Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 48 - 74)

V bn chất, đây là hoạt động nhm thay thế cho tr cp xut khẩu để

có th khuyến khích nhà sn xuất trong nước, đặc bit là các ngành có th

mnh và những ngành chưa có khả năng cạnh tranh. Môi trường chính sách đã được cải thiện một bước nhằm đơn giản hóa thủ tục tín dụng thương mại để người sản xuất có thể tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn. Đã có những nỗ lực lớn nhằm cải thiện thủ tục vay vốn,mở rộng tín dụng, tăng mức vay… cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp tiếp cận tín dụng thương mại. Tuy nhiên, chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp còn chung chung, chưa đủ hấp dẫn, chưa thể hiện những ưu đãi cụ thể cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp. Điều này dẫn đến số lượng hộ gia đình, doanh nghiệp và lượng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp rất hạn chế.

V bo lãnh tín dng: chính sách này đã được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp, các trang trại và các hộnông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng.15 Tuy nhiên, chính sách này khó thực hiện đối với các doanh nghiệp, trang trại và hộ gia đình nông nghiệp vì quy mô nhỏ, không có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu bảo lãnhđểtiếp cận tín dụng có hiệu quả.

V tín dụng ưu đãi: Đã có những quy định khá rõ về quy trình cho vay, điều kiện vay, trả nợ... Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những chính sách khả thi hơn để đối tượng thuộc ngành nông nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn này. Đặc biệt, năm 2009, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản quan trọng giúp các tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân, trong đó có cả các đối tượng hoạt động trong NLTS và làm muối, vượt qua những khó khăn của thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Một trong các chính sách ban hành gần đây nhất là chính sách hỗtrợlãi suất tín dụng để mua vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ SXNN. Đây là dạng hỗ trợ chung, vì vậy phù hợp với các quy định của WTO. Chính sách này nằm trong Gói kích

cầu của Chính phủ. Mặc dù thời gian triển khai thực hiện chính sách này ngắn (từ tháng 4 đến tháng 12/2009), đã bộc lộmột số tồn tại trong thực hiện như (i) hạn mức vay được quy định rất thấp; (ii) yêu cầu phải mua thiết bị, máy móc được sản xuất trong nước, trong khi các sản phẩm máy móc thiết bị sản xuất trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng về giá cả, chất lượng; (iii) thủtục vay vẫn còn phức tạp, phiền hà. Những yêu cầu này trong thực tế đã hạn chế tiếp cận tín dụng. Do vậy, rất ít người dân, đặc biệt là nông dân, vay được tiền. Chính sách hỗtrợ lãi suất được áp dụng theo hình thức cho các nhà đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ nông dân cùng bỏ vốn vào đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Chính sách này được áp dụng cho mọi đối tượng, không phân biệt ngành nghề và thuộc nhóm các chính sách hỗtrợ phát triển sản xuất gọi là ‘Chương trình phát triển’.

Nói chung, các chính sách tín dụng ưu đãi hiện nay chủ yếu vẫn

hướng vào các doanh nghiệp lớn, chưa hướng vào các doanh nghiệp nhỏ, hộ

nông dân, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực NLTS. Trong quá trình thực hiện các chính sách hỗtrợ đã nổi lên một sốvấn đề như sau:

- Các chính sách hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian qua thường mang tính tình thế, không theo một chương trình tổng thể. Diện mặt hàng và khối lượng nông sản được hỗ trợ tùy thuộc vào tình hình phát sinh, chưa có tiêu chí cụ thể cho chính sách hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ để bảo hộ hợp lý những ngành sản phẩm trong thời gian đầu khi chưa đủsức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất là cần thiết nhưng lại chưa được áp dụng.

- Trong khi WTO quy định đối tượng của các chính sách hỗ trợ trong nước là người sản xuất thì Việt Nam lại thường hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, chủyếu là DNNN. Hỗtrợ cho người sản xuất (nông dân) rất ít, nhất là đối với nông dân nghèo, vùng khó khăn.

- Một số chính sách hỗ trợ mà WTO cho phép như hỗ trợ người SXNN chuyển nghề, chuyển đổi nguồn lực SXNN (đất đai), hỗ trợ thu nhập cho nông dân khi giá cả xuống thấp, 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu đối với các nước đang phát triển lại chưa được áp dụng.

2.2.4. Nhận xétchung về các thay đổi chính sách của Việt Nam

2.2.4.1 Những tích cực:

- Nâng cao tính hệ thống của bộ máy quản lý:

Để đảm bảo tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngay sau khi gia nhập WTO, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ/cơ quan chính phủ ở cả cấp trung ương và địa

phương rà soát lại vai trò, chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ, ban hành các văn bản luật cụthể, các thông tư, nghị định để có thểthực hiện được những cam kết với WTO trong thời gian nhanh nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tếphù hợp với điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế.

