VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 32 - 36)

WTO

2.2.1. Quá trình Việt Namgia nhập WTO:

WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổchức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) 1947 (chỉ giới hạnở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sởhữu trí tuệ và đầu tư).

Mối quan hệ của Việt Nam với WTO được bắt đầu vào năm 1995 với việc nộp yêu cầu gia nhập chính thức. Vào tháng 1 năm 1995, Đại hội đồng của WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của Việt Nam. Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm - một quá trìnhđàm phán gia nhập khá dài.

Việt Nam đã chuẩn bị bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương của mình vào năm 1996 nhưng phải tới tận năm 1998 thì kế hoạch cho các cuộc họp định kỳcủa Ban công tác mới được đưa ra. Các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp do các lo ngại về chính trị, nhu cầu cần có những thay đổi hệ thống quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và các Thành viên WTO đặt ra yêu cầu Việt Nam phải đưa ra các nhượng bộlớn.

Bảng Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam và WTO

1994 Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường vào năm 1995. Điều này đã thúcđ ẩy việc mởcửa nền kinh tếViệt Nam.

1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2005.

1996 Bắt đầu cuộc gặp thường kỳ của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.

1998 Các cơ quan quản lý Việt Nam quyết định đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO.

2001 Phiên đàm phán đa phương lần thứ 9 của WTO/GATT – vòng đàm phán Doha vì sự phát triển -được khởi động vào tháng 11 năm 2001. 2002 Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên đối với hàng hóa và dịch vụ.

2004 Việt Nam đưa ra Bản chào sửa đổi tham vọng hơn về tiếp cận thị trường vào tháng 6 năm 2004 tại phiên họp lần thứ 8 của Ban công tác, Bản chào này thể hiện một bước đột phá trong đàm phán gia nhập WTO.

Bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với các Thành viên WTO.

2005 Ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO.

2006 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đây là Hiệp định song phương cuối cùng và dường như là khó khăn nhất trong số28 Hiệp định song phương với các Thành viên WTO.

2002- 2006

Các cơ quan quản lý Việt Nam đã rà soát sâu rộng hầu hết luật và quy định của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan tới WTO cũng như các lĩnh vực khác và đãđưa k ếhoạch hành động liên quan tới WTO vào Kế hoạch phát triển năm năm 2006- 2010 (SRV, 2006)

2007 Việt Nam trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.

Chính phủ Việt Nam đưa ra chương trình hành động thực thi các cam kết gia nhập WTO.

Vào năm 2002, Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, sau đó bản chào sửa đổi vào tháng 7 năm 2004 mang tính tham vọng hơn. Cả hai bản chào đều được các Thành viên WTO hoan nghênh. Sau một số vòngđàm phán, các đối tác thương mại của Việt Nam đồng ý bắt đầu dự thảo Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành các cuộc đàm phán song phương cần thiết để đạt được thỏa thuận gia nhập giữa các bên.

Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương với 28 Thành viên WTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu, Hoa Kỳvà Trung Quốc. Thỏa thuận với Hoa Kỳ ký vào tháng 5/2006 là thỏa thuận song phương cuối cùng và có lẽ là thỏa thuận song phương khó khăn nhất mà Việt Nam đãđàm phán. Việc ký kết thỏa thuận này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thẩm quyền cần thiết để dành cho Việt Nam quy chế “Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR) - đây là điều kiện tiên quyết cho phép Hoa Kỳcông nhận Việt Nam là một Thành viên WTO. Trọng tâm cải cách kinh tế và chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đã khiến cho quá trình gia nhập, vốn kéo dài và rất phức tạp, trở nên đơn giản hơn. Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) và tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) rất hữu ích trong bối cảnh này do các thỏa thuận này đã khởi động quá trình tự do hóa và tiến trình “phi điều tiết hóa” (US Aid, 2007). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng các cuộc đàm phán mở cửa thị trường là dễ dàng. Các bên đã phải mất rất nhiều thời gian và đàm phán diễn ra rất căng thẳng trước khi đạt được thỏa thuận gia nhập. Chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực vào các cuộc đàm phán gia nhập, thường phải làm việc thâu đêm, đặc biệt trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán gia nhập. Quyết tâm trở thành Thành viên WTO của Việt Nam có thể đãđược thúc đẩy bởi kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế hướng về xuất khẩu tại khu vực Đông Á. Có thể một động lực nữa là quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tạo ra việc làm cho hơn 1 triệu lao động mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm tại Việt Nam, thực hiện xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu tiêu tham vọng là đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (SRV, 2006).

