Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Hiệp định Khung) đã được lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm, dựa trên chuẩn mựclà quy định của Tổchức Thương mại Thếgiới (WTO).Theo đó, thuế quan là biện pháp duy nhất hợp pháp cho mục tiêu bảo hộ và được các bên cam kết cắt giảm theo lộ trình chặt chẽ. Các hàng rào phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch không phù hợp với quy định của WTO cần phải loại bỏngay lập tức. Thuếquan có lộtrình cắt giảm thuếkhác nhau bao gồm Nhóm các hàng hoá thông thường (NT) và Nhóm các hàng hoá nhạy cảm (SEL). Đối với các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụthể là cắt giảm và xoá bỏthuếquan sẽlinh hoạt đến 2018.
ACFTA, khu vực mậu dịch tự do ngoài việc tích cực cắt giảm và xoá bỏ thuế quan với hầu hết thương mại hàng hoá còn tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ đối với hầu hết các lĩnh vực. Hầu hết các mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu của các nước sẽ tham gia thực hiện cắt giảm và xoá bỏ thuế nhập khẩu trong ACFTA (90% các mặt hàng sẽ phải xoá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu, sốcòn lại sẽ phải cắt giảm xuống một mức nhất định). Hiệp định ACFTA cho phép không phải cắt giảm thuế đối với các mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, sức khoẻ con người và động vật, đạo đức xã hội… theo đúng quy định của WTO
Việt Nam gia nhập khu vực mậu dịch tự do này theo một lội trình cam kết nhất định. Lịch trình cắt giảm ACFTA sẽ được chia thành 3 danh mục chính:
- Chương trình “Thu hoạch sớm” (EHP). Danh mục này bao gồm các mặt hàng nông sản nằm trong từ chương 1 đến chương 8 của Biểu thuế nhập khẩu. Đến năm 2008, các mặt hàng này đã có thuế suất là 0%.
- Danh mục giảm thuế thông thường (NT), sẽ được thực hiện cắt giảm dần đến 2015 sẽ có thuế suất là 0%.
- Danh mục nhạy cảm (SL). Danh mục này bao gồm những mặt hàng nhạy cảm đối với nền kinh tế từng nước.
Về cơ bản, lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trìnhđối với khoảng 90% số lượng dòng thuế. 10% số lượng dòng thuế còn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài, thậm chí không có cam kết giảm thuế xuống 0%.
Thu hoạch sớm, Early Harvest Program (EHP). Thời gian thực hiện và hoàn thành xoá bỏ thuế quan của các mặt hàng trong EHP xuống 0% sớm hơn và nhanh hơn so với lộ trình 10 năm xây dựng ACFTA. Đây là những mặt hàng mà cả ASEAN và Trung Quốc đều có lợi thế, có khả năng xuất khẩu và bổsung hàng hoá tiêu dùng ở mỗi nước. Nếu cắt giảm thuế nhanh sẽ đem lại lợi ích cho cả người nông dân và người tiêu dùng. Gồm những mặt hàng nông sản, thuỷ sản. Danh mục thu hoạch sớm được quy định tại Phụ lục của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Khung ASEAN-Trung Quốc. Việt Nam đã ban hành Nghị định số 99/2004/NĐ-CP ngày 16/02/2004 quy định lội trình xoá bỏ thuế cho 484 mặt hàng rau quả và nông sản thuộc Chương 1-8 của Biểu thuế xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2004-2008.
Danh mục cắt giảm thuế thông thường (NT) bao gồm các mặt hàng phải thực hiện cắt giảm thuế còn lại sau khi trừ đi các mặt hàng thuộc danh mục EHP và danh mục ST. Danh mục NT sẽ thực hiện cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2015 với 1 sốlinh hoạt đến năm 2018 đôi với Việt Nam.