Trong vòng 2 năm 2007-2008, vai trò, chức năng quản lý vĩ mô của tất cả các Bộ và cơ quan chính phủ ở cả cấp trung ương và địa phương đã được bổ

sung, sửa đổi theo hướng được phân định với chức năng giải trình rõ ràng

hơn, phân cấp nhiều hơn. Cải cách hệ thống cơ quan tư pháp đóng vai trò tối quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và cho nhà nước.

- Hệthống chính sách minh bạch hơn:

Việc đảm bảo tính minh bạch trong mọi hoạt động kinh tế là một trong những điều đã cam kết với WTO và chính sách của Việt Nam hiện nay đã dần dần đáp ứng được yêu cầu này của WTO. Các nhà đầu tư cũng như ho ạt động kinh doanh có khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường cũng như những điều kiện phải thực hiện với nước đối tác. Luật pháp cũng như các chính sách của chính phủ đều đãđư ợc văn bản hóa và công bố rộng rãi trên các phương

tiện thông tin đại chúng. Bộmáy luật pháp ngày càng được hoàn thiện.

- Các hình thức trợ cấp được điều chỉnh hợp lý hơn và ngày càng phù

hợp với thông lệquốc tế:

Các hình thức trợ cấp này phần lớn dành cho nông nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi nhuận không cao. Những bộphận này phần lớn chưa có khả năng cạnh tranh, trợ cấp nhằm tăng mục đích đầu tư để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Nhưng mặt khác điều này cũng làm cho họ mất đi động lực tìm ra những phương thức mới, giảm khả năng sáng tạo. Cam kết với WTO chúng ta đã thực hiện đầy đủvà gần như là toànbộcác ngành nghề bị xóa bỏtrợ

cấp. Một số ngành như dệt may, cơ khí… chịu ảnh hưởng tuy nhiên, so với những gì chúng tađạt được kà không nhiều.

- Các chính sách hỗ trợ tín dụng ngày càng nhiều và tạo điều kiện tối

đa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Các chính sách hỗ trợ ở đây được xem như là những biện pháp thay thế cho trợ cấp. Cụ thể cho vay vốn đầu tư, quản lý thanh toán hoạt động xuất nhập khẩu, bảo lãnh vay vốn…đã tạo điều kiện tăng lợi khả năng cạnh tranh cho hàng hóa cũng như thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cần hướng đến các doanh nghiệp nhỏ, các hộ sản xuất nhỏ nhiều hơn là việc chỉ tập trung cho những doanh nghiệp lớn như thực trạng tại Việt Nam hiện nay.

2.2.4.2 Mặt tiêu cực

- Còn bối rối trong xử lý việc thực hiện cam kết gia nhập WTO, đặc biệt là cam kết dịch vụ. Văn bản pháp luật chưa được ban hành hoặc chậm thực hiện cam kết, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư. Những chính sách liên quan đến vấn đềvĩ mô chưa có hoặc chưa cụ thể thành luật ( chính sách chuyển giao công nghệ, tỉgiá hối đoái…)

- Các chính sách, qui định, nghị định vẫn ban hành có sựchống chéo:

Các văn bản này thường được ban hành chậm, đôi khi có những điều mâu thuẫn hoặc chồng chéo với một sốLuật hoặc văn bản pháp quy khác.

Điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến việc thực thi pháp luật. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị cản trở ở một số địa phương do những quy định của địa phương không nhất quán với quy định ở cấp quốc gia. Tình trạng tồn tại nhiều ‘giấy phép con’ không cần thiết mà nhiều Bộ/cơ quan/địa phương đưa ra đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân là một bằng chứng cho thấy tâm lý cục bộ, ưu tiên lợi ích cá nhân trong ban hành một số văn bản pháp quy của các cơ quan chính phủ.

Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cơ chế trách nhiệm vật chất, pháp lý

đối với thông tin sai, thông tin không đầy đủ, chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác thông tin pháp luật.

- Hiệu lực thực thi pháp luật còn kém, chưa có tính đồng bộcao:

Các nguyên nhân có thể kể đến ở đây là do tính ra soát kiểm tra chưa cao, bên cạnh đó việc truyền đạt, công bố văn bản còn gặp phải nhiều lỗi bất cập khác và một phần là do ý thức thực hiện các bộ luật chính sách của các doanh nghiệp, các cơ quan còn thấp.

Tuy chính sách kinh doanh, thương mại đãđược điều chỉnh theo hướng tự do hóa, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều rào cản thương mại đối với khu vực tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Những rào cản như thủ tục hải quan, vay vốn ngân hàng, thủ tục hành chính rườm rà làm cho quyền kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể thực hiện một cách bình đẳng trên thực tế. Nhất là khung pháp lý về đất đai và giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập càng làm cho các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước khó sửdụng thếchấp đểvay vốn ngân hàng. Như vậy trong quá trình thực hiện các cam kết đối với WTO, hành lang pháp lý hoặc hoặc có thể gọi là bộphận chính sách kinh tế đối ngoại đã góp phần không nhỏ đưa con thuyền quốc gia ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những bất cập trong bản thân chúng gây ra những cản trở trong quá trình hội nhập. Nếu không khắc phục kịp thời, sẽcó những hậu quả lớn hơn và khó có thểchấp nhận được.