Trong quá trình gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã không nhận được nhiều đối xử đặc biệt và khác biệt từ các Thành viên WTO. Việt Nam đã phải thực hiện các bước cụ thể trước, trong và sau giai đoạn đàm phán để có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của mình. Các nỗlực này được một sốnhà tài trợvà tổchức quốc tếhỗtrợ thông qua việc cung cấp các chương trình xây dựng năng lực và kinh nghiệm. Nhờ có sựkết hợp phù hợp giữa các nỗ lực và dự án của Việt Nam và quốc tế, các mục tiêu phát triển

của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO đã được làm rõ và Việt Nam đã đưa ra được các chiến lược đàm phán phù hợp.

C thể hơn, các cơ quan Việt Nam đã đưa ra các bước đi để thc hin mc tiêu này:

Trước hết, ngay trong giai đoạn gia nhập đầu tiên, Việt Nam đã dự đoán được các cam kết đa dạng trong WTO sẽ đòi hỏi cải cách nền kinh tế trong nước tới mức nào và những thay đổi đó sẽ đóng góp vào quá trình phát triển theo cách nào. Việt Nam xác định dệt may, giầy dép, nông nghiệp, thủy sản và du lịch là những ngành có thể được hưởng lợi ngay từ các chương trình cải cách này và đã xây dựng ưu tiên đàm phán của mình, có tính tới những ngành có tiềm năng có lợi thếso sánh.

Thứ hai, các cơ quan quản lý Việt Nam đã nhận thấy tiến trình gia nhập WTO có thể kéo dài và phức tạp, do đó đã nỗ lực để tập hợp đủ hỗ trợ trong nước cho tiến trình gia nhập này. Yếu tố thứ hai được ủng hộ bởi các cuộc tham vấn ở cấp chính trị và tầm nhìn rõ ràng về chi phí, lợi ích và các ưu tiên trong các cuộc đàm phán gia nhập. Xây dựng một chiến lược đàm phán phù hợp gồm cả các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Thương mại và Chính phủ đã có quan điểm chung về chiến lược đàm phán gia nhập WTO. Rõ ràng, vấn đề này không bị coi là một quyết định kỹ trị do một nhóm quan chức kiểm soát mà đã được rất nhiều cơ quan chính phủ và Đảng Cộng sản xem xét cũng như được tham vấn với các ngành trong nước.

Thứ ba, do thời gian kéo dài, độphức tạp cao và phạm vi rất rộng của Thỏa thuận gia nhập, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một “lộ trình” xác định các hoạt động khác nhau trong quá trình gia nhập và giai đoạn thực thi. Thông tin chi tiết về các cấu phần của “lộ trình” này nằm trong Nghị quyết tháng 2 năm 2007 về việc ban hành Chương trình hànhđ ộng của Chính phủ để thực thi Nghị quyết 4 Hội nghị TW X về một số chủ trương và chính sách lớn để phát triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO (Nghị quyết số 16/2007/CP-NQ của Chính phủ) và trong Kế hoạch phát triển kinh xã hội 5 năm 2006- 2010 (SRV, 2006).

Cuối cùng, đến ngày 11/2/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đánh dấu cho nền kinh tế bước sang một trang mới, cột mốc đáng nhớ cho quá trình hội nhập của nước ta.

Sau gần 6 năm vào WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận do những cam kết và thay đổi trong mô hình chính sách đã đem lại cho Việt Nam một diện mạo mới. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều những tồn tại hạn chế cần được khắc phục. Tuy vậy, vẫn có thể cho rằng, hội nhập kinh tế

quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến kinh tế của Việt Nam. Các cơ hội đan xen thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế. Các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với

khách hàng được thực hiện theo đúng cam kết WTO. Chính phủ đã thực hiện xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản theo đúng cam kết WTO và mở cửa thị trường, giảm thuế suất đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu theo đúng lộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình như thịt, sữa bột, thức ăn chăn nuôi. Tình trạng trợ cấp mua lúa, cà phê, tạm trữ xuất khẩu như các năm trước đã không còn.

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 32 - 36)