Lộ trình cắt giảm thuế của danh mục NT cụ thể đối với Việt Nam như sau:
Nhóm mặt hàng Mức thuế suất ACFTA ở thời điểm không muộn hơn 1/1 của nam 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 Nhóm 1 có thuế suất ≥60% 60 50 40 30 25 15 10 0 Nhóm 2 có 45% ≤ thuế suất <60% 40 35 35 30 25 15 10 0 Nhóm 3 có 35%≤ thuế suất < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0 Nhóm 4 có 30%≤ thuế suất <30% 30 25 25 20 17 10 5 0 Nhóm 5 có 25% ≤ thuế suất <30% 25 20 20 15 15 10 5 0 Nhóm 6 có 20%≤ thuế suất <25 % 20 20 15 15 15 10 0-5 0 Nhóm 7 có 15%≤ thuế suất <20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0 Nhóm 8 có 10%≤ thuế suất <15 % 10 10 10 10 8 5 0-5 0 Nhóm 9 có 7% ≤ thuế suất <10 % 7 7 7 7 5 5 0-5 0 Nhóm 10 có 5%≤ thuế suất <7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0 Nhóm 11 có thuế suất < 5 % Giữnguyên 0
Danh mục nhạy cảm bao gồm những mặt hàng cần có thời gian bảo hộlâu hơn, mức thuế suất bảo hộ cao hơn (so với Danh mục thông thường) đối với nền kinh tế từng nước. Các mặt hàng thuộc danh mục ST tiếp tục được phân thành 2 nhóm: nhóm mặt hàng nhạy cảm thông thường (SL) và nhóm mặt hàng nhạy cảm cao (HSL). Những mặt hàng thuộc Danh mục ST không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụthể ở Việt Nam: Các mặt hàng trong Danh mục SL phải giảm xuống 20% vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống mức 0-5% vào năm 2020 . Các mặt hàng thuộc HSL phải giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2018. Danh mục ST bao gồm 1.035 mặt hàng ở cấp độ HS 8 số. Chủyếu là các sản phẩm như trứng gia cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may…
Trong năm 2002, chính phủ đã ban hành Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA. Theo đó, 5500 mặt hàng (chiếm 86% trong tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được đưa vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ mặt hàng này đều có thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm năm 2002-2006. 65 trong tổng số các mặt hàng đã được đưa vào cắt giảm đã có mức thuế suất 0-5%. Như vậy thì hiện nay Việt Nam cơ bản là hoàn thành được cắt giảm thuế theo danh mục hàng hoá thuộc vào “Thu hoạch sớm” và đang tiếp tục cắt giảm những mặt hàng khác theo đúng lộtrình.
2.3.2. Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đến thương mại hàng hoá Việt Nam-Trung Quốc
2.3.2.1.Đánh giá thuận lợi và những kết quả đạt được sau khi tham giaACFTA ACFTA
Nhìn chung, ACFTA tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn với 1,7 tỉ người tiêu dùng, GDP lên tới 2000 tỉ USD và tổng kim ngạch thương mại hàng năm ước khoảng 1.230 tỉ USD. Bên cạnh đó, việc xoá bỏ các rào cản thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc giúp giảm chi phí, tăng kim ngạch thương mại và nâng cao hiệu quả kinh tế. ACFTA cũng sẽ tạo ra một cơ chếhỗ trợ quan trọng cho sự ổn định kinh tế ở khu vực Đông Á, giúp ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các diễn đàn thương mại quốc tế về những vấn đềhai bên có chung lợi ích.
Đối với Việt Nam, ACFTA không chỉ tăng cường hợp tác kinh tế hai bên nhiều lĩnh vực hiện có, mà còn mang một ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy mở rộng mậu dịch và đầu tư giữa hai bên. ACFTA thành lập đã làm cho quan hệ thương mại của Trung Quốc và ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng phát
triển một cách mạnh mẽ. Hiện nay, Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc vừa là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Việt Nam với kim ngạch là hơn hơn 24 tỷUSD, vừa là nước nhập khẩu hàng hoá lớn thứ hai của thị trường Việt Nam với kim ngạch 11 tỷ USD (năm 2011). Quan hệ thương mại của Việt Nam-Trung Quốc trong môi trường ACFTA mang đến cho thương mại hai nước nhiều cơ hội làm ăn mới. Về phía Việt nam, thị trường Trung Quốc là thị trường lớn, đa dạng, nhu cầu về hàng hoá phong phú, sức tiêu dùng cao. Với những cam kết giảm dần vế thuế cho đến năm 2010, đa số các mặt hàng được giảm xuống đến 0% mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh như các mặt hàng nông lâm thuỷsản.
Một điểm rất quan trọng trongACFTA, chương trình thu hoạch sớm EHP mà Việt Nam tham gia thực sự là một cơ hội rất thuận lợi cho cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng và khá dễ tính, không khắt khe lắm về chất lượng hàng hoá và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện theo chương trình EHP, Chính phủViệt Nam đã ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam với việc giảm 484 dòng thuế nhập khẩu của các mặt hàng nông lâm thuỷ sản. Cũng theo lộ trình này, Trung Quốc cũng phải cắt giảm 536 dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam là nước được đánh giá có lợi thế nhất khi thực hiện EHP bởi những mặt hàng mà Việt Nam tham gia EHP đều là mặt hàng có lợi thếxuất khẩu. So với trước khi có EHP, hầu hết các mặt hàng xuất sang Trung Quốc đều phải chịu mức thuế suất bình quân khá cao (gần 20%), nhưng mức thuế suất cao nhất chỉ còn 10% ở năm đầu tiên thực hiện chương trình, sau đó tiếp tục giảm 5% vào năm 2005 và còn 0% vào năm 2006. Đây là một mức thuế cực kì hấp dẫn vì nó còn thấp hơn nhiều mức thuế mà Trung Quốc cam kết đối với các thành viên của WTO. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, có 2 nhóm mặt hàng chủlực trong EHP mà Việt Nam xuất khẩu nhiều, gồm các nhóm mặt hàng thuỷ sản và hoa quả tươi, hạt điều. Thuế nhập khẩu hiện nay đối với nhóm hàng thuỷ sản phần lớn là từ 12-21% sẽ giảm xuống 10 và 5%. Thuế nhập khẩu của các mặt hàng hoa quả tươi có khung thuế suất là 12-30% và phần lớn là trên 20% sẽ giảm xuống 10% và 5%. Đây chính là lợi thế để các mặt hàng thuỷ sản và hoa quả tươi của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ 2 chỉ sau Hoa Kỳ và là nơi có nguồn nhập khẩu lớn số 1 của Việt Nam. Ngược lại Việt Nam được xếp hàng vào thứ 27 trong số bạn hàng ngoại thương của Trung Quốc. Có thể thấy Việt Nam đã cố vận dụng tốt những lợi thế mà ACFTA mang lại, kết quả cho thấy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng lên ở các năm qua.