2.2.5. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đến thương mại hàng hoá Việt Nam-Trung Quốc.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO về cơ bản đã tuân theo nguyên tắc và quy định của WTO. Những quy định này đã ảnh hướng tới các quyết định hợp tác thương mại và kinh tế giữa hai nước nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại

nông sản. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội và viễn cảnh tốt cho Việt Nam và ngay cả cho chính Trung Quốc. Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã bắt đầu tiến hành theo lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết, tiến hành thay đổi các chính sách liên quan cho phù hợp. Theo đó, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc càng có nhiều cơ hội phát triển. Và kết quả là, trong những năm gần đây, quan hệ mậu dịch song phương Việt - Trung luôn giữ được nhịp phát triển ổn định, kim ngạch thương mại không ngừng tăng lên, không chỉ về tốc độ mà cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu cũng có xu hư ớng tăng hiệu quả.

Sau khi gia nhập WTO, trên đà hội nhập Việt Nam cũng đã có những ưu đãi liên quan cho Trung Quốc cũng như các thành viên khác trong khuôn khổ các thoả thuận tự dó hoá thượng mại khác mà Việt Nam đã tham gia hoặc đàm phán, cụthểvới Trung Quốc là Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN–Trung Quốc. Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc ngày càng dễ dàng và thuận lợi, nếu phát sinh mâu thuẫn trong quá trình hợp tác thì có thể giải quyết trong khuôn khổ WTO. Có thể nói WTO là những cơ sở pháp lý cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam cũng như Trung Quốc.

Xác định Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiến lược, mục đích là thâm nhập sâu rộng vào thị trường này nên Việt Nam đã vàđang t ừng bước điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và chính sách mặt hàng phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng tăng cường mức độ cung ứng hàng hoá như nông sản, thuỷ sản…, đồng thời mở đại diện ở các thành phố của Trung Quốc để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, hình ảnh Việt Nam.

Kết quả, thương mại Việt Nam–Trung Quốc tăng trưởng mạnh thời gian vừa qua, cả về thị trường, lượng hàng hoá, kim ngạch và giá cả. Theo các cam kết của WTO về mở cửa thị trường, hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nói riêng phát triển theo hướng tăng chất lượng, ổn định giá, thực hiện đúng hợp đồng… để tăng sức cạnh tranh trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới, mặt hàng mới đi đôi với các chính sách xoá dần sự bảo hộ của Nhà nước trên một số mặt hàng . Hàng rào bảo hộ tại Trung Quốc khi gia nhập WTO giảm (nhất là hàng dệt may, nông sản và một số mặt hàng chế biến khác) đã có tác động tích cực đến mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiếp cận thị trường thuận lợi hơn. Trong 2 năm gần đây, chúng ta thu hút FDI rất nhiều, đặc biệt là Trung Quốc liên tục trúng thầu thời gian qua do vậy tỉ trọng xuất khẩu FDI cũng góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu. hBao gồm nhiều các mặt hàng tiêu dùng, máy móc đãđ ầu tư. Việc gia nhập WTO cũng đã làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. ( Tham khảo các sốliệuở chương 1).

2.3. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và thương mại

hàng hoá Việt Nam-Trung Quốc:

2.3.1. Quá trình tham gia khu vực ACFTA của Việt Nam

Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Hiệp định Khung) đã được lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết tại Phnom Penh, Campuchia tạo nền tảng pháp lý quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa ASEAN và Trung Quốc, trong đó quan trọng nhất là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) trong vòng 10 năm, dựa trên chuẩn mựclà quy định của Tổchức Thương mại Thếgiới (WTO).Theo đó, thuế quan là biện pháp duy nhất hợp pháp cho mục tiêu bảo hộ và được các bên cam kết cắt giảm theo lộ trình chặt chẽ. Các hàng rào phi thuế quan như giấy phép, hạn ngạch không phù hợp với quy định của WTO cần phải loại bỏngay lập tức. Thuếquan có lộtrình cắt giảm thuếkhác nhau bao gồm Nhóm các hàng hoá thông thường (NT) và Nhóm các hàng hoá nhạy cảm (SEL). Đối với các nước thành viên mới của ASEAN gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam có những đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt. Cụthể là cắt giảm và xoá bỏthuếquan sẽlinh hoạt đến 2018.

ACFTA, khu vực mậu dịch tự do ngoài việc tích cực cắt giảm và xoá bỏ thuế quan với hầu hết thương mại hàng hoá còn tiến tới tự do hoá thương mại

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của việt nam liên quan đến thương mại hàng hoá việt nam–trung quốc (Trang 48 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)