương cắt giảm thuế quan kể từ khi tiến trình hội nhập được bắt đầu.

Bảng 2.1: Thay đổi mức bảo hộ thực tế từ việc thực thi cam kết thuế trong WTO

Ngành (Sản phẩm) Mức độ bảo hộ thực tế (ERP) theo thuế MFN 2006 (%)

Mức độ bảo hộ thực tế (ERP) theo mức cam kết cuối cùng

Bánh kẹo 56 24

Sữa và sản phẩm sữa 43 20

Rau quả chếbiến 53 32

Cá và sản phẩm cá 45 3,1 Hàng dệt 42 3,1 Hàng may mặc 72 10,7 Gỗvà sản phẩm gỗ 9,9 3,8 Giấy, bột giấy 24,5 11,7 Xà phòng,đồtẩy rửa 53,6 26,3 Sản phẩm nhựa 35 17,8 Xe đạp và phụtùng 214 126 Sản phẩm nhựa 35 17,8 Xe đạp và phụtùng 214 126

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, cần có nghiên cứu chi tiết hơn về tác động thực sự của việc gia nhập WTO đối với mỗi ngành do bên cạnh thuế quan còn có quá nhiều yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh của một ngành. Th nhất, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO chỉ chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Do đó, tác động của các cam kết thuế quan trong WTO cần được phân tích dựa trên mức thuế bình quân căn cứ vào giá trị nhập khẩu. Tính toán cho thấy thuế suất bình quân gia quyền theo giá trị nhập khẩu căn cứ vào mức thuế cam kết trong WTO không khác nhiều so với mức thuế áp dụng hiện tại.

Thứ hai, các nhóm sản phẩm có thuế suất bị cắt giảm mạnh theo cam kết trong WTO hiện đang được hưởng mức thuế cao. Trong những ngành này, thuế suất của thành phẩm có mức giảm lớn hơn mức giảm của sản phẩm trung gian (nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào). Do đó, nhìn chung, so với các mức thuế hiện tại, cam kết cắt giảm thuế quan trong WTO sẽ làm giảm mức thuế bảo hộ thực tế bình quân cũng như làm gi ảm “độ phân tán” của các mức thuế này. Do

đó, cơ cấu thuế sẽ thống nhất/trung hòa hơn và do đó sẽ khuyến khích việc tận dụng các nguồn lực đầu tư. Sản xuất, trong đó có sản xuất hàng xuất khẩu, cũng sẽ được lợi bởi tiếp cận được các yếu tố đầu vào với chi phí rẻ.

Thứ ba, việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO cần được xem xét trong tổng thể của việc giảm thuế trong khuôn khổ các thỏa thuận tự do hóa thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đang đàm phán. Các thỏa thuận đã được ký kết bao gồm Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Các Hiệp định sẽ được ký kết với Australia, Newzealand và Nhật. Trên thực tế, việc cắt giảm thuế quan để thực hiện cam kết WTO là khá khiêm tốn so với các cam kết trong các thỏa thuận tự do hóa thương mại khu vực của Việt Nam, không chỉ xét từ mức độ cắt giảm thuế mà còn từ số lượng các dòng thuế bị cắt giảm và quy mô thương mại.

Tóm lại, khi hàng rào bảo hộ được cắt giảm, sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn từ hàng hóa bên ngoài. Nhu cầu tái cơ cấu lại một số ngành nhất định là không nhỏ, đặc biệt là đối với các ngành có khả năng cạnh tranh hạn chế. Sau khi gia nhập WTO, đểphát triển ra bên ngoài cũng như trong phát triển trong nội bộnền kinh tếquốc dân.

Vậy là theo lộ trình mà Việt Nam cam kết thì với một khoảng thời gian nhanh nhất là ngay sau khi gia nhập và chậm nhất là 12 năm kểtừ khi gia nhập, chúng ta có thể vui mừng vì người tiêu dùng Việt Nam sẽ được mua hàng nhập khẩu chất lượng cao với giá rẻ. Ước lượng mức bình quân có thể rẻ hơn hiện nay khoảng chừng gần 30% so với giá thị trường hiện tại (với điều kiện giá giao dịch không đổi). Mặc dù bên cạnh đó còn nhiều nỗi lo chung quanh việc cắt giảm thuế sẽ khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước bịcạnh tranh quyết liệt bởi hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở chỗ quy định về thuế, mà câu trả lời nằm chính ởviệc định chuẩn cho hàng hóa nhập vào thị trường Việt Nam, ởchỗ chúng ta không dung túng cho việc coi thường người tiêu dùng do việc nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng vì thiếu tính cạnh tranh. Nhìn xa hơn đó còn là bài toán cho sự đổ bộ về công nghệ, nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giá rẻ, từ đó có tác dụng kích thích các giao dịch được xác lập nhiều hơn, đa dạng hơn, với quy mô lơn hơn, nguồn thu thuế từ đó cũng dồi dào hơn.

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 40 - 45)