ACFTA đã, đang và hứa hẹn sẽ mang lại cho Việt Nam một sự hợp tác bền vững, phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên, Việt Nam cần cốgắng hơn nữa để vận dụng tốt những cơ hội xuất khẩu mà ACFTA mang lại.
- Khi ACFTA được thực hiện, Việt Nam cũng có cơ h ội là nơi trung chuyển hàng hoá của một số nước ASEAN sang Trung Quốc và ngược lại. Nhưng muốn vậy, chúng ta phải có bước chuẩn bị sẵn sang trong các vấn đề về dịch vụ. Một số tỉnh biên giới phía Bắc sẽ có những thế mạnh khá lớn về vị trí địa lý như Lạng Sơn. Lạng Sơn sẽ trở thành đầu mối giao lưu chính ngạch không chỉ giữa Việt Nam-Trung Quốc mà còn cả Thái Lan, Lào, Campuchia. Theo dự đoán của các chuyên gia, lượng hàng hoá từ 3 đất nước này sẽ qua Lạng Sơn đi Trung Quốc tăng nhiều hơn nữa so với hiện nay. Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Trung Quốc.
- ACFTA hướng tới việc cắt giảm và dần gỡ bỏ rào cản hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với các hoạt động kinh doanh thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên và do vậy buôn bán qua biên giới Việt-Trung sẽ tự do hơn và thông thoáng hơn với mức thuế suất ngày càng giảm và tiến tới 0. Ngay sau khi Hiệp định ACFTA có hiệu lực, những nước thành viên ASEAN không phải là thành viên WTO vẫn được hưởng quy chế MFN của Trung Quốc. Điều kiện này cũng chính là động lực thúc đẩy hợp tác biên giới và dải ven biển Móng Cái- Hải Phòng Với Trung Quốc ngày càng được phát triển với quy mô lớn hơn.
- ACFTA tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp về thương mại một cách xây dựng. Các quy định của nó là nền tảng pháp lý để quản lý khu vực biên giới, thúc đẩy quan hệ song phương, duy trì và cũng cốnền hoà bình, sự ổn định và thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Việt Nam đã tham gia vào ACFTA,đồng thời cũng bước vào “sân chơi” với Trung Quốc và đang có những chuẩn bị tích cực để gia nhập WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động đòi hỏi sự nhanh nhạy của mỗi doanh nghiệp nếu không muốn bị chậm chân, thiệt thòi hoặc loại khỏi cuộc chơi.
2.3.2.2.Đánh giá khó khăn thách thức và những yếu điểm đang còn tồn tại của Việt Nam trong khuôn khổthực hiện khu vực mậu dịch tựdo ASEAN- Trung Quốc
- ACFTA được thành lập, tạo cơ hội lớn cho không chỉ Việt Nam mà nó còn tácđộng đến toàn bộ các nước ASEAN. Một mặt, Việt Nam có những thuận lợi lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng lại có một áp
lực cạnh tranh lớn từ các nước khác trong khối. Mặc dù có sựphát triển đáng kể trong thời gian qua cả về sản lượng và diện tích gieo trồng, năng lực sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh vẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt là về sản lượng hoa quả nhiệt đới so với các nước khác trong khu vực dẫn đầu là Thái Lan, Philiphin, Malaysia.
Hiện rau quả Việt Nam được xuất khẩu thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt cao nhất 40 triệu USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2009. Theo đánh giá của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), mặt hàng rau quả của nước ta đang tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng được cải thiện thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu của các đối tác nước ngoài. Hiện cả nước có 964 đặc sản nông nghiệp gắn với 733 địa danh. Trong đó, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp đăng ký bảo hộ được 19 chỉ dẫn địa lý, 7 nhãn hiệu chứng nhận và 20 nhãn hiệu tập thể. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quảViệt Nam những năm qua mới chiếm khoảng 0,2% tổng kim ngạch toàn thế giới, một con số quá nhỏ trong khi có thể chiếm tỷ lệ cao hơn. Mặc dù Việt Nam trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, ngon nổi tiếng như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều, sầu riêng sữa hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, thanh long… với diện tích lớn, khoảng 1,4 triệu ha, song rau quả vẫn là ngành mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) lo ngại do sức cạnh tranh yếu. Việc sản xuất nhỏlẻ, manh mún, thu hái, lựa chọn và bảo quản rau quả chủ yếu làm thủ công, tỷ lệ tổn thất sau